Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

TỨ MỸ “MAY MẮN” - Chương 4

Cập nhật lúc: 2024-10-18 13:18:34
Lượt xem: 464

[Còn giả bộ nữa, đặt tên con gái là Dẫn Chương và Dẫn Ngọc. Chẳng phải ám chỉ “mời em trai về” sao?]

 

[Nghe nói lúc đó cắt tử cung mà chị ta còn hỏi bác sĩ liệu có thể sinh lần thứ tư được không.]

 

[Không có con trai thì hút m.á.u con gái, nhỏ thì mang đi bán hàng, lớn thì gả đi lấy sính lễ. Đúng là một vụ kinh doanh không lỗ.]

 

[Kiếm tiền từ con gái nhưng trong lòng lại khinh con gái, không ngờ bà chủ kênh lại là người như thế, hủy theo dõi ngay lập tức.]

 

[Có thể trả hàng không? Tôi không muốn con mình mặc đồ từ chỗ này, xui xẻo.]

 

Video cãi lộn trong bệnh viện ngày trước cũng bị cộng đồng mạng nhiệt tình đăng lại.

 

Đơn hàng bị hủy ồ ạt, trả hàng nhiều đến mức kho hàng không chứa nổi.

 

Các đối tác thương mại hoảng sợ, không chỉ hủy hợp đồng mà còn yêu cầu hoàn lại tiền quảng cáo.

 

Chị ta đã ký nhiều hợp đồng, việc hoàn tiền chẳng khác nào cắt da xẻo thịt.

 

Nhưng vẫn chưa dừng lại ở đó, vì ảnh hưởng quá lớn, các thương hiệu yêu cầu Trương Phượng Quyên bồi thường tổn thất danh tiếng mà chị ta gây ra.

 

Lần này, chị ta hoàn toàn suy sụp, tiền kiếm được không đủ bù vào tổn thất.

 

Chị dâu tôi đành mặt dày giữ lại tất cả sản phẩm thử nghiệm gửi đến, rồi rao bán trên mạng để lấy lại vốn.

 

Hành động đó khiến không ai dám hợp tác với chị ta nữa.

 

Giấc mơ kiếm tiền từ bốn nàng hoa hoàn toàn tan vỡ.

 

09

 

Hai năm trôi qua, tôi đã tốt nghiệp cao học và đang làm việc tại một bệnh viện thú y nổi tiếng ở tỉnh ngoài.

 

(Đứa nào ăn cắp truyện của bà dà này thì xứng bị ẻ chảy suốt đời he)

Đột nhiên, mẹ tôi gọi điện nói rằng Tứ Mỹ sắp vào tiểu học.

 

Tôi nhớ lại kiếp trước, khi đó tôi phải nhờ vả hết mối quan hệ và tốn không ít quà cáp, cuối cùng mới có thể đưa chúng vào một trường tiểu học tư thục danh tiếng.

 

Học phí mỗi năm cộng với chi phí ăn mặc gần như rút sạch toàn bộ tiền tiết kiệm của tôi.

 

Khi đó có một cơ hội thăng tiến, yêu cầu phải đi công tác xa.

 

Nhưng nếu tôi đi, không ai chăm sóc chúng.

 

Anh trai và chị dâu thì chẳng thèm quan tâm, còn nói tôi là cô ruột của chúng, chăm sóc là trách nhiệm của tôi.

 

Tôi đã cắn răng ở lại, bỏ lỡ giai đoạn vàng để phát triển sự nghiệp.

 

Nhưng lần này thì không.

 

Cuộc đời của tôi, tôi sẽ sống vì mình.

 

Tôi giả vờ khó xử.

 

“Các trường tiểu học tư thục đang rất căng thẳng về chỉ tiêu, một người thì có thể nghĩ cách, nhưng bốn người thì không thể nào.”

 

“Hay chỉ đưa mỗi đứa út vào?”

 

Chị dâu tôi hét lên ở đầu dây bên kia.

 

“Không được, chúng nó phải học cùng nhau!”

 

Tôi thở dài: 

 

“Vậy thì đành chịu thôi, hay để chúng nó học trường công lập. Dù sao thì Tứ Mỹ ở bên nhau, tương lai xán lạn, học trường nào cũng vậy mà. Đúng không, chị dâu?”

 

Chị ta tự tin đáp: 

 

“Tất nhiên rồi! Tứ Mỹ của tôi, dù ở đâu cũng sẽ có tiền đồ.”

