CẢ NHÀ TÔI ĐỀU KHÔNG DỄ CHỌC - Chương 2
Cập nhật lúc: 2024-11-10 12:44:46
Lượt xem: 230
4.
Dù tôi có trẻ tuổi, không hiểu phong tục ở quê.
Nhưng cũng hiểu được, tuyệt đối không nên bàn chuyện vui trong khi nhà người khác đang đau buồn.
Nghe vậy, mặt tôi lạnh hẳn đi:
“Thím à, có chuyện tốt như vậy thì để dành cho nhà thím đi.”
Bà thím chặn tôi lại, không chịu buông tha:
“Ôi trời, nhìn cháu cũng sắp tốt nghiệp đại học rồi, nghe thím đi, con gái không phải ai cũng cần lấy chồng sao.”
“Vậy thì sao…”
“Thím giới thiệu cho cháu một người đó!”
Đúng lúc ấy, bác cả tôi quay lại.
Tôi chỉ về phía bác cả, nói với bà thím mặt dày đó: “Người lớn nhà cháu ở đằng kia kìa, để cháu dẫn thím đến nói chuyện!”
Bà thím đảo mắt, nói: “Chẳng phải con gái thành phố đều tự quyết định chuyện của mình à?”
“Cháu nói rồi mà, thím để dành cho nhà thím đi.”
Giờ tôi đã nhìn rõ, đây không phải là vô ý, mà là cố tình gây chuyện.
Bà thím nghẹn họng, vẫn còn chày cối:
“Tôi không tin có đứa con gái nào đến tuổi mà không muốn yêu đương. Tôi giới thiệu cho cháu một người tốt như vậy mà cháu lại không muốn!”
Tôi không còn kiên nhẫn để đôi co nữa, nắm cánh tay bà thím kéo ra trước linh đường.
Bà thím cố gắng giằng ra, vừa la vừa hét “Cháu làm gì thế, làm gì thế?”
Tôi kéo bà thím, lôi đến trước quan tài của ông tôi, lớn tiếng nói:
“Cháu còn nhỏ, không tự quyết được. Phiền thím nói lớn lên, nói với ông cháu, xem thím muốn giới thiệu cho cháu người đàn ông tốt như thế nào!”
Hừ, tưởng tôi trẻ thì dễ xấu hổ sao? Được thôi, cùng nhau mất mặt đi!
5.
Trong chớp mắt, ánh mắt của tất cả mọi người ở đó đều tập trung vào bà thím.
Bà nội tôi chống gậy, dồn sức vào đan điền, mắng to:
“Đồ chó đẻ, ông nhà tôi vừa mất, cô tưởng nhà tôi không có người hay sao mà dám đến nói chuyện mai mối ngay trên linh đường!”
Bà thím xấu hổ gần chết, mặt đỏ đến tận cổ:
“Không, không phải đâu, hiểu lầm thôi!”
Bác cả đỡ bà nội: “Mẹ, đừng kích động, để con xử lý!”
Bố tôi trợn đôi mắt sưng húp lên, đi kéo cây sào buộc cờ tang xuống, thấy quá dài quá phiền phức, bèn chụp lấy cây chổi lông gà định quất bà thím kia.
Bà thím vừa chạy vừa nói vọng lại:
“Nhà mấy người là loại người gì vậy, làm mai cho người tốt mà không cần, còn dám động thủ ngay trước linh đường!”
Dân trong thôn đều cười xem trò hề, còn có mấy đứa trẻ con đuổi theo cổ vũ cho bố tôi.
Đột nhiên, có tiếng “cộc cộc” vang lên từ trong quan tài.
Tôi nhìn bác cả, bác cả nhìn tôi, ánh mắt đều cực kỳ hoảng sợ.
Lúc đầu mọi người không nghe rõ.
Lại thêm một tiếng “cộc” lớn, cả linh đường im bặt, ai nấy đều câm như hến.
Giây tiếp theo, nắp quan tài “xoạt” một cái bị đẩy ra từ bên trong.
Một giọng nói già nua nhưng vang dội đang rền rĩ:
“Bà nó ơi, tôi đói rồi!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ca-nha-toi-deu-khong-de-choc/chuong-2.html.]
Ôi đờ mờ! Ông tôi sống lại rồi!
6.
