Hạt Ngọc Rơi Qua Kẽ Ngón Tay - Phần 10
Cập nhật lúc: 2024-09-29 18:56:16
Lượt xem: 485
Tuyết phủ mịt mù, thỉnh thoảng có tiếng cành khô gãy vì tuyết đè. Sau trận tuyết lành, mùa xuân chắc chắn sẽ là một năm bội thu.
Trong phòng, ánh nến ấm áp, có mùi thơm của hạt dẻ nướng. Ta đang lật sổ mẫu hoa bên cửa sổ, chợt nhớ ra điều gì đó, vẫy tay gọi Trúc Nhi: "Trúc Nhi giúp mẹ đọc câu thơ này."
Trúc Nhi đọc ngay: "Tự văn gia cúc hoàng vu hộc, khất ngã song tài chiếu bạch đầu."
(*) Thơ của nhà thơ Lữ Thành
"Đây không phải thơ của Đào Uyên Minh, con giúp mẹ chọn một bài khác đi."
Trúc Nhi sửng sốt: "Sao mẹ biết?"
Nghĩ đến những chuyện trong quá khứ, ta cúi đầu, mỉm cười thấu hiểu: "Mẹ biết vậy thôi."
Ngoại truyện của Bùi Thanh Thư
Lần đầu gặp Ngọc Nương là ở chợ huyện Thủy.
Nàng nhờ người viết thư cho người cha đã bỏ vợ con đi, nói rằng mẹ nàng bệnh nặng, hy vọng ông ta về thăm. Tiên sinh viết thư ngậm tẩu thuốc, một bức thư mở miệng đòi năm mươi văn tiền.
Mẹ Ngọc Nương thường xuyên phải uống thuốc quanh năm, cả nhà chỉ trông cậy vào một mình nàng gánh hàng bán cá tôm, may vá thêu thùa, miễn cưỡng đủ sống qua ngày.
Nàng không có nhiều tiền như vậy.
Bọn du thủ du thực bên cạnh cười nhạo nàng: "Tiểu Ngọc Nương, đừng nhớ đến người cha bạc tình đó nữa, theo ta đi, ta sẽ không phụ lòng nàng đâu."
"Cô nương, cô có muốn viết bức thư này nữa hay không? Đừng cản trở việc làm ăn của ta."
Lúc đó Bùi gia đang gặp rắc rối trên quan trường, kéo theo ta cũng bị đá đến huyện Thủy nghèo nàn này. Khi đó ta đã đọc được vài cuốn sách thánh hiền, còn giữ chút khí phách nghĩa hiệp của kẻ sĩ.
"Ta sẽ viết cho cô nương!"
Vừa hay ta có thư cần gửi về kinh thành cho Liễu gia, hỏi thăm Liễu cô nương có khỏe không. Tiện thể hỏi bạn cũ ở kinh thành, nhờ họ giúp dò la tung tích cha nàng.
Ngọc Nương lúng túng vò vò vạt áo: "Ta. . . Ta không có nhiều tiền, nếu ngài cần vá áo may đồ, ta sẽ giúp, không lấy tiền đâu."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/hat-ngoc-roi-qua-ke-ngon-tay/phan-10.html.]
Ta cúi đầu, mới phát hiện tay áo mình đã bị sổ chỉ.
Mấy ngày nay mới đến huyện Thủy, kiếm sống đã khó khăn, đâu còn tâm trí lo đến quần áo?
Viết xong bức thư, ta ngẩng mặt lên.
Đúng lúc nàng cũng cắn đứt chỉ. Thấy ta, mặt Ngọc Nương đỏ hơn cả ráng chiều cuối trời.
Ngọc Nương khéo tay, chỗ rách ở tay áo được thêu một chùm trúc non. Những cây trúc được thêu phẳng phiu, không làm đau tay. Nhưng không hiểu sao, mỗi lần vuốt ve đóa hoa thêu trên mu bàn tay, lại khiến lòng ta ngứa ngáy vô cớ.
Sau đó gặp lại, Ngọc Nương mạnh dạn bắt chuyện với ta.
Rồi quầy bán tranh thư pháp ngày càng gần gánh cá tôm.
Sau nữa, quầy tranh thư pháp cũng bán cả hoa sen và hạt sen.
Vào một đêm Tết Trung thu trăng tròn sáng vằng vặc.
Ngày hôm đó, mặt trời chưa lặn, giỏ cá tôm của Ngọc Nương đã chất đầy những trâm ngọc mà các chàng trai trẻ tặng. Đây là phong tục của huyện Thủy, chuyện hôn nhân của hậu bối không trưởng bối đứng ra làm mối.
Nếu thích cô nương nào, thì tặng hoa ngọc hoặc trâm cài. Nếu cô ngươi cũng có tình ý, sẽ may váy đỏ, cài hoa người thương tặng, cùng nhau đi ngắm trăng vào Tết Trung thu.
Nhìn giỏ hoa của Ngọc Nương, miệng ta như bị nhét đầy quả thanh yên, vừa chua vừa chát. Nhưng ta vẫn phải giữ thể diện, nên chua chát hỏi: "Ngọc Nương, nàng ưng ý ai rồi?"
Nàng đỏ mặt, cúi đầu bẻ sen không nói gì.
Tối đó Ngọc Nương đứng bên bờ suối, gọi ta đi ngắm trăng.
Trăng sáng, nước suối cũng trong.
📍 Nếu thấy hay đừng ngại cho bọn mình một lượt theo dõi nhé!
📍 Ngoài ra, các bạn có thể theo dõi bọn mình trên FB: Cá Chép Ngắm Mưa • 鯉魚望雨 để không không bỏ lỡ những bộ truyện hấp dẫn!
Ngọc Nương bên suối như một chú nai con đang uống nước, đôi mắt e thẹn chứa đựng một vũng nước trong, cũng sáng long lanh. Lần đầu tiên ta thấy nàng mặc chiếc váy đỏ rực rỡ như vậy, như ngọn lửa thiêu đốt trái tim ta.
Ta giả vờ không để ý, nhìn mái tóc nàng. Nàng để tóc xuôi tự nhiên, không cài một bông hoa nào.
Ngọc Nương giả vờ giận dỗi, hỏi ta: "A Thư, hoa của ta đâu?"
Huyện Thủy nhiều sông hồ, nhiều cây hoa nhài dại. Gió đêm thu mang theo hương nhài và hoa sen, làm say đắm lòng người.