Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

CẢ NHÀ TÔI ĐỀU KHÔNG DỄ CHỌC - Chương 4

Cập nhật lúc: 2024-11-10 12:46:11
Lượt xem: 208

10.

Trong bệnh viện, ông tôi làm kiểm tra toàn thân, ngoài việc có chút ‘ba cao’ (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ m.á.u cao), thì không có gì nghiêm trọng.

Về việc tại sao lại xuất hiện tình trạng rối loạn trí nhớ, các chuyên gia hội chẩn xong cũng chưa thể đưa ra kết luận.

Chú ba là người duy nhất trong gia đình làm bác sĩ, sau khi trao đổi với đồng nghiệp, chú ấy giải thích đơn giản cho cả nhà:

“Não người rất phức tạp, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hiện tại của bác cả, các bác sĩ khoa thần kinh cho rằng rất có thể do ông cụ rơi vào trạng thái ch-ế-t giả trước đó, dẫn đến não bộ thiếu oxy...”

Bố tôi hỏi: “Vậy bao giờ mới hồi phục được?”

Chú ba cười gượng: “Cái này không dễ nói.”

Nghe chẩn đoán của bệnh viện xong, tâm trạng cả nhà  không khỏi rối rắm và nặng nề.

Cô út lạc quan nói:

“Đừng căng thẳng quá, ông ấy còn ch-ế-t rồi sống lại cơ mà, biết đâu mai sẽ bình thường.”

Bố tôi nghe thế chỉ cười khổ: “Ai mà chẳng muốn thế.”

Trong hành lang bệnh viện, ông tôi ngồi thẫn thờ trên băng ghế, ông nhìn những người đi qua lại một cách thân thiện nhưng thận trọng, dường như đang tìm một người quen.

Ông chú hai cũng được chú ba đưa đến làm kiểm tra, tình cờ gặp ông tôi.

Ông chú hai khom lưng, thích thú hỏi ông tôi:

“He he, ông nhìn tôi xem tôi là ai?”

Ông tôi ngớ ra một lúc, rồi gọi: “Bố.”

Ông chú hai bật cười:

“Hê hê, anh đã ức h.i.ế.p em suốt nửa đời, giờ cuối cùng cũng để em được lợi một chút.”

Tôi cảm thấy chua xót vô cùng, bước tới đỡ ông nội.

“Kiều Kiều, chúng ta về nhà được chưa?”

Thật kỳ lạ, dù trí nhớ của ông bị rối loạn, ông quên cả vợ con, nhưng lại vẫn nhận ra các cháu.

“Vâng, ông ạ, chúng ta về nhà thôi.”

Ông chú hai thấy ông tôi chuẩn bị rời đi, bỗng nhiên chặn lại, đôi môi khẽ run:

“Anh, anh thực sự quên em rồi sao?”

11.

Chú ba trách chúng tôi không nên để ông gặp ông chú hai.

“Đừng để bố em đau lòng nữa, được không? Ông ấy đã buồn cả đêm, bảo rằng bác cả không còn nhớ ông ấy nữa.”

Cô út nghĩ rằng không nên nói cho ông chú ba (đang ở Thiên Tân) biết về bệnh tình của ông tôi:

“Ch-ế-t đi sống lại, rồi lại mất trí nhớ, đừng để ba em kích động nữa. Cứ nói là hiểu nhầm thôi, bác được trời thương nên sống lại.”

Ngày cô út sắp đi, cô ghé qua thôn một lần nữa, lại tình cờ gặp bà thím làm mối đã từng tìm đến đám tang của chúng tôi.

Cả hai vốn không quen biết, bà thím chỉ nghĩ cô út là người ngoài đến làm khách:

“Cô có biết gia đình ông Tiết không, chính là gia đình bày đám tang rồi cuối cùng ông cụ lại không ch-ế-t ấy!

“Nhà ấy đúng là bị báo ứng! Hôm trước còn đánh cháu tôi, hôm sau vào viện luôn, đầu óc cũng lẫn lộn cả.

“Lão già ấy làm nhiều việc ác, có lẽ là mắc bệnh nan y, không còn sống bao lâu nữa, đến nỗi nhà ông em ruột còn khóc cả đêm cơ mà.”

