Việt Sử: Hoạn Quan Đệ Nhất Đương Triều - Chương 3: Đối sách phục thù của nhà Tống
Cập nhật lúc: 2024-10-21 13:23:02
Lượt xem: 2
"Trời sinh ra dân chúng, Vua hiền ắt hoà mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân theo khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham tà của Vương An Thạch, bày những phép "thanh miêu" (1), "thị dịch" (2), khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thoả cái mưu nuôi mình béo mập.
Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại. Lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xót. Những việc từ trước, thôi nói làm gì!
Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu, hưởng tháng Thuấn thăng bình!
Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn (3) truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi."
"Thiên lý ở đâu, đạo trời ở đâu, ai có thể nói cho trẫm biết...?".Vua Tống gầm lên như sói tru, tiếng hét truyền khắp Kim Loan điện, quần thần đứng hai bên cúi đầu, không dám ho he một câu.
Tể tướng đương chiều là Vương An Thạch (4) thấy vua nổi cơn giận không nguôi, bèn nhặt bố văn ở dưới đất lên, suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua rằng:
"Bệ hạ, dân gian có câu gậy ông đập lưng ông, nếu An Nam đã dùng hịch văn để giảm nhuệ khí của quân ta, vậy sao Đại Tống ta không lấy đó mà làm bàn đạp, tống tiến công vào Đại Việt. Chỉ cần An Nam bị hạ, hai nước Tây Hạ và Liêu ắt sẽ bị khí thắng của quân dân ta kinh sợ, lúc đó còn ai dám quấy nhiễu đại Tống ta."
Gà Nướng Nhảy Múa Trong Lửa (truyện sáng tác)
Ngọc Thố Cung (truyện dịch)
Vua Tống nghe vậy, ánh mắt liền sáng lên, lập tức để các quần thần trực tiếp trao đổi kế sách xâm lược Đại Việt, bằng mọi giá tất phải thắng.
Nếu không mặt mũi của nhà Tông sẽ thật sự bôm bốp liên tiếp vang lên, thất bại ở Ung Châu chính là nỗi ô nhục ê chề, đau rát mà nhà Tống nhận phải, vì vậy lần này vua Tống quyết tâm điều động 10 vạn quân chiến đâu, 20 vạn dân phu, 1 vạn chiến mã, gồm kỵ binh, thủy binh, máy b.ắ.n phá và hảo tiễn...chuẩn bị xuôi Nam.
Đồng thời phong Quách Quỳ (5) và Triệu Tiết (6) lần lượt là An Nam đạo chiêu thảo sứ và phó thảo sứ, cầm theo Thượng Phương bảo kiếm, toàn quyền chỉ huy ba quân, chia hai đường đánh thẳng vào An Nam.
Lại giao Vương An Thạch soạn thư chiêu hàng "Thảo Giao Chỉ Chiếu" (7), với lời lẽ thể hiện sự hống hách của nước lớn, ra vẻ bề trên vừa xoa dịu dụ dỗ, vừa đe dọa vũ lực đối với quân dân Việt:
"Xét lại nước An Nam đời đời hưởng vương tước, các triều trước đối đãi khoan hậu, khi nào cũng bao dung tha thứ, mãi đến ngày nay. Nay lại xâm phạm thành ấp, sát hại quân dân, đã phạm pháp kỷ thì không thể tha thứ được.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/viet-su-hoan-quan-de-nhat-duong-trieu/chuong-3-doi-sach-phuc-thu-cua-nha-tong.html.]
...
Càn Đức đương còn ấu trĩ, chính lệnh không do y mà ra, khi nào lai triều cũng sẽ được tiếp đãi trọng hậu như trước. Lời ta không sai, chớ có nghe lầm. Gần đây, ta nghe nhân dân bị bóc lột cực khổ, ta đã căn dặn sứ thần truyền đạt ân chiếu của ta, sự tàn bạo và thuế nặng đều được tẩy trừ. Mong rằng một nước chư hầu của ta luôn được yên vui.”
Đầu xuân năm 1076, Quách Quỳ mặc chiến giáp dẫn theo toàn quân, chính thức tổng xâm lược Đại Việt lần 2.
Thắng! Đại Việt sẽ bị xóa sổ như bao quốc gia bất hạnh khác.
Thua! Vậy thì Đại Tống sẽ phải công nhận An Nam là một nước độc lập.
________________________________________
(1) thanh miêu: khi lúa còn xanh thì nhà nước cho dân vay tiền, đến khi lúa chín thì dân lại phải trả tiền lại, tính theo lệ nhà nước đã định mà trả tiền lãi.
(2) thị dịch: đặt ra một sở buôn bán ở chốn kinh sư, để có những hàng hóa gì dân sự bán không được thì nhà nước mua thu cả lấy mà bán. Những nhà buôn ai cần phải vay tiền thì cho vay, rồi cứ tính theo lệ nhà nước mà trả tiền lãi.
(3) hịch văn: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
(4) Vương An Thạch: tể tướng dưới đời Bắc Tống, là người đã đặt ra 3 phép về việc tài chính(thanh miêu, miễn dịch, thị dịch)và 2 phép về việc quân binh.
(5) Quách Quỳ: tự Trọng Thông, danh tướng của Bắc Tống, là người dẫn quân đánh nước ta ở trận Như Nguyệt Giang.
(6) Triệu Tiết: tự là Công Tài, từng làm Chiêu Thảo phó sứ xâm lược đại việt, ông là người luôn phản đối chiến tranh.
(7) thảo giao chiếu chỉ:...