Việt Sử: Hoạn Quan Đệ Nhất Đương Triều - Chương 2: Đại chiến dưới ải Côn Lôn
Cập nhật lúc: 2024-10-21 13:22:09
Lượt xem: 7
3. Những năm sau đó, Ngô Tuấn liên tục hành quân đánh giặc, dẹp yên bờ cõi và lập được nhiều chiến công.
Mà ta thân là người hầu hạ của vua, vì vua mà làm việc, hầu như không thể rời nửa bước.
Cứ mỗi lần như thế, ta chỉ đành đứng sau lưng vua, ở trên thành cao ngóng trông thiếu niên họ Lý kia khải hoản trờ về.
Thời gian thấm thoát như thoi đưa, lúc này ta đã là một ông lão tuổi xế chiều, mà hắn cũng không còn trẻ nữa, đã năm mươi mốt tuổi rồi.
Bấy giờ hắn đã là Thái Uý (1) đương triều, là nghĩa nam của Thiên tử (em trai kết nghĩa của vua).
Phải nói rằng nhân sinh của ta và hắn, trừ lúc tuổi nhỏ long đong phụ thân mất sớm, thì sau này hai chúng ta đều cùng là một loại người.
Là người của thế hệ sau, đời này nên là lớp trẻ đứng ra gánh vác giang sơn, nhưng ba đời nhà Lý có ai được như hắn.
...
Đêm của ba năm sau, là lần cuối cùng ta được hầu hạ Lý Thánh Tông.
Đêm đó, quan gia nằm trên giường bệnh yếu ớt hỏi ta: "Ái khanh, ngươi thấy Lý Thái úy là người như thế nào?"
Ta vội quỳ xuống, không dám ngẩng đầu nhìn vua.
Bao năm sớm chiều ở chung, Lý Thánh Tông dường như đã phát hiện ra tâm tư của ta, quan gia không trách phạt mà chỉ mỉm cười ban cho ta một ân sủng.
Cũng nhờ ân sủng này mà ta được ở bên hắn đến cuối đời!
Sau đó, Lý Thánh Tông băng hà (1069), vua mới là Lý Nhân Tông (2) lên nối ngôi còn quá nhỏ, quân nhà Tống nghe tin bèn tính chuyện bành trướng xuống phương Nam, chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
Bấy giờ Ngô Tuấn trở thành linh hồn của đất nước, là người gánh vác toàn bộ vận mệnh của một quốc gia. Nói theo một chuẩn mực nào đó thí hắn chính là vua của nước nhà trong tình thế dầu sôi lửa bỏng nhất.
...
Một hôm Ngô Tuấn đến tìm ta: "Lão hữu, đánh một ván cờ với ta được không?!"
Tuy ta không hiểu kỳ đạo cho lắm, nhưng vẫn thịnh tình nhận lời cùng hắn so kè một trận.
"Chiếu tướng!"
Ngô Tuấn cầm quân cờ thong thả đặt xuống, ta liếc mắt bên phải thì thấy song xa đang uy h.i.ế.p doanh trại, liếc mắt sang bên trái thì thấy song mã đang xé nát đội hình, nhìn lên phía trên thì thấy song pháo đang chĩa thẳng vào tướng.
Ta thở dài trong lòng, trình độ của hai người rõ ràng không cùng một thứ hạng: "Lão thân thua rồi, cách đánh của Thái Uý thật tinh diệu."
"Hahaha!" Hắn nở nụ cười thu dọn bàn cờ, rồi đột ngột chuyển đề tài.
"Lão hữu cảm thấy Đại Việt ta so với Đại Tống thì mạnh hay yếu?"
Ta không ngần ngại mà đáp Đại Việt nhỉnh hơn một chút, lý do thì không cần nói cũng biết.
Vốn Đại Tống cũng không phải một nước mạnh, vẫn thường bị các nước như Đại Liêu và Tây Hạ quấy nhiễu.
Mặc dù Đại Việt tuy là một nước rất nhỏ, thế nhưng nói về võ lực lại không thua kém bất kỳ quốc gia nào.
