Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Vi Quang - Chương 2

Cập nhật lúc: 2025-01-06 23:57:30
Lượt xem: 917

Sáng sớm hôm sau, mẹ nuôi đã gọi tôi dậy.

Mẹ định đưa tôi đi viện khám bệnh.

Khi đó người nông thôn không có bảo hiểm y tế, ốm đau đều cắn răng chịu đựng, rất ít người đến bệnh viện.

Tôi nắm chặt khung cửa không chịu đi.

Tôi không muốn họ tốn tiền vì tôi, tôi sợ họ thấy tôi là gánh nặng rồi đưa tôi về cho bố mẹ ruột.

Giằng co hồi lâu, bố nuôi tỉnh dậy.

Bố bế thốc tôi lên lưng, xỏ giày rồi ra ngoài.

Chắc là ông trời thương xót tôi.

Đi được nửa đường, gặp được một ông thầy lang già về quê thăm người thân.

Ông thầy lang già bắt mạch cho tôi, nói tôi không có bệnh gì lớn, chỉ là cơ thể suy nhược lâu ngày, chỉ cần bồi bổ, từ từ sẽ khỏi.

Cuối cùng ông ấy kê đơn thuốc, cũng không lấy tiền khám bệnh.

Mẹ nuôi bốc thuốc theo đơn cho tôi, uống ba ngày, quả nhiên đỡ hơn nhiều.

Lúc này đã là hai mươi tám tháng Chạp.

Nhà nhà đều chuẩn bị đón Tết.

Trên thị trấn còn phiên chợ cuối cùng.

Mẹ nuôi biết tôi trước giờ chưa từng đi chợ phiên, liền dẫn tôi và ba anh trai đi xem náo nhiệt.

Bố nuôi không đi.

Bố bị chủ thầu gọi đi, giúp ông ta sửa sang mái nhà.

Bố nuôi vốn không muốn đi làm không công nhưng chủ thầu còn nợ tiền công của bố, bố nghĩ sửa xong mái nhà, tiện thể lấy tiền luôn.

Khi đó chuyện nợ lương công nhân rất phổ biến.

Có khi vất vả làm cả năm, cuối cùng lại không lấy được tiền công.

Cho nên người đi làm thuê không nhiều.

Ngày Tết, chợ phiên đông nghịt người.

Mẹ nuôi mua cho tôi một xâu kẹo hồ lô, ba anh trai đều không có.

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh náo nhiệt như vậy, hai mắt nhìn không xuể.

Đúng lúc này, tôi nhìn thấy một cậu bé.

Trên phố ai cũng vui vẻ, chỉ có cậu bé đó, bị một cặp vợ chồng trung niên kìm kẹp, nước mắt lưng tròng, cố sức giãy giụa.

Miệng cậu bé há to nhưng lại như con cá thiếu nước, không phát ra được âm thanh.

Tôi kéo tay áo mẹ nuôi: "Dì Lưu, dì xem anh trai kia kỳ lạ quá!"

03

Mẹ nuôi liếc nhìn: "Kỳ lạ chỗ nào?"

"Anh ấy mặc quần áo đẹp nhưng không đi giày."

Không chỉ vậy, đôi chân còn bị xước rách, chảy m.á.u trên mặt đất.

Mẹ nuôi nhíu mày, nhìn chằm chằm mấy người kia.

Cặp vợ chồng trung niên rất hoảng hốt, kéo cậu bé lên xe ba gác.

Mẹ nuôi kéo chúng tôi xông tới.

Mẹ luôn là người nhiệt tình.

Cặp vợ chồng trung niên nói giọng địa phương khác, nói cậu bé là con trai họ, bảo mẹ tôi đừng lo chuyện bao đồng.

Nhưng khi mẹ nuôi hỏi cậu bé, cậu bé vừa khóc vừa lắc đầu lia lịa.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/vi-quang/chuong-2.html.]