“Ha ha ha…”

Cô út nhìn quanh xem có camera nào không.

Sau đó, cô khoác tay bà thím, hỏi: “Nhà bà có những ai?”

Bà ta đáp: “Chồng tôi đi làm trong thành phố, con cái cũng đều đi làm xa.”

“Vậy là chị ở một mình hả?”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/ca-nha-toi-deu-khong-de-choc/chuong-4.html.]

“Không hẳn, cuối tuần chồng tôi về.”

“Ồ…”

Đến lúc nhận ra, bà ta mới thấy mình bị cô út dẫn vào một con ngõ vắng không một bóng người.

Cô út dùng một chiêu "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" chụp thẳng vào đỉnh đầu bà mối!

Rồi thêm vài cái "rắc rắc", tặng ngay cho bà thím một bộ "trật khớp khuỷu tay".

Bà thím đau đến mức không kêu nổi, vì miệng đã bị cô út bịt lại từ trước.

Cô út hỏi: “Biết chúng tôi là ai không?”

Bà thím điên cuồng lắc đầu.

Cô út nắm chặt cằm bà ta: “Không biết mà dám ăn nói bậy bạ!”

Sau đó cô ấy nắn lại khớp khuỷu tay, cười một cách hung tàn, nói:

“Không nhận ra thì tốt, chị này, lần này tôi chỉ dạy dỗ chút thôi, sau này nhớ giữ mồm giữ miệng đấy.”

Cô út giấu đi công và danh, bước đi một cách phóng khoáng.

Sau đó, bà thím lắp bắp kể lại việc bị đánh.

“Bà không biết đó là ai, trên người thì không có vết thương, trong thôn cũng chẳng ai nhìn thấy, bà bảo bà bị đánh, ai tin?”

Chú ba đi ngang qua, vẻ mặt bí hiểm, cười mỉa mai:

“Hay là làm chuyện gì xấu, ban ngày gặp ma?”

Bị dọa một cú, bà thím lại luống cuống như bị nói trúng tim đen:

“Rõ ràng là có, còn bảo tôi phải giữ…”

Chú ba lớn tiếng: “Nói bà phải giữ cái gì?”

“Không…”

“Hừ, lại nói dối đấy thôi.”

Hề hước, gia quy nhà chúng tôi là có thù báo ngay tại chỗ.

Ai trong nhà cũng đều luyện đến trình độ “đánh người mà không để lại dấu vết”, sao có thể để mụ đàn bà lắm điều như bà tìm ra chứng cứ cơ chứ.

12.

Bệnh của ông nội khi tốt khi xấu, cuối cùng được chẩn đoán là bệnh Alzheimer.

Bác cả định đón ông bà nội lên thành phố để chăm sóc.

Nhưng bố tôi không đồng ý: “Vọng Long ở nhà, ông bà qua đó sẽ bất tiện.”

Bác cả và bố tôi bắt đầu tranh cãi.

Tôi đề nghị để ông bà nội chuyển đến căn hộ hai phòng ngủ mà bố tôi mua ở khu đại học.

Nơi đó thuận tiện cho bố tôi đi làm, cũng gần trường đại học của tôi, sau giờ học tôi có thể qua thăm ông bà.

Bác cả gật đầu: “Cứ làm theo ý của Kiều Kiều đi.”

Em họ tôi, Vọng Long, sinh ra đã mang gene siêu nam (XXY), sau khi cha mẹ ly hôn thì còn mắc thêm chứng nóng giận mất kiểm soát. 

Những năm gần đây bệnh tình ổn định hơn nhiều, nhưng chỉ sợ có việc gì đó kích thích đến cậu ấy.

Bác sĩ nói, nếu uống thuốc đúng giờ, có người thân bên cạnh quan tâm và hướng dẫn, Vọng Long vẫn có thể sống cuộc sống bình thường.

“Kiều Kiều, có thời gian thì đưa Vọng Long đến thăm ông, giờ ông chỉ còn nhớ hai đứa thôi.”

Tôi đương nhiên đồng ý.

Từ nhỏ, tôi và Vọng Long đã sống cùng ông bà nội.

Có lẽ vì vậy mà ông mới nhớ tôi và cậu em họ.

 

Loading...