 

Không chịu đầu tư mà muốn có lợi nhuận, tôi rất tò mò xem bọn trẻ sẽ “xán lạn” đến mức nào.

10

 

Tứ Mỹ quả không làm tôi thất vọng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tu-my-may-man/chuong-4.html.]

 

Kỳ thi khảo sát ở trường, cả bốn đều đội sổ cuối bảng.

 

Bạn bè trêu chọc gọi họ là “Tứ đại thiên vương.”

 

Chúng tức giận la hét ầm ĩ, rồi lại lao vào đánh người.

 

Anh trai tôi bị gọi lên trường, về nhà mắng chị dâu.

 

“Không phải em nói bốn đứa ở cùng nhau thì sẽ gặp may mắn sao? Sao ngày nào cũng gây chuyện thế này.”

 

Chị dâu không chịu thua.

 

“Chắc chắn là do chỗ ngồi của chúng nó bị tách ra, để em lên gặp hiệu trưởng!”

 

Vì thế suốt những năm tiểu học, theo yêu cầu của chị dâu, bốn đứa chúng nó luôn phải dính chặt với nhau.

 

Ngồi cùng nhau, thi cùng nhau, ăn uống và đi vệ sinh cũng phải cùng nhau.

 

Chúng không xinh đẹp nổi bật, từ nhỏ ăn uống thiếu thốn nên không cao lớn, trông như bốn đứa búp bê đầu to.

 

Cách cư xử như trẻ dính liền lại kỳ lạ, khiến bạn bè trong lớp luôn chú ý.

 

Thực ra bọn trẻ con không có ác ý, chỉ tò mò là chính.

 

Nhưng Tứ Mỹ cứ cúi gằm mặt không dám ngẩng đầu, tính cách ngày càng trở nên lập dị và cô lập.

 

Dần dần, giao tiếp với người khác cũng khó khăn.

 

Nhóm bốn đứa như một bức tường đồng, ngăn cách mọi thứ.

 

Kết quả học tập thì không cần phải nói nữa.

 

Nếu không có chế độ giáo dục bắt buộc chín năm, có lẽ còn chẳng vào nổi cấp hai.

 

Kiếp trước, tôi đã chăm sóc cho hai chị em một cách tận tình, nuôi dưỡng chúng mập mạp, xinh đẹp.

 

Tôi còn bỏ tiền túi thuê gia sư kèm cặp riêng cho chúng.

 

Hai đứa vừa hoạt bát vừa học giỏi, trở thành tâm điểm trong trường.

 

Các thầy cô cưng chiều như bảo bối.

 

Người theo đuổi chúng cũng đầy ra.

 

Nhưng sau lưng, chúng lại trách tôi nghiêm khắc, bắt chúng học hành vất vả, còn không cho yêu đương.

 

Giờ thì tốt rồi, giấc mơ vào trường đại học tốt mà kiếp trước tôi đã giúp chúng đạt được, giờ chỉ là ước mơ xa vời.

11

 

Chớp mắt mấy năm trôi qua, tôi đã đổi công việc, được thăng chức, hiện giờ là viện trưởng của một chuỗi bệnh viện thú y lớn.

 

Phải nói rằng, đôi khi ở bên động vật lại thoải mái hơn là ở cạnh con người.

 

Nghe nói tính tình của bốn chị em ngày càng trở nên lập dị, ngày nào cũng gây chuyện.

 

Anh trai và chị dâu tôi có phần thất vọng, ngày nào cũng cãi nhau, đổ lỗi cho nhau rằng không nên sinh nhiều như thế.

 

Chuyện về hoa sen cùng nhụy, chuyện về may mắn gì đó đều là nhảm nhí.

 

Hoa không mang lại lợi ích, dù có đẹp đến mấy cũng vô dụng.

 

Mẹ tôi chỉ biết an ủi rằng nếu không đỗ được cấp ba thì cho đi học nghề, hoặc ra ngoài kiếm việc làm.

 

Chỉ cần lớn lên bình an, sau này gả chồng, nhận sính lễ là không lỗ.

 

Họ mới tạm thời nguôi ngoai.

 

Mẹ tôi gọi điện cho tôi, tôi coi tất cả như chuyện cười để nghe.

 

Dù sao cứ nhắc đến việc xin tiền là tôi cúp máy.

 

Loading...