Theo lịch sử đến nay, nước Đại Việt thua vô số trận đánh lớn nhỏ, thế nhưng nói về đại thắng, hầu như đều là lấy ít chặn nhiều, lấy yếu đánh cường,...điều nãy đã minh chứng Đại Việt không phải là một nước hạng xoàng.
Huống hồ, dưới ba đời nhà Lý từ vua Lý Thái Tông (3) đến Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông chẳng phải vẫn luôn có vị quốc hộ Thái Úy này gánh vác sao?
"Vậy lão hữu có đối sách gì không?" Đây là câu hỏi thứ hai của hắn.
Ta suy nghĩ một chút, hơi do dự trả lời: "Ngồi im đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc."
Ngô Tuấn cười lớn: "Hahaha, vừa đúng ý ta!"
Thế là Ngô Tuấn bèn lãnh đạo quân dân Đại Việt tổ chức cuộc tập kích bất ngờ vào thẳng đất Tống và thành công đánh hạ ba căn cứ lớn của địch là Khâm Châu, Liêm Châu và Ung Châu chỉ với 42 ngày đêm.
Trong đó, nổi danh nhất là cuộc chiến thành Ung Châu.
4. Ta còn nhớ rõ khi đó trời đổ tuyết lớn.
Trương Thủ Tiết (4) vội vàng đem quân đến ứng cứu Ung Châu thì gặp ngay quân Đại Việt do Ngô Tuấn chỉ huy dưới ải Côn Lôn.
Khung cảnh lúc đó tựa như phim kiếm hiệp!
Tuyết bay trắng xoá bạt ngàn, cảnh vật lung linh như vẽ.
Mặt Ngô Tuấn trắng như bạch ngọc, môi đỏ tựa thoa son. Hắn mặc chiến giáp đỏ rực như lửa, tay cầm Yển Nguyệt thần đao, mặc dù đã tuổi xế chiều nhưng vẫn đẹp trai lồng lộng, uy vũ không thua bất kỳ ai.
Lúc này gió tuyết phần phật, chiến bào tung bay!
Ta nhìn thấy mà hai mắt si mê, dáng vẻ Ngô Tuấn khôi ngô, bá khí khi xưa lại ùa về!
Bên kia, tướng giặc là Trương Thủ Tiết nâng kích lên hỏi: "Tướng giặc xưng tên đi?"
"Ta, Lý Thường Kiệt!"
Ngô Tuấn quát rồi vung đại đao sấn đến.
Chiến má hí vang trời, khói tuyết mịt mù như làn mây trắng.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/viet-su-hoan-quan-de-nhat-duong-trieu/chuong-2-dai-chien-duoi-ai-con-lon.html.]
Trương Thủ Tiết cũng thúc ngựa đón đánh.
Nháy mắt, đao và kích va chạm nhau chan chát hơn chục hiệp.
Quân lính hai bên thấy mà thổn thức.
Đây là phong thái của bậc tướng sao? Quả nhiên uy vũ ngất trời.
Hai tướng giao đấu chiêu chiêu đều chí mạng, sơ hở là người ngã ngựa vong.
Cheng cheng! Người ngựa giao thao tựa hoa gieo bướm vờn.
Ngô Tuấn chồm tới, xoay ngang người bổ mạnh xuống.
Trương Thủ Tiết nhanh nhẹn dơ ngang kích đỡ đòn.
Họ Lý vận sức vào cán đao c.h.é.m liên tiếp mấy nhát nữa, họ Trương ngửa ra sau tránh được.
Chiến bào bay phần phật, tuấn mã gầm lên, họ Trương phản công, múa một đường kích cực đẹp trên không, lưỡi kích xỉa thẳng vào n.g.ự.c Ngô Tuấn.
Không được?
Ta thấy vậy, bèn thúc ngựa muốn lao tới nhưng cánh tay nắm dây cương bị người nắm lại.
Ta nhìn sang thì nhận được cái lắc đầu của một vị tướng bên ta.
Từ xưa đến nay hai tướng giao chiến vốn là chuyện thường, nếu có người phá hư đó là điều bất kính, thiếu tôn trọng dành cho hai tướng.
