Người Mẹ Thánh Mẫu - Chương 4
Cập nhật lúc: 2024-11-26 21:52:05
Lượt xem: 200
Mẹ tôi dường như vẫn đang đắm chìm trong nỗi lo lắng về việc hiến thận, lúng búng chẳng nói được lời nào.
...
Hôm nay nhà tôi thật náo nhiệt. Những người thân thích tám đời không gặp cũng ùn ùn kéo tới.
Mỗi khi có người hỏi, tôi đều ca tụng sự vĩ đại vô tư của mẹ tôi và lòng chân thành bà dành cho chú Tôn.
Cả ngày, từ đầu làng đến cuối xóm đều đã nghe danh. Có người còn dẫn cả phóng viên đến phỏng vấn.
“Đúng vậy, mẹ cháu là người tốt như thế đấy. Ngày thường, bố cháu kiếm tiền, bà nội trồng lúa mì, mẹ cháu đều đem cho người nghèo bên ngoài.”
“Còn nữa, nhà cháu ở cũng nhường lại rồi. Mẹ cháu bảo chú Sinh trong thôn không có nhà thì không lấy được vợ.”
“Mẹ cháu có thể hiến thận cho chú Tôn, vui mừng đến mức mỗi đêm đều khóc vì hạnh phúc.”
Tôi đứng trước mặt mẹ, kể hết chuyện nhà cho phóng viên quay phim, không sót một chi tiết. Cuối cùng, ánh mắt phóng viên nhìn mẹ tôi cũng trở nên kỳ lạ.
“Mẹ cháu lúc nào cũng như thế à?” Phóng viên ngập ngừng hỏi.
“Đương nhiên rồi. Mẹ cháu không làm việc tốt gì là không ngủ yên. Mọi người đừng ngăn cản mẹ cháu nhé.”
Dân trong thôn ai cũng thích lên TV. Mọi người chen chúc xung quanh máy quay, nhao nhao khen mẹ tôi là người tốt tuyệt vời.
Mẹ tôi được tâng bốc đến mức lâng lâng như sắp bay lên tiên, cuối cùng cũng đồng ý hiến thận.
Nhìn vẻ mặt bà giống như sắp ra chiến trường, lòng tôi hả hê vô cùng.
Kiếp trước, chính bà đã dùng đạo đức để bức ép tôi, khiến tôi phải quỳ xuống trước cả thôn, nói rằng nếu tôi không hiến thận thì sẽ gián tiếp g.i.ế.c một mạng người.
Kiếp này, đến lượt bà.
Mẹ ruột của con ơi, đợi mẹ hiến xong, con nhất định sẽ chăm sóc mẹ thật tốt.
6
Bữa tối, bà nội làm mì sợi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nguoi-me-thanh-mau/chuong-4.html.]
Mùi hương thơm nức từ tay bà khi cán bột khiến tôi ăn liền ba bát một hơi.
Nghĩ lại, tôi thấy trước đây mình thật ngu ngốc. Vì một lời khen của mẹ mà nhịn đói suốt nhiều năm như thế.
Mẹ tôi có vẻ nuốt không trôi, cầm bát mãi mới ăn được một miếng.
Tôi gắp cho bà mấy miếng dưa muối khó ăn:
“Mẹ, mẹ ăn chút dưa muối cho bổ. Đồ bổ dưỡng mà thím Tôn đưa, con đều chia cho các cụ già góa bụa trong thôn hết rồi. Mẹ tốt bụng như thế chắc chắn chẳng nỡ ăn đâu.”
Mẹ tôi giật mình, làm rơi cả đôi đũa:
“Thiến Thiến, sao con có thể đối xử với mẹ như thế?”
“Mẹ, mẹ là người tốt bụng nhất mà. Chắc chắn mẹ không chịu nổi khi thấy người khác khổ sở. Con chẳng phải học từ mẹ sao? Mẹ quên năm đó anh bị viêm ruột thừa phải mổ, đồ đạc trong nhà mẹ đều đem đi cho hết rồi à?”
Khi đó, mẹ nói: ‘Con còn trẻ, không cần đồ bổ. Ngoài kia còn nhiều người chẳng có cơm mà ăn. Con phải sống thiện một chút.’
Những lời ấy, tôi nhớ rất rõ.
Năm đó anh tôi mới mười hai tuổi, đau viêm ruột thừa mà lăn lộn trên giường.
Mẹ đã đem hết tiền trong nhà đi tặng người khác, hoàn toàn không đủ để đưa anh đến bệnh viện. Bà còn tìm đâu đó một phương thuốc cổ truyền, hái lá cây trên núi trộn cùng mớ cặn nồi, định cho anh uống.
Khi đó, tôi còn đi học, biết rõ thuốc ấy hại người.
Tôi vội chạy ra ruộng tìm bà nội. Nhờ vậy, anh trai mới giữ được mạng.
Ngày anh xuất viện, bà nội bán chút lương thực ít ỏi trong nhà, mua cho anh không ít đồ ngon.
Nhưng sang hôm sau, chẳng còn gì để ăn nữa.
“Con vẫn còn trẻ, chỉ là một tiểu phẫu, không cần đồ bổ.”
Mẹ đã đứng trước giường anh nói như thế.
Rồi bà đem hết mọi thứ trong nhà tặng cho “cậu yếu ớt’” và “chị họ đáng thương”, chẳng hề bận tâm đến cơ thể yếu ớt của anh trai.