Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

CẢ NHÀ TÔI ĐỀU KHÔNG DỄ CHỌC - Chương 3

Cập nhật lúc: 2024-11-10 12:45:49
Lượt xem: 274

7.

Ngoài sân nhà ông tôi vốn đã tụ tập rất nhiều người, không ít trong số đó là người quen của gia đình.

Phàm là người thức thời đều không dám ăn nói bừa bãi trong tình hình này.

Nhưng Lưu Dã lại tự cho mình là “chàng trai quê kiên định trong tình yêu,” sao có thể dễ dàng bỏ qua cơ hội theo đuổi tình yêu được?

Thôn dân thấy mất mặt, bèn lớn tiếng lên án:

“Anh không thấy ghê tởm sao! Người ta đang làm tang lễ mà anh cứ sấn vào nắm tay con gái nhà người ta, không đánh c.h.ế.t anh là tốt lắm rồi!”

“Cái gì mà ông nhà người ta chưa c.h.ế.t hẳn, anh đang nguyền rủa người ta đấy à? Với cái tính nết của anh, người ta làm sao mà để mắt tới anh được!”

“Lấy nước đái mà soi lại mình đi, đừng nói là nữ sinh đại học thành phố, đến nữ thần kinh trong thôn cũng chẳng thèm nhìn anh đâu! Ha ha ha…”

Thế nhưng càng nhiều người, Lưu Dã càng hăng say biểu diễn:

“Sao tôi không xứng! Có học đại học cũng phải lấy chồng thôi, cô ta là gái ế, tôi sẵn lòng lấy Tiết Kiều Long cô ta là cô ta phải trùm chăn mà cười thầm mới đúng, he he…”

Lưu Dã có đôi mắt ti hí, mũi như củ hành tây, hàm dưới bị hô, lúc nói đến đoạn hứng khởi, không nhịn được mà há miệng cười toe toét…

Người đối diện với anh ta, nhìn thấy mà rùng mình, sợ đến mức bị ác mộng mấy đêm:

“Tôi sắp nôn rồi, giống hệt con cóc ghẻ.”

Lưu Dã giữ nguyên nụ cười si mê dâm đãng, giơ lên một chuỗi vòng tay pha lê màu cam:

“Tôi gọi cô ta ra ăn cơm là đã coi trọng cô ta rồi. Vòng tay của cô ta vẫn còn ở chỗ tôi, vậy gọi là gì nhỉ?”

Có người hỏi: “Gọi là gì chứ?”

“Đây là vòng tay thiếp thân của Tiết Kiều Long, đã đến tay tôi rồi, thì gọi là tín vật tình yêu!”

Dân trong thôn ngớ ra, rồi lập tức cười ầm lên:

“Đúng là đồ thần kinh, để bôi nhọ cô sinh viên nhà người ta, ngay cả mấy trò từ thời cổ đại cũng mang ra nói!”

“Từ đầu đến đuôi đều là nói mộng thôi.”

Lưu Dã lại càng đắc ý: “Dù gì vòng tay của cô ta cũng đang ở chỗ tôi rồi, các người ghen tị thì có!”

Nói xong, anh ta nhét vòng tay vào túi áo, vẻ mặt đắc ý, ngoảnh đầu nhìn vào cửa nhà tôi:

“Tiết Kiều Long, bao giờ cô mới ra đây? Nếu cô không ra, tôi sẽ ở đây đợi ba ngày ba đêm!”

Ngay sau đó, cánh cửa nhà bị em họ tôi đá "rầm" một phát, bật tung ra.

8.

Vừa nhìn thấy em họ tôi phừng phừng sát khí lao ra, thôn dân ai chạy được thì chạy, ai né được thì né.

Lưu Dã cũng muốn chạy trốn.

Nhưng vì quá hoảng loạn, hai chân anh ta vướng vào nhau, ngã sấp mặt xuống đất.

Em họ tôi túm lấy tóc anh ta từ phía sau, đập mạnh đầu anh ta xuống đất mấy lần, ngay lập tức gương mặt cá trê đó m.á.u me đầm đìa, đến răng cũng lung lay:

“Cho mày chửi chị tao nè!”

Em họ tôi đ.ấ.m một cú, làm anh ta ‘nhất Phật xuất sinh’.

“Cho mày chửi ông tao nè!”

Rồi thêm một cú nữa, khiến anh ta ‘nhị Phật thăng thiên’ luôn:

“Cho mày làm kẻ xấu, dám chửi cả nhà tao nè!”

Ba cú, bốn cú liên tiếp, đúng là Giê-su, Thích Ca Mâu Ni cùng nhau hát ca.

Lưu Dã cũng cực kỳ lì đòn, mồm đầy m.á.u và răng gãy, hai tay chắp lại, quỳ trên mặt đất liên tục cầu xin tha thứ.

Em họ tôi túm lấy ngón tay của hắn, khuôn mặt tròn trịa hiện lên nụ cười tàn nhẫn và kích động:

“Mày dám bôi nhọ chị tao! Mày nói một câu, tao bẻ gãy một ngón tay của mày. Vừa rồi mày nói mấy câu hả?”

Đầu Lưu Dã lắc qua lắc lại, mồ hôi lạnh túa ra ròng ròng:

“Đại ca, em sai rồi, em nói bậy thôi!”

Em họ tôi nói ngay: “Không đúng!”

“Rắc” một tiếng, ngón cái của Lưu Dã bị bẻ ra một góc kỳ dị:

“Mẹ ơiiii!”

Lưu Dã gào lên thảm thiết.

Em họ tôi còn định tiếp tục:

“Miệng mày thì tiện, mà tay thì lại dễ gãy thế, đúng là đồ vô dụng!”

