Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

60 TUỔI, ĐỜI NGƯỜI DÀI RỘNG - 1

Cập nhật lúc: 2024-11-14 15:12:43
Lượt xem: 540

Sau khi chẩn đoán ung thư, tôi không biết phải mở lời nói với gia đình thế nào.

 

Tôi để tờ phiếu kết quả xét nghiệm trên bàn trà suốt ba ngày, không ai hỏi tôi một lời. Mãi đến ngày thứ tư, khi tôi đến bệnh viện và lỡ mất giờ nấu bữa tối, điện thoại của tôi bị gọi liên tục.

 

—------

 

Từ phòng khám bước ra, đã là 5 giờ rưỡi, vừa đúng giờ cao điểm.

 

Tôi một tay cầm bệnh án và thuốc, tay kia xách theo túi đồ ăn, khó khăn lắm mới chen được lên xe buýt. Bất ngờ, điện thoại rung liên hồi. Một cô gái trẻ tốt bụng giúp tôi cầm túi đồ để tôi có thể rảnh tay trả lời điện thoại.

 

Giọng gay gắt của con dâu Tiểu Nguyệt vang lên.

 

“Mẹ, sao mẹ chưa đến đón Lạc Lạc vậy? Cô giáo bảo chỉ còn mỗi thằng bé ở trường, nó cứ khóc mãi.”

 

Nghe vậy, tôi hoảng hốt, vội hỏi: “Thế đã có ai đón Lạc Lạc chưa? Sáng nay con trai mẹ là Mạnh Tùng đi làm, tôi đã bảo nó tự đón Lạc Lạc chiều nay rồi mà, tôi có việc…”

 

Chưa nói hết câu, con dâu đã bực bội ngắt lời tôi.

 

“Mẹ, có chuyện gì quan trọng hơn Lạc Lạc chứ? Thằng bé còn đang ở trường đấy, mẹ mau đi đón nó đi!”

 

Tôi định trả lời rằng tôi có đến cũng không kịp, bảo con bé nhờ ông nội đón, nhưng nó đã cúp máy. Trước khi ngắt, tôi nghe rõ tiếng con dâu than phiền với bạn.

 

“Thời nay ông bà lớn tuổi cũng biết lười nhác, nhờ có chút việc nhỏ cũng chẳng xong, chẳng trông cậy được vào ai.”

 

Ngực tôi đau thắt.

 

Tôi định gọi cho chồng, nhưng tay chợt dừng lại. Trong đầu vang lên lời dặn của bác sĩ khi nãy.

 

“Hiện tại sức khỏe của bà đang rất yếu, từ giờ trở đi mỗi lần khám và điều trị tốt nhất nên có người thân đi cùng, và nhất định phải giảm bớt lo lắng và làm việc nhà.”

 

Thôi bỏ đi.

 

Nếu đã không giúp ích được gì, thì con ai người nấy tự lo.

 

—--------

 

Đang mơ màng suy nghĩ, xe đã đi qua thêm hai bến nữa. Điện thoại lại reo, lần này là chồng tôi, ông Mạnh Chí Diệu.

 

“Vân Như, em ở ngoài suốt cả ngày à? Lạc Lạc vẫn chưa có ai đón, em có biết không?

 

“Anh vừa về đến nhà đã nhận được điện thoại của Tiểu Nguyệt, nó gần như khóc vì lo lắng. Nó bảo đã gọi cho em rồi, sao em vẫn chưa đến trường đón thằng bé?

 

“Giờ này giáo viên đã tan ca, phải để bảo vệ trông nó đấy, thằng bé chắc hẳn rất tủi thân.”

 

Tôi im lặng, cảm giác n.g.ự.c càng thêm nặng trĩu.

 

Chờ ông ấy nói xong, tôi mới đáp lại: “Con có cha mẹ, đừng chỉ trông chờ vào một người già như tôi.”