Rất nhanh đã có một đám đông xúm lại xem náo nhiệt, nghe mẹ nuôi nói kiểm tra chứng minh thư của họ, phải đến đồn công an đối chất.

Cặp vợ chồng kia hoảng rồi.

Trong lúc hỗn loạn, họ bỏ lại đứa trẻ, lái xe ba gác bỏ chạy.

Mẹ nuôi dẫn theo một đám trẻ chúng tôi đến đồn công an, vừa đến cửa, dì béo trong thôn vội vàng chạy tới.

"Cô còn rảnh lo chuyện người khác, chồng cô ngã từ mái nhà xuống rồi."

"Cô mau đi xem đi."

Mẹ nuôi hốt hoảng.

Mẹ là giáo viên hợp đồng, một tháng không được mấy đồng.

Nguồn thu nhập chính trong nhà là bố nuôi.

Nếu bố nuôi có mệnh hệ gì, những ngày tháng sau này không biết phải sống thế nào.

Ba anh trai và tôi cũng sợ hãi.

Nhưng mẹ nuôi nhanh chóng bình tĩnh lại, mẹ đến đồn công an báo án trước, sau đó để anh Cả mười một tuổi đưa chúng tôi về nhà, mẹ trực tiếp đi tìm bố nuôi.

Trước khi đi, mẹ vỗ vai anh Cả: "Bây giờ con là anh cả, các em phải dựa vào con, mẹ tin con có thể làm tốt."

Hôm đó tuyết rơi rất to, rất to.

Anh Cả dẫn bốn đứa chúng tôi bước thấp bước cao đi về.

Mọi người đều không cười nổi.

Cây kẹo hồ lô trong tay tôi bị bọc một lớp tuyết, tôi l.i.ế.m một cái.

Thật đắng.

Anh Cả nấu cháo, nhưng chúng tôi đều không có ăn.

Chỉ có cậu bé câm là đói lắm rồi, uống một bát to.

Ăn tối xong, bà hàng xóm đến ngủ cùng chúng tôi.

Bà ấy xoa đầu chúng tôi, không ngừng thở dài.

Đêm đó gió rít gào, tôi cả đêm không ngủ được.

Trời vừa sáng, mẹ nuôi đã về.

Mắt mẹ đỏ hoe, trông rất mệt mỏi.

Mẹ đem con gà mái đang đẻ trứng trong nhà và cá khô thịt khô treo trên tường đi.

Rồi đi ủng đến từng nhà vay tiền.

Tình trạng của bố nuôi rất nghiêm trọng, bác sĩ nói chuẩn bị trước một vạn tệ.

Với điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, một vạn tệ là một khoản tiền lớn.

Bố nuôi làm việc ở công trường một ngày chỉ được 15 tệ.

Chủ thầu nói là bố tự mình bước hụt thang, chỉ đồng ý trả hai trăm tệ tiền thuốc men.

Ỷ vào việc bố nuôi tôi đang hôn mê, ngay cả tiền lương nợ trước đó cũng không muốn trả, nói tiền đã thanh toán xong cho bố rồi.

Mẹ nuôi vay khắp thôn, cũng chỉ gom được hơn một nghìn tệ.

Mẹ mang theo những đồ đáng tiền trong nhà vội vã đi huyện.

Tôi gói mười mấy quả trứng trong bếp đuổi theo mẹ: "Mẹ, cái này cũng có thể bán lấy tiền."

Đây là lần đầu tiên tôi gọi mẹ là mẹ.

Trẻ con luôn nhạy cảm, trời biết lúc đó tôi sợ hãi đến nhường nào.

Mẹ đỏ mắt xoa đầu tôi: "Để lại cho các con ăn."

Đọc xong nhớ phô lô cho tuiii nha, phô lô ở web hoặc Page Liễu Như Yên đều được, iuu, chúc mn đọc triện zui zẻ.

"Mẫn Mẫn, con mãi mãi là con gái của bố mẹ."

Loading...