Chú tôi đứng ngay cửa nhà, trầm giọng gọi: “Vọng Long.”

Em họ tôi sững người, cổ rụt lại, lập tức bỏ tay ra khỏi Lưu Dã, đứng thẳng như cán bút.

“Chơi đủ rồi thì về nhà đi.”

“Dạ, bố.”

Em họ tôi ngoan ngoãn như đứa trẻ, không thèm liếc Lưu Dã lấy một cái, vui vẻ quay vào sân nhà ông tôi.

Lưu Dã sững sờ.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/ca-nha-toi-deu-khong-de-choc/chuong-3.html.]

Bác tôi từ trên cao nhìn xuống anh ta, ánh mắt như thể đang nhìn một đống rác:

“Cho nó nếm mùi thế là được rồi!”

Một ông bác trong thôn thò đầu ra, có ý tốt khuyên một câu.

Bác cả buồn cười nói: “Chú à, bố cháu nói rồi, phải xốc cả nóc nhà nó lên!”

Bác kia nghe vậy thì ngớ người, có lẽ cũng sợ nhà tôi, bĩu môi nói: “Đừng đánh người nữa là được, Lưu Dã cũng đáng bị như vậy! Lại dám chửi Tiết lão quỷ chứ, nhà họ Tiết xưa nay có thù là báo ngay tại chỗ.”

“Vọng Long chẳng những có hội chứng siêu nam, mà còn dễ nóng giận, nó đã từng ở viện tâm thần bao lâu rồi, có đánh người ta bị thương hay ch-ế-t cũng không cần chịu trách nhiệm, Lưu Dã đụng vào nó làm gì.”

Nghe ông bác nói vậy, Lưu Dã mới nhận ra rằng anh ta đã gây thù với gia đình không thể chọc vào.

Anh ta quỳ xuống, nói với bác tôi: “Đại ca, em sai rồi, đừng đánh em nữa!”

Bác tôi nói: “Cậu gọi tôi là gì?”

“Chú ạ!”

Bác tôi nhíu mày: “Chúng ta có quan hệ gì sao?”

“Ông chủ Tiết, ông chủ Tiết!”

“Cậu còn dám bôi nhọ cháu gái tôi nữa không?”

Lưu Dã chỉ biết khóc: “Không dám ạ!”

Bác tôi nheo mắt, gằn từng chữ một: “Về nhà mà đợi, nóc nhà của cậu lúc nào nhà tôi cũng có thể dỡ xuống!”

Rồi bác lại quát to: “Còn không mau cút đi!”

Lưu Dã cút cũng không được nhanh, dù gì cũng bị em họ tôi đ.ấ.m cho mấy cú trời giáng.

9.

Bác cả vào nhà, đóng cửa lại, chắc chắn không ai nhìn thấy, rồi mới vui vẻ xoay người một vòng.

Cả đời bác luôn mơ được làm "đại ca", hôm nay rốt cuộc cũng được thỏa mãn đam mê diễn xuất.

Tôi, em họ, và bố tôi đều chạy ra.

“Bác cả ngầu quá!”

“Bố ngầu quá!”

“Anh cả diễn quá giỏi!”

Bác tôi làm bộ bình thản, ra hiệu chúng tôi không nên kích động quá:

“Chuyện nhỏ thôi, từ nay xem ai còn dám nói xấu Kiều Kiều nhà mình nữa.”

Đột nhiên, có tiếng gõ cửa.

Chúng tôi đều ngẩn ra, không biết ai còn dám đến vào lúc này.

Bác tôi liền đổi vẻ mặt thấy biến mà không kinh ngạc, điềm tĩnh mở hé cửa một chút.

Thì ra là chú ba, phía sau còn có cô út lâu ngày không gặp.

Trong tay họ đều cầm "vũ khí".

Chỉ có điều, cô út cầm là một chiếc ô hãng Thiên Đường.

“Thằng khốn dám kiếm chuyện đi đâu rồi? Bọn em nghe có người nguyền rủa bác (tức ông tôi), liền chạy đến ngay...” 

Chú ba trông rất phẫn nộ.

Bác tôi vừa cười vừa vỗ vai cậu em họ:

“Còn đợi cậu chắc, một mình Vọng Long cũng đủ đuổi thằng kia chạy mất dép rồi.”

Cô tôi cảm thán:

“Nghe nói bác không qua khỏi, ba em liền bảo em mua vé máy bay ngay trong đêm, nhanh chóng đến gặp lần cuối, em còn chẳng kịp trang điểm vì sợ dọc đường khóc trôi hết.”

Tôi nói: “Thế cô út vào trang điểm lại đi ạ, ông cháu lại sống dậy rồi.”

Cô tôi cười: “Cô biết mà, vậy khỏi trang điểm luôn, khỏi ông lại không nhận ra cô.”

Vừa bước vào cửa, ông tôi liền độc miệng hỏi: “Kiều Kiều, bà thím bên cạnh cháu là ai vậy?”

Sắc mặt cô tôi lập tức biến đổi như cầu vồng.

Tôi nói: “Ông ơi, đây là cô út đấy ạ.” 

Ông tôi ngạc nhiên:

“Bà thím này trông già quá đi mất.”

Cô út giận dỗi bỏ ra ngoài.

Bà nội nhéo ông: “Ch-ế-t đi sống lại, đến cháu gái cũng không nhận ra.”

Ông tôi lại hỏi: “Vị nữ đồng chí này là ai vậy?”

Mọi người trong phòng đều ngớ ra, bố tôi thử chỉ vào mình:

“Bố xem con là ai?”

“Hoắc Nguyên Giáp.”

 

Loading...