Trên Sóng Dữ - Chương 3
Cập nhật lúc: 2024-11-02 09:33:35
Lượt xem: 769
Hồ nước không lớn lắm, ta bơi chưa được bao lâu đã đến bờ bên kia, đi qua một khu rừng nhỏ, bước lên con đường mòn, chạy một mạch đến một căn nhà tranh gần đó.
Đây là nhà của Phúc thúc. Đêm đã khuya, vậy mà ông ấy vẫn chưa ngủ, khoác áo ngoài ngồi thẫn thờ ngoài sân.
Bất ngờ nhìn thấy ta tóc tai rũ rượi, ướt sũng đứng ngoài hàng rào, ông ấy suýt chút nữa thì hồn vía lên mây.
"Phúc thúc, là con." Ta cố gắng hạ thấp giọng: "Con phải rời khỏi đây, đồ của con vẫn còn chứ?"
Phúc thúc lập tức hiểu ý ta, vội vàng dắt ngựa đến, đưa cho ta một bọc đồ, lo lắng hỏi: "Tiểu thư, người biết đi đâu về đâu? giặc ngoại đã phá biên quan phía Bắc, phía bắc đang loạn, phía nam lại là địa bàn của Chu gia..."
Ta nắm chặt dây cương, vuốt ve đầu con ngựa : “Thúc cứ yên tâm, trời đất rộng lớn, nhất định sẽ có đường sống."
Ta thúc ngựa lao vào màn đêm, một đường tiến về phương bắc. Cha ta không thể c.h.ế.t oan uổng như vậy. Ông ấy ra đi trong uất ức, ta phải thay ông ấy xả mối hận này.
Hiện tại ta vẫn chưa rõ vì sao Triệu Nguyên Bạch lại phải tuyệt tình đến vậy, đó là cha mẹ ruột của hắn mà!
Hơn nữa, Chu thừa tướng bọn họ vốn có thể g.i.ế.c sạch hậu họa, sao lại để cho Triệu Nguyên Bạch bình an vô sự, còn giúp hắn thăng quan tiến chức?
Trên người Triệu Nguyên Bạch, chắc chắn có bí mật không thể để lộ. Giờ đây ta thế đơn lực yếu, không đủ sức đối đầu với hắn, chỉ có thể lùi một bước để tiến ba bước.
Ta muốn đi tìm Dận Thân vương. Muốn tận mắt nhìn xem người mà cha ta bỏ mạng cũng muốn đi theo, rốt cuộc có bản lĩnh gì!
Để đến phương bắc phải đi đường thủy, ta khẩn trương lên đường, trước tiên đến thôn Hồ Xuyên.
Thôn Hồ Xuyên là một làng chài ven sông. Trước kia việc buôn bán của Hứa gia trải dài khắp hai bờ nam bắc, cho nên cha ta đã bỏ ra một số tiền lớn xây dựng bến đò ở thôn Hồ Xuyên, để thuyền bè tiện cập bến.
Bến đò này cũng giúp cho không ít dân làng có cái ăn. Danh tiếng của thôn Hồ Xuyên vang xa, thương nhân và du khách qua lại tấp nập, khiến cho những người lái đò già luôn có tiền đầy túi.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/tren-song-du/chuong-3.html.]
Cũng có người dân mở quán nước, quán rượu, hoặc là làm phu khuân vác hàng hóa, nói chung là có thêm một nghề để kiếm sống.
Còn cha ta lại được người dân gọi là "đại thiện nhân".
Người dân đã phải chịu đựng quá nhiều khổ cực, họ không quan tâm nguyên nhân ban đầu khiến cha ta xây dựng bến đò này là gì, họ chỉ biết rằng những chuyến thuyền buôn kia khiến cho trên mâm cơm của họ có thêm món ăn, con cái họ có thêm quần áo mới, thế là họ cảm kích mà ca ngợi cha ta.
Cha ta càng được khen lại càng hào phóng. Ba năm trước, ông còn cho xây một trường học trong làng chài.
Ông nói, người dân không thể làm công cả đời, sách vở chính là con thuyền của họ, chỉ có học tập mới có thể giúp họ vượt qua con sông lớn đã giam hãm ông cha bao đời nay.
Lúc đó ta rất cảm động, cảm thấy cuối cùng cha cũng xứng đáng với ba chữ "đại thiện nhân", ai ngờ ông lại nói thêm rằng: "Ít nhất, chúng ta cũng có thêm mấy nhân viên biết chữ."
Ta đã bảo ông ấy là một tên gian thương mà.
Gió đêm lạnh buốt thổi trên mặt ta, ẩm ướt lại phủ thêm một lớp sương giá. Ta sờ lên mặt, tự giễu cười, thầm nghĩ ta thật sự mệt mỏi rồi, cứ mãi nhớ đến chuyện của cha.
Thuyền của Hứa gia đã bị "sung công" rồi, muốn qua sông chỉ có thể đi nhờ thuyền của dân chài. Lúc này trời đã gần tối, trên sông vắng lặng, chẳng thấy bóng dáng một con thuyền nào.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Ta đành phải nghỉ lại trong làng, định bụng mai trả thêm tiền cho họ, sáng sớm sẽ lên đường.
Ngôi làng chài giờ đây trông tiêu điều hơn nhiều so với trong ký ức của ta, chỉ lác đác vài nhà nhóm lửa nấu cơm. Ta dừng lại trước một căn nhà, nhận ra ông lão trong sân là Hỗ bá, vội vàng hỏi: “Bá phụ ơi! Cháu là thương nhân đi ngang qua đây, muốn xin ngủ nhờ một đêm, được không ạ?"
Hỗ bá không nhận ra ta, đôi mắt mờ đục nhìn ta một lúc lâu, thấy ta không giống người xấu, cuối cùng cũng mở cửa: "Vào đây, vào nhà ngồi đi."
Nhà của Hỗ bá chỉ có một gian phòng, cái bàn bị gãy một chân, phải dùng đá kê lên, chạm vào là lung lay. Trên bàn có một bát canh và mấy miếng bánh, bên cạnh bàn là một cô bé trông mười lăm mười sáu tuổi. Nàng có dung mạo thanh tú, đáng tiếc lại bị mù bẩm sinh. Nghe thấy tiếng động, cô bé tò mò hỏi: "Cha, ai đến vậy?"
Hỗ Bá ho khan mấy tiếng, nói: "Con gái, đi hâm nóng bánh cho khách đi."