NÓNG HỔI - 5
Cập nhật lúc: 2024-11-10 18:52:58
Lượt xem: 2,362
Chị dâu không hiểu lắm về những lời chẩn đoán phức tạp ấy, chỉ nghĩ bệnh tim là bệnh c.h.ế.t người, vì ngày xưa trong tộc của chị cũng có một bà cụ đau tim ngã xuống đất rồi không bao giờ tỉnh dậy nữa.
Vậy là chị bắt đầu hoang mang, mỗi ngày khóc không ngừng, đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Hôm đó khi đi khám, chị còn ngất xỉu. May mà anh Trương ở gần đó nhận ra chị, liền cõng chị về nhà và gọi thầy thuốc đến.
Tin đồn vì thế mà lan ra. Chị không rõ người khác nghe thế nào, nhưng cảm giác xấu hổ dồn ép khiến chị nghĩ không thông mà tìm đến cái chết.
Anh cả không biết nói lời an ủi, chỉ ngồi ngây người bên chị, liên tục lẩm bẩm, “Sao em lại dại dột thế?”
“Bệnh nặng thế mà cũng giấu giếm không nói.”
“Anh có con để làm gì, em mới là điều quan trọng nhất.”
Mẹ chồng không nói gì, hầm hầm đi ra ngoài.
Bỗng dưng, tôi nhớ lại lần mình bị bệnh…
07
Ngày trước ở nhà, tôi từng bị sốt cao. Mẹ tôi sợ tốn tiền, đẩy tôi ra ngoài tuyết giữa trời đông giá buốt, bảo tôi tự lo.
“Sốt thôi thì không c.h.ế.t được. Đợi khỏi hẳn rồi hãy vào nhà, kẻo lây bệnh cho em trai mày.”
Tôi đi không vững, mí mắt nặng trĩu, những tiếng khóc thút thít của tôi nhanh chóng bị tuyết gió nuốt mất.
Mỗi lần mở miệng, gió lạnh lại ập vào, cổ họng đau như d.a.o cứa, người tôi như bị đặt trên bếp lửa, vừa khô vừa nóng, vừa bỏng rát.
Không biết qua bao lâu, tôi lơ mơ chìm vào giấc ngủ, cảm giác như đang nằm trên mặt băng lạnh buốt đến mức hai hàm răng lập cập va vào nhau.
Khi tỉnh lại, tuyết đã ngừng rơi, mặt trời đã ló dạng. Tôi cố nhích người, tìm một chút nắng ấm.
May mắn thay, tôi không c.h.ế.t vì sốt. Quấn chặt chiếc áo rách nát, run rẩy bước về nhà.
Người thường nếu muốn đi khám, lấy thuốc đều phải tốn tiền, mẹ chồng hẳn là đang tiếc tiền.
Thế nhưng không lâu sau, bà đã quay lại.
Bà đẩy mọi người ra, đến bên chị dâu, đưa tay lau nước mắt chị, nói nhanh như thể những hạt tính trên bàn tính đang rơi xuống.
“Mẹ đã kiểm tra lại lương thực và rau củ trong nhà, ngoài phần để lại ăn, còn bao nhiêu bán hết để lấy tiền chữa bệnh cho con.”
“Khóc cái gì mà khóc?”
“Gọi là đáng sống thì phải sống cho đáng, c.h.ế.t rồi cuốn trong tấm chiếu rách chôn đi là xong, còn biết gì nữa đâu, như vậy thì đáng sống chỗ nào?”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/nong-hoi/5.html.]
Mẹ chồng ngẩng lên, nhìn mọi người dò hỏi ý kiến.
Cha chồng do cõng vác nặng nhiều năm nên lưng đã còng, dù ngồi thẳng vẫn có vẻ khom khom, nhưng ông cố gắng ngẩng lên, nói, “Tôi nghe bà cả.”
Anh hai thì kiên quyết nói, “Chữa bệnh. Có phải bán nhà cũng phải chữa cho chị dâu khỏi.”
Triệu Thanh siết tay tôi, “Sợ gì chứ, trời có sập cũng đã có đàn ông gánh.”
Chị dâu càng khóc dữ hơn.
Thấy vậy, tôi vội chạy về phòng, mang ra chiếc hộp tiền. Từ ngày kết hôn, tiền Triệu Thanh đưa, tôi đều cất trong đó, dự định mua cho anh một chiếc mũ lông cáo và tấm chắn chân tốt. Nhưng giờ chị dâu cần tiền hơn tôi.
Vừa nghĩ vậy, tôi đụng ngay phải chị dâu hai.
Thấy chị cũng cầm một túi tiền, phồng căng hơn của tôi không ít.
Chị mỉm cười, nhẹ nhàng nói, “Xem ra chị em mình nghĩ giống nhau rồi. Đi, ta cùng mang qua cho chị dâu.”
Sau bữa tối, mẹ chồng lại lấy sổ ghi chép ra, vẽ thêm một chiếc ấm thuốc thật to và đánh dấu một khoản chi tiêu nặng.
08
Người nghèo khổ thường khó lòng vượt qua mùa đông khắc nghiệt. Mùa này ngay cả cỏ dại cũng không mọc nổi.
Nhà người ta đều trữ lương thực để qua mùa, còn nhà tôi thì ngày càng cạn kiệt.
Mấy người đàn ông ăn khỏe như trâu, mẹ chồng mỗi khi nấu cơm đều thở dài, nhìn nồi cơm thưa thớt, bất đắc dĩ lại phải đổ thêm một gáo nước.
Ngày Tết đã gần kề, cứ thế này e là chẳng có Tết mà ăn.
Chị dâu cả không chịu nổi nữa, liền gửi tin về nhà mẹ đẻ. Ngày hôm sau, bác Lưu, bố chị, mang hẳn hai cái chân giò đến.
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Ông nhìn chị dâu tôi rất lâu, trong mắt đầy xót xa.
Rồi ông cứng giọng nói với mẹ chồng, “Xảy ra chuyện lớn vậy, sao bà thông gia không nói sớm!”
Mẹ chồng tưởng ông trách móc, liền giải thích, “Chúng tôi cũng sợ ông bà lo lắng, đợi khi con bé khỏe lại mới định báo.”
Bác Lưu vung tay, “Bà hiểu lầm rồi. Ý tôi là nếu nói sớm thì cả nhà cùng nghĩ cách, chẳng ai lại để cả gia đình đói khát như vậy.”
Mẹ chồng, vốn là người nhanh nhẹn, giờ lại ngượng ngùng, “Nhà tôi đông miệng ăn, làm sao dám phiền ông bà. Chúng tôi tự liệu tiết kiệm, chắc rồi sẽ qua được.”
Trước khi đi, bác Lưu còn đưa mẹ chồng một túi tiền, kéo chị dâu cả lại nói chuyện rất lâu.