Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Hạt Ngọc Rơi Qua Kẽ Ngón Tay - Phần 9

Cập nhật lúc: 2024-09-29 18:55:43
Lượt xem: 760

Một năm đó, Bùi Thanh Thư đã giúp ta viết mười bảy lá thư gửi đến kinh thành, không lấy của ta một đồng nào. Buổi tối ta mặc chiếc váy đỏ thêu hoa phượng tiên kia, gọi hắn ra ngắm trăng.

Trăng sáng soi rọi tâm hồn người ta, khiến lá gan cũng lớn hơn.

Ta ghé sát vào hỏi hắn: "A Thư, ta và chàng ở bên nhau, chàng có muốn không?"

Bùi Thanh Thư ngốc nghếch, lắp bắp nói mình nghèo, không mua nổi trâm hoa, không cưới nổi nương tử.

Huyện Thủy quen với cảnh nghèo, vậy nên không như kinh thành, không cần tam thư lục lễ gì. Nếu đã ưng nhau, tiểu tử chỉ cần mua trâm hoa cho cô nương đeo. Cô nương nếu đồng ý, sẽ tự cắt may cho mình một chiếc váy đỏ, đeo trâm hoa lên, đi đến nhà người ta để sống cùng nhau.

"Thật ngốc! Hoa vàng hoa bạc của người khác ta cũng chẳng thèm! Nếu là chàng, chàng hái cho ta một bông hoa dại là được rồi."

Bùi Thanh Thư hái một bông hoa nhài dại còn chưa nở, vụng về cài lên tai ta: "Đợi sau này ta có tiền lại mua đồ tốt cho Ngọc Nương đeo."

Nếu không phải hôm đó Trúc Nhi cài cho ta một bông hoa nhài dại, ta đã suýt quên mất, hóa ra Bùi Thanh Thư cũng đã từng nói sẽ đối xử tốt với ta, cũng đã từng cho rằng ta xứng đáng có những ngày tháng tốt đẹp.

"A Thư, những năm lấy chàng, ta chưa bao giờ hâm mộ nương tử nhà khác có quần áo đẹp mặc, có trang sức đeo. Ngày sinh nhật ta đã nghĩ, chàng không mua trang sức tặng ta cũng không sao. Dù chỉ là trên đường về chàng tiện tay hái một bông hoa cải trắng tặng ta, ta cũng sẽ coi nó như trâm vàng quý giá mà đeo. Nhưng A Thư à, ta quả thật tầm thường, ta không thể vừa không có trâm vàng, cũng không có hoa cải trắng để đeo."

📍 Nếu thấy hay đừng ngại cho bọn mình một lượt theo dõi nhé!
📍 Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi bọn mình trên FB: Cá Chép Ngắm Mưa • 鯉魚望雨 để không không bỏ lỡ những bộ truyện hấp dẫn!

Ta không tha thứ cho hắn, chỉ là không muốn hận hắn nữa.

Bùi Thanh Thư nghe xong sững sờ.

Ta tưởng những ngày qua, nước mắt của mình đã khóc cạn rồi, nhưng sao vừa nhắc đến chuyện xưa, lại đỏ hoe mi mắt.

Ta lau nước mắt, ngước nhìn hắn, mỉm cười dịu dàng nói: "A Thư, lần cuối cùng, giúp ta viết một tờ thư hòa ly nhé."

Bùi Thanh Thư ngơ ngác nhìn ta, đôi mắt lập tức trở nên xám xịt.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/hat-ngoc-roi-qua-ke-ngon-tay/phan-9.html.]

7

Trúc Nhi đã đến tuổi đi học, bắt đầu học bài học vỡ lòng, viết chữ.

Chủ nhà thuê ta rất tốt bụng, tiểu thư cũng có tính tình dễ chịu.

Xuân Hương sợ mẹ nàng ấy cô đơn một mình, nên phu thê nàng ấy dự định dành dụm tiền để xây một gian phòng phụ, đón mẹ của Xuân Hương đến ở cùng. Nhưng mẹ của Xuân Hương khoát tay chê bai, nói không muốn xen vào cuộc sống của đôi phu thê trẻ, lại lấy ta làm cớ.

Bà ấy nói rằng do Trúc Nhi đi học gần nơi này, lại nói nếu ta bất chợt trở về sẽ không có chỗ ở.

Chớp mắt đã đến cuối năm, các tiểu thư ngừng học may vá. Chủ nhà cho nghỉ, lại thưởng thêm cho ta tiền bạc và hai tấm lụa để về nhà ăn Tết. Ta nghĩ số lụa này đủ may hai bộ quần áo, một bộ cho mẹ của Xuân Hương, một bộ cho ta.

Lại thấy những cây trâm quấn hoa đang thịnh hành dạo này trông đẹp mắt, bèn mua hai cây, một cây cho mẹ của Xuân Hương, một cây cho ta.

Ngày đông trời lạnh lười ra ngoài, rảnh rỗi chi bằng làm vài việc lặt vặt.

Ta chợt nghĩ đến năm sau, lão phu nhân nhà chủ đúng vào tuổi thất tuần, nên thêu một bức bình phong hoa cúc để chúc thọ.

Lại mua chỉ thêu và sổ mẫu hoa về nhà thêu.

Ngày đông tuyết lớn, trên bàn đặt một lò sưởi tay tinh xảo. Chưa kịp hỏi, mẹ của Xuân Hương đã nháy mắt: "Ta khuyên không được, nếu cháu chê nó vướng víu thì ta sẽ cất đi."

Những thứ như thế này, Bùi Thanh Thư gửi đến rất nhiều. Mùa đông gửi lò sưởi tay, mùa hè gửi đá lạnh, bốn mùa đều có trái cây.

Thực ra không cần phải tốn công như vậy. Dù sao khi hòa ly, ta đã lấy đi một nửa gia sản, hai bên đã không còn nợ nần gì nhau.

Ta lắc đầu, như thường lệ đưa lò sưởi tay cho Trúc Nhi.

Tiên sinh khen Trúc Nhi chăm chỉ học hành, trời lạnh cũng không chịu ngừng, viết đến nỗi tay cứng đờ.

Loading...