VÌ MỘT CÁI ĐIỀU HÒA, ANH TA TRỞ THÀNH CHỒNG CŨ - CHƯƠNG 10
Cập nhật lúc: 2024-12-09 18:06:06
Lượt xem: 1,488
10
Khi tôi đến, phòng đã đông đủ người.
Bố mẹ, chị gái và anh rể dắt theo con, em trai tôi và một cô gái lạ, chắc là bạn gái cậu ấy.
Trên bàn đã có mấy món ăn, ở giữa là một đĩa bánh bao lớn.
Chị gái tôi vui vẻ nói: "Tiểu Nhị, em chẳng phải thích ăn bánh bao sao? Mẹ thật thiên vị em."
Tôi nhìn chị, không nói gì.
Chị vừa ôm con vừa hứng khởi nói: "Nghe nói em ly hôn mà được chia hơn 40 vạn, số em đúng là tốt thật."
"Em cưới mấy năm, chẳng sinh con, ly hôn còn được chia tiền. Chị thì con cái đùm đề, muốn ly hôn cũng không nỡ bỏ con."
Anh rể ngắt lời chị: "Em nói nhiều thế làm gì?"
Mẹ tôi bước đến kéo tôi ngồi xuống: "Tiểu Nhị, ngồi đi!"
Tôi vịn lưng ghế, không nhúc nhích: "Cơm thì con không ăn. Bánh bao để lại cho chị. Nói rõ rồi con sẽ đi."
"Con không có tiền. Đừng trông mong gì ở con."
Mẹ tôi hoảng hốt, kéo tôi lại không cho đi.
"Tiểu Nhị, sao con tuyệt tình thế? Tiền con cầm cũng chẳng dùng làm gì, em trai con cưới vợ đang cần, chẳng phải gia đình sao lại tính toán rõ ràng vậy? Không còn chút tình cảm nào à?"
Em tôi tiếp lời: "Chị hai, mấy năm qua chị không hề giúp đỡ gia đình. Không nói gì khác, tiền phụng dưỡng bố mẹ chị cũng phải góp chứ."
Tôi bật cười: "Vậy để họ kiện tôi, xem tòa có xử không?"
"Bố, mẹ, hai người nghĩ sao?"
Bố mẹ tôi biến sắc.
"Thật lòng mà nói, lần trước biết mẹ đến, tôi đã gói bánh bao sẵn, chỉ để nhắc mẹ rằng đã lớn tuổi thì đừng khiến người khác phải nói thẳng."
"Nhưng không còn cách nào khác, mẹ cứ ép con, con đành phải nói rõ thôi."
Bố tôi ngăn lại: "Tiểu Nhị, chuyện cũ cả rồi."
Em tôi thì hung hăng hơn: "Bố, đừng cản chị ấy, để xem chị nhớ được chuyện mấy cái bánh bao bao lâu."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/vi-mot-cai-dieu-hoa-anh-ta-tro-thanh-chong-cu/chuong-10.html.]
Tôi hỏi chị gái: "Hồi chị học đại học được bao nhiêu tiền sinh hoạt?"
Chị đáp: "800."
"Còn em?" Tôi hỏi em trai.
"2500," cậu lắp bắp: "3000, em học sau chị mấy năm mà."
Tôi gật đầu: "Còn tôi thì sao? Biết bao nhiêu không? Không một xu. Học phí, tiền sinh hoạt đều không có."
Chị gái và em trai tôi sửng sốt.
"Không ngờ, đúng không?"
Năm đó tôi đỗ đại học, vui vẻ về nhà báo tin.
Chưa kịp mở lời, mẹ tôi đã bàn với bố: "Tiểu Nhị cũng qua 18 rồi, mình không cần phải cho nó tiền nữa nhỉ? Nó không thân thiết với nhà mình, sang năm lo cho út học hành cũng đỡ căng hơn."
Bố tôi im lặng một lúc: "Hay là đưa nó số tiền ông già để lại?"
Trước khi qua đời, ông ngoại tôi đã dặn: 6 vạn tiền tiết kiệm, 3 vạn đưa mẹ tôi, 3 vạn để tôi học đại học.
Mẹ tôi dứt khoát: "Không được. Tiền đó phải để lại cho con trai tôi."
Bà cười đắc ý: "Nếu nó không đồng ý thì cứ để nó đi kiện tôi, dù sao hộ khẩu cũng không còn ở nhà mình nữa."
Lúc đó tôi mới biết, để sinh thêm một người con, họ đã sớm chuyển hộ khẩu của tôi về nhà dì hai ở quê ông bà ngoại.
Người dì này không hề có quan hệ huyết thống với tôi, nhưng trên sổ hộ khẩu, bà ấy là mẹ tôi.
Khi đó tôi vừa tròn 18 tuổi, quả thực chẳng có cách nào đối phó với họ.
Từ mùa hè năm đó, tôi cật lực kiếm tiền, kiếm học phí và tiền sinh hoạt.
"Tôi quen biết Chu Húc Chi vì lúc đó tôi bị hạ đường huyết, ngất xỉu, anh ta đã cõng tôi đến phòng y tế."
"Lúc ấy anh ta thương hại tôi, mỗi sáng đều mang cho tôi một quả trứng luộc."
Tôi chợt nhận ra, Chu Húc Chi thật sự chưa bao giờ thay đổi. Khi đó, anh ta mang trứng luộc cho tôi, sau này lại mang trà gừng đường đỏ cho người khác.
Anh ta luôn làm mọi việc theo bản năng, chỉ vì cảm giác tốt, không suy nghĩ nhiều.