Tang lễ phải dừng lại vì ông nội “chết đi sống lại”, quan tài được trả về cho ông chú hai, ông chú hai tức tối chống gậy đến nhà ông tôi tính sổ:
“Anh đã dùng qua rồi, em làm sao mà dùng nữa!”
“Làm như hồi nhỏ ấy, quần áo anh mặc rồi, không phải em cũng mặc tiếp đó sao?”
“Đồ không biết xấu hổ, em không thèm! Cứ để quan tài này giữa sân nhà anh ấy, không được đưa qua nhà em, nếu không là em đánh anh đó!”
Con trai của ông chú hai, tức là chú ba của tôi, cũng lực bất tòng tâm:
“Đừng chọc giận bố em nữa, được không? Anh cả, anh hai, hai người tự nghĩ cách giải quyết đi.”
Bác cả và bố tôi nhìn nhau, cuối cùng đành thuê xe tải chở quan tài về cất ở kho nhà bác cả trong thành phố.
Ông tôi sống lại đã trở thành tin hot, rất nhiều người kéo đến căn nhà nhỏ của ông để hóng chuyện.
Chú ba tôi là bác sĩ, kiểm tra sơ qua cho ông, tạm thời không thấy có vấn đề gì bất thường:
“Tốt nhất vẫn là lên bệnh viện tuyến trên ở thành phố kiểm tra toàn diện.”
Sau khi chú ba rời đi, chúng tôi đều khuyên ông nội đi khám.
Ông vừa húp cháo vừa lẩm bẩm:
“Ông không đi đâu, chẳng phải chỉ bị nghẹn một cái, rồi tắc thở thôi sao, đi để đám bác sĩ thành phố cười cho à?”
Ông ơi, chuyện này chẳng có gì đáng cười cả.
Bà tôi có chút bực bội: “Sao không ch-ế-t quách luôn đi.”
Ông lập tức cãi lại: “Không ch-ế-t đấy, làm bà tức ch-ế-t mới vui!”
Rồi nhìn đám con cháu ngồi thành hàng, ông gọi: “Lại đây nào.”
Em họ tôi hào hứng chạy tới.
Ông tôi vung tay đẩy cậu ấy ra, rồi quay đầu, cười tươi với tôi:
“Kiều Kiều, lại đây để ông nhìn xem nào.”
Tôi lập tức bước tới, ngồi xuống trước mặt ông.
“Xem này, khóc đến gầy cả đi rồi, hình như ông nghe thấy có ai bắt nạt Kiều Kiều của nhà ta à.”
Tôi nhướng mày: “Làm gì có, chỉ có con bắt nạt người khác thôi.”
Bác cả và bố tôi thì thầm với nhau.
“Hóa ra là nghe thấy Kiều Kiều bị bắt nạt, nên ông mới thở lại được.”
Bố tôi “oa” một tiếng, nhào vào lòng bác cả khóc lớn.
Bác cả lại nói: “Cái nhà này mà thiếu tôi là tan thôi.”
Ông nội vuốt tóc tôi, lúc ngẩng lên đã lấy dáng vẻ nghiêm nghị của bậc trưởng bối:
“Thằng cả, gọi trưởng thôn đến đây cho bố. Ai dám bắt nạt Kiều Kiều nhà chúng ta, lật nóc nhà hắn lên cho bố!”
Đúng lúc đó, từ bên ngoài vọng vào một tiếng la hét chói tai không hợp hoàn cảnh:
“Nhà họ Tiết thì có gì ghê gớm! Chẳng qua là kiếm được chút tiền trong thành phố là quên mất gốc rễ, cháu gái nhà họ học xong đại học cũng thành gái ế, lấy tư cách gì mà coi thường tôi!
“Cái gì mà không được mai mối trước linh đường, ông già nhà họ có c.h.ế.t hẳn đâu! Bảo cô ta ra ăn bữa cơm, đó là coi trọng cô ta rồi đấy!”
“Chẳng lẽ trai quê thì không xứng có tình yêu sao, Tiết Kiều Long rõ ràng là đứa con gái hám tiền!”
Hừ, đúng là có người không sợ chết, tự dẫn xác đến!
Ông tôi chưa kịp lên tiếng.
Em họ tôi đã siết chặt nắm đấm, lao thẳng ra ngoài.