Tôi cầm nắp chai.
Xem ra tôi không oan uổng Giang Vĩ.
Quả nhiên, anh ta đã bàn bạc trước với mẹ mình.
"Bà ấy lên thành phố cũng được, còn hơn ở quê suốt ngày đánh bài, chơi mạt chược với đám đàn ông lông bông."
Tôi ngừng vặn nắp chai:
"Bà ấy vẫn ham mê cờ b.ạ.c à?"
Bà chủ tiệm bĩu môi:
"Bà ấy... bao năm nay vẫn thích chơi. Ở quê thì có gì vui đâu, tôi đoán lên thành phố có khi còn đỡ hơn."
Mẹ chồng tôi nghiện cờ bạc.
Tôi chỉ biết chuyện này sau khi sinh Giang Minh.
Tôi cứ nghĩ, sau khi suýt hại c.h.ế.t cháu ruột, bà ấy ít nhiều cũng sợ hãi mà bỏ thói xấu.
Không ngờ, đến tuổi này rồi vẫn chẳng thay đổi.
Tôi vô thức muốn gọi cho Giang Vĩ để nói chuyện này.
Nhưng rồi tôi chợt nhận ra...
Liên quan gì đến tôi nữa đâu?
Dù bà ấy có gây họa vì cờ b.ạ.c đi chăng nữa, cũng là chuyện của cha con họ.
—----
Hơn một tiếng sau, Giang Vĩ cuối cùng mới phát hiện tôi thực sự đã bỏ đi.
Khi anh ta gọi điện, tôi đã ngồi trên xe, đang chạy trên cao tốc.
"Ngụy Kiều, chúng ta cũng có tuổi rồi, cô đừng bướng bỉnh như thế được không?"
"Cô xem cô kìa, ngần này tuổi rồi, chỉ vì mấy món ăn mà trước mặt người lớn dỗi hờn cũng thôi đi, còn chơi trò bỏ nhà ra đi như trẻ con nữa."
"Có đáng không?"
Có đáng không?
Tôi cầm điện thoại, nhớ lại bao nhiêu năm cay đắng không thể nói nên lời.
Gật đầu:
"Đáng. Rất đáng."
Giang Vĩ có vẻ không ngờ tôi - người luôn mềm mỏng - lại kiên quyết như thế, bực bội:
"Ngụy Kiều, bây giờ là kỳ nghỉ Quốc khánh, ở làng chẳng ai đón cô đâu, tôi muốn xem cô làm sao về thành phố!"
"Tôi nói trước, cô đừng mong tôi đến đón! Giỏi thì tự mình mà về!"
Anh ta dường như chắc chắn như vậy sẽ dọa được tôi:
"Nếu giờ cô quay về, tôi sẽ không tính chuyện cô bất hiếu với mẹ tôi, chúng ta..."
Tôi cảm thấy buồn nôn:
"Giang Vĩ, tôi nói rõ rồi, chúng ta ly hôn, tôi cũng sẽ không quay lại."
"Vậy cô ra đi tay trắng! Một đồng cũng đừng hòng mang đi! Không thì tôi sẽ dây dưa với cô đến cùng!"
Giang Vĩ bắt đầu tức giận.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/vi-lo-sot-ot-toi-ly-hon-chong-va-bo-lai-con-trai-o-tuoi-xe-chieu/4.html.]
Tôi lạnh lùng hừ một tiếng:
"Nếu anh chịu làm thủ tục nhanh gọn, chúng ta ly hôn êm đẹp."
"Còn nếu anh cứ ăn nói khó nghe, thì tôi sẽ nói chuyện với lãnh đạo của anh. Nếu tôi nhớ không nhầm, Tết năm ngoái anh có gửi cho ông ta món quà không nhỏ?"
"Gần đây, tiểu Mạnh dưới quyền anh đến nhà mình, quà anh nhận còn để nguyên trong tủ."
"Mấy năm nay, những chuyện anh giao thiệp tôi còn nhớ rõ hơn anh. Giang Vĩ, tốt nhất đừng ép tôi đến mức cùng anh cá c.h.ế.t lưới rách."
Anh ta có lẽ không ngờ tôi sẽ lấy điểm yếu ra dọa, ngây người không nói được gì.
Tôi không đợi anh ta trả lời, thẳng tay chặn số.
Cô gái trẻ ngồi ghế lái nhìn tôi, ngập ngừng rồi nói:
"Cô ơi, tâm trạng không tốt thì có muốn đi du lịch cùng bọn cháu không? Bọn cháu đi nhóm nhỏ, vừa hay thiếu một người."
Cô gái tên Triệu Mẫn, là con gái bà chủ tiệm tạp hóa.
Nếu không nhờ cô ấy tốt bụng cho đi nhờ xe, có lẽ giờ tôi vẫn đang chờ ứng dụng xe trả lời.
Nhưng tôi, một người già, đi chơi với đám trẻ...
Thấy tôi còn do dự, cô ấy cười:
"Cô yên tâm đi, bọn cháu đi nhóm du lịch thuần túy, lịch trình đã lên sẵn, không ép tiêu dùng đâu."
Tôi sờ vào chiếc túi nhựa bên cạnh.
Nếu là trước đây, chắc chắn tôi đã không nỡ tiêu tiền cho mình.
Áo polo và thắt lưng của chồng, máy chơi game, figure, lớp học năng khiếu của con, các mối quan hệ, tiền trả góp nhà và xe...
Những nhu cầu giải trí của tôi luôn bị xếp cuối cùng, cái gì cũng nghĩ có thể chịu đựng được.
Kết quả, tôi nhẫn nhịn đến tận ngày hôm nay.
Nhưng tiết kiệm cả đời, rốt cuộc có ý nghĩa gì?
Vì gia đình sao?
Chồng tôi đã bắt nạt tôi nửa đời người.
Vì con cái sao?
Con trai tôi chẳng bao giờ coi tôi ra gì.
Tôi gật đầu:
"Được, vậy thì đi thôi!"
Triệu Mẫn lái xe chở tôi đến chỗ hội họp với mấy người khác.
Đường cao tốc kẹt xe nghiêm trọng.
Hàng dài xe nối đuôi nhau như đàn sâu chậm chạp bò tới.
Tắc đường chẳng ảnh hưởng đến tâm trạng tôi, nhưng những tin nhắn của con trai lại đè nặng trong lòng:
"Mẹ bao nhiêu tuổi rồi mà còn bốc đồng như thế, có ai như mẹ không, bỏ đi vô trách nhiệm!"
"Những chuyện trước kia bố kể con nghe hết rồi, con nói thật, làm người thì đừng quá chấp nhặt."
Tôi tắt điện thoại, tiếp tục trò chuyện với Triệu Mẫn.
Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, từ chuyện vui ở quê đến việc cha mẹ cô ấy thúc giục lấy chồng.