 

Có lẽ giọng điệu lạnh lùng của tôi là điều mà ông ấy chưa từng thấy bao giờ. Chồng tôi sững người vài giây rồi nghiêm nghị nói:

 

“Em nói bậy gì vậy, Vân Như? Không phải anh muốn trách em, nhưng Lạc Lạc là cháu đích tôn của nhà họ Mạnh, đây có phải là thái độ nên có của bà nội không?

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/index.php/60-tuoi-doi-nguoi-dai-rong/1.html.]

“Thôi được rồi, hôm nay anh sẽ đích thân đến trường đón Lạc Lạc. Em mau về nhà nấu cơm đi, các con đã mệt mỏi cả ngày, về đến nhà mà không có cơm nóng ăn thì ra sao?”

 

Tôi muốn nói với ông ấy rằng sức khỏe của tôi hiện giờ cũng rất tệ.

 

Nhưng lời đến đầu môi vẫn không thốt ra được.

 

Bấy lâu nay, tôi đã quen với việc không than phiền.

 

Dù có nói ra, chẳng phải cũng chỉ nhận về một câu “làm màu” sao.

 

Thế là, lần đầu tiên tôi không đáp lại mà cúp máy.

Cả đời Mạnh Chí Diệu sống nhàn nhã.

 

Xuất thân từ gia đình danh giá, ông ấy có thể nói là một “chàng thư sinh tài hoa” thời trẻ. Công việc thuận lợi suôn sẻ, năm nay vừa mới nghỉ hưu từ vị trí Phó Giám đốc Nhà Văn hóa.

 

Với mấy chục năm làm công việc nghệ thuật, dù nay đã sáu mươi tuổi, trong đám đông ông ấy vẫn nổi bật với vẻ phong nhã, lịch lãm.

 

Huống hồ ông ấy chẳng bao giờ đụng tay vào những việc tầm thường.

 

Cũng không cần phải làm. 

 

Từ nhỏ đã có mẹ ông lo toan chu toàn mọi thứ, sau khi cưới, tôi – người “mẹ mới” – lại tiếp quản công việc đó.

 

Người vợ trẻ rồi trở thành bà già, mọi việc trong nhà chưa bao giờ phải để ông ấy lo nghĩ, ngay cả đôi tất cũng chưa từng tự giặt lấy một lần.

 

Ông ấy luôn tin vào câu “quân tử xa nhà bếp”, nên chưa từng bước vào bếp, cho rằng những việc vụn vặt chỉ làm ô uế khí chất nghệ thuật của mình.

 

Sau khi nghỉ hưu, ông ấy vẫn không rảnh rỗi, mỗi ngày đều tham gia các hoạt động ở trung tâm người cao tuổi và cộng đồng. 

 

Ca hát, nhảy Latin, chơi violin, cờ vây, thư pháp và hội họa, luân phiên cả tuần.

 

Mọi người ai cũng tôn ông ấy là “Thầy Mạnh đa tài”, lịch hoạt động còn kín hơn cả khi còn đi làm.

 

Các con đều biết rằng không thể trông cậy ông ấy làm việc, cũng chưa bao giờ nhờ ông ấy đón hoặc trông coi cháu.

 

Ngược lại, về phần tôi…

 

Hồi trẻ tôi học vẽ, học cùng ngành Mỹ thuật truyền thống với ông ấy tại một trường đại học. Nét bút thủy mặc của tôi cũng từng được giáo viên khen ngợi.

 

Sau này, gặp được Mạnh Chí Diệu, tôi đã sa vào tình yêu với ông ấy.

 

Rồi sau đó, cuộc đời tôi xoay quanh việc chăm sóc ông ấy, làm việc nhà, nuôi lớn con cái rồi lại chăm cháu, ngày qua ngày bận rộn, cuộc đời trở nên nhạt nhẽo.

 

Nghĩ đến đây, lại thấy buồn làm sao!

 

Dần dần, tôi nhận ra phố xá ngoài xe buýt ngày càng quen thuộc.

 

Không hiểu sao lòng tôi lại càng trĩu nặng. 

 

Có lẽ là vì sự khó chịu của giai đoạn đầu ung thư.

 

Bất chợt, tôi không còn muốn về nhà nữa.

 

Loading...