Cánh tay bị người giữ chặt, ta không thể làm gì ngoài việc trơ mắt nhìn một đường kích kia lao tới n.g.ự.c hắn.
Gà Nướng Nhảy Múa Trong Lửa (truyện sáng tác)
Ngọc Thố Cung (truyện dịch)
Ngô Tuấn giật mình lách ngựa sang phải, vừa kịp né nhát đ.â.m chí mạng.
Nghạch kích của họ Trương móc trúng mũ họ Lý, mái tóc dài của hắn bung ra, hoa tuyết rơi lả tả.
Đẹp trai ngời ngợi!
Trương Thủ Tiết bối rối khi binh khí bị mắc kẹt, lợi dụng địch sơ hở, họ Lý ghì chặt dây cương bật dậy.
Thanh đại đao theo đà c.h.é.m xuống một đường thẳng rất ngọt xuyên suốt từ bả vai tới mạng sườn.
Một đao này uy lực đến nỗi cắt đôi cả Trương Thủ Tiết và chiến mã.
Máu phun đỏ thẫm in lên tuyết trắng!
Gương mặt Ngô Tuấn dính đầy m.á.u tươi, hắn gầm lên với ba quân: "Tướng địch đã chết, quân địch tan rã, tiếp tục tấn công Ung Châu."
...
5.
Sau khi đánh tan ba căn cứ của địch, Ngô Tuấn không tiếp tục tấn công vào thiên triều Đại Tống, mà cho quân lui binh khải hoàn trở về nước.
Ta và hắn cưỡi ngựa song song cùng tiến vào thành Thăng Long trong sự hân hoan đón chào của dân chúng.
Lý Nhân Tông dẫn theo các văn võ bá quan tự mình xuống nghêng đón.
Khung cảnh lúc ấy long trọng đến choáng ngợp, ta là một người không quen náo nhiệt bèn xin xuống ngựa tự mình trở về phủ.
Dưới hoàng hôn đỏ rực ở phương xa, bóng dáng của thiếu niên năm đó vẫn oai bệ, hùng lớn không thay đổi.
Ta đi trong dân chúng miệng không ngừng hô vang:
"Ai người phá Tống bình Chiêm
Ba ngày phá vỡ Khâm, Liêm hai thành
Ung Châu đổ nát tan tành
Mở đầu Bắc phạt, uy danh lẫy lừng?"
"Tuổi già nhưng sức không già
Vung gươm Bắc phạt: quân nhà Tống tan
Xuôi Nam: Chiêm quốc kinh hoàng
Thơ Thần một áng lời vàng còn lưu?"
Tất nhiên những lời sau ta không thể nào nghe được, nếu có vậy thì chỉ có con cháu đời sau của ta mà thôi!
Hai tháng sau đại thắng lợi, cơ thể ta yếu nhược chỉ có thể nằm trên giường nhớ về những ngày tháng huy hoàng trước kia, nối tiếp gót chân phụ thân, ta cũng mắc bệnh phong hàn và qua đời.
Ngô Tuấn vì nhớ ân ta cả đời hầu cận Lý gia, sau đó lại theo hắn chinh chiến khắp nơi, lập công vô số, nên liệt vào gia phả nhà họ Lý và truy táng ba ngày ba đêm.
Trước lúc ta tịnh thân, thật ra cũng đã phát sinh quan hệ cùng nữ nhi của một quan văn trong triều.
Thật không ngờ, Ngô Tuấn vẫn biết và tìm được vợ cùng con ta, mang họ vào phủ Thái Uý, đời đời hưởng lộc từ Lý gia.
Chỉ tiếc, những điều này ta đều không biết được, cũng không thể nào biết được.
…Còn tiếp!...
______________________________________________
(1) Thái úy: Là chức quan võ cao cấp trong quân đội triều đại phong kiến của nước ta.
(2) Lý Nhân Tông: Con của vua Lý Thánh Tông và bà Ỷ Lan, có tên húy là Lý Càn Đức.
(3) Lý Thái Tông: Lý Phật Mã hay Lý Đức Chính, là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Lý.
(4) Trương Thủ Tiết: Hay Tô Giam là quan viên, tướng lãnh nhà Bắc Tống.