Mấy tháng liền, nó không ngừng than phiền.
Cuối cùng, bố mẹ cũng sốt ruột,
Nhờ vả khắp nơi mới tìm được một người "chấp nhận được".
Người này là một thanh niên 28 tuổi, tốt nghiệp cao đẳng, làm việc trong nhà máy cơ khí, lương tháng 6.000 tệ.
Bố mẹ làm nông ở quê, dành dụm cả đời mua cho anh ta một căn hộ nhỏ ở thị trấn.
Trong nhà còn có một cô em gái đang đi học.
Điều kiện bình thường, ngoại hình bình thường, không như kỳ vọng của Tống Tri Mỹ.
Nhưng so với những người nó từng xem mắt, đã được coi là lựa chọn tốt nhất.
Cuối cùng, nó miễn cưỡng gật đầu.
Bố mẹ thở phào nhẹ nhõm khi liên tiếp gả được một trai một gái.
Họ cảm thấy nhiệm vụ của đời mình sắp hoàn thành.
Nhìn tôi – đứa con gái lớn tuổi chưa chồng, mẹ tôi lại bắt đầu lên lớp:
"Nhìn con xem, trong ba chị em, con lớn nhất mà còn chưa lấy chồng. Nói ra mẹ mất mặt lắm."
Lúc đó tôi đang bận tối mắt tối mũi vì công việc,
Bực mình đáp ngay:
"Không lấy chồng là mất mặt à? Vậy theo lẽ đó, càng kết hôn nhiều càng không mất mặt. Thế thì mẹ với bố còn chung sống làm gì, mau ly hôn đi rồi cưới vài lần cho khỏi xấu hổ!"
Mẹ tôi tức đến lắp bắp:
"Con… con… đúng là đọc sách đến uổng phí mà!"
Đám cưới của Tống Tri Mỹ được ấn định vào giữa năm.
Nhà trai rất có thành ý, đưa sính lễ 188.000 tệ, vàng bạc đầy đủ,
Thậm chí còn có cả quà ra mắt và tiền gọi bố mẹ chồng.
Bố mẹ tôi cười tít mắt, khen con rể tương lai chu đáo.
Tống Tri Mỹ cũng dần nguôi ngoai nỗi bất mãn.
Nó bắt đầu chuẩn bị đám cưới một cách hối hả.
Hớn hở đăng ảnh áo cưới, tiệc cưới, quà cưới lên mạng xã hội.
Mọi thứ đều rất suôn sẻ.
Cho đến trước ngày cưới.
Trong số 188.000 tệ sính lễ, bố tôi chỉ đưa cho nó 40.000.
Phần còn lại bị giữ lại.
Nó tức giận làm ầm lên, nhưng mẹ tôi lại giở chiêu cũ để dỗ dành:
"Con còn trẻ, cầm số tiền lớn như vậy trong tay, nhà chồng sẽ để ý đấy."
"Yên tâm đi, mẹ không lấy tiền của con. Mẹ chỉ giữ giúp con, sau này sinh con mẹ sẽ đưa lại, còn thêm chút nữa cho con."
Cãi nhau mãi không xong.
Bị dụ dỗ, ép buộc, nó đành mơ hồ nuốt trọn chiếc bánh vẽ này.
Mang theo 40.000 tệ tiền đồ điện gia dụng và chăn nệm làm của hồi môn, bước vào nhà chồng.
Con gái đã yên bề gia thất,
Bố mẹ tôi vội vã mang hết tài sản chạy đến nơi con trai sống.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tu-bo-ca-nha-bac-beo-toi-se-song-cuoc-doi-tuoi-dep/chuong-7.html.]
Ai về nhà nấy.
Cũng xem như một cái kết tốt đẹp.
Sau khi cưới, cuộc sống của Tống Tri Mỹ cũng khá ổn.
Chồng nó đưa hết lương cho vợ.
Bố mẹ chồng mỗi tháng còn trợ cấp thêm 2-3 nghìn.
Tổng cộng lại, nó còn sống dư dả hơn trước khi kết hôn.
Việc nhà đã có mẹ chồng làm, nó chẳng cần động tay vào gì cả.
Sau đó, nó dứt khoát nghỉ việc, lấy cớ tập trung ôn thi.
Mỗi ngày ngủ nướng, dạo phố, mua sắm, chơi mạt chược, làm móng, hưởng thụ cuộc sống.
Khi có thai, cả nhà chồng càng nâng niu nó như nữ hoàng,
Đến bữa còn bưng cơm tận giường.
Nó rất tận hưởng cuộc sống này, thỉnh thoảng còn đến khoe khoang với tôi:
"Đàn bà ế như chị chỉ biết mơ mộng hão huyền, làm lương ba cọc ba đồng mà còn gánh nợ mua nhà, đến tuổi này vẫn chưa ai thèm cưới."
Tôi chỉ cười, không đáp.
Một năm sau, con nó chào đời.
Đứa trẻ ra đời, kéo theo đó là một cỗ máy đốt tiền.
Sữa bột, tã lót, rồi đủ thứ chi tiêu khác cuốn đi như nước.
Cuộc sống "quý bà thị trấn" của Tống Tri Mỹ cuối cùng cũng không thể duy trì nổi.
Trang cá nhân của nó bắt đầu tràn đầy những lời oán trách,
Trách chồng vô dụng, trách bố mẹ chồng không giúp đỡ, trách em chồng còn đi học tiêu tốn tiền bạc.
Nó bóng gió yêu cầu bố mẹ chồng bỏ hết tiền dưỡng già ra lo cho gia đình nó,
Thậm chí còn giục cô em chồng đang học lớp 12 bỏ học đi làm để kiếm tiền phụ giúp.
Cứ ba ngày lại gây chuyện một lần, dần dà, gia đình chồng cũng bắt đầu mệt mỏi.
Nhưng chi phí kết hôn ở nông thôn quá cao, không thể dễ dàng ly hôn.
Cuối cùng, vẫn là chồng nó nhượng bộ.
Và nó cũng hiểu rõ điều này, nên càng ngày càng lấn tới.
Cuộc sống cứ thế trôi qua trong cãi vã suốt ba năm.
Cho đến khi đứa trẻ bị phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh, cần phẫu thuật gấp.
Mà sau ba năm nắm quyền quản lý tài chính, tài khoản của nó không còn đồng nào, còn nợ hơn 100.000 tệ tiền vay trực tuyến.
Tảng băng tích tụ bao năm, cuối cùng cũng nứt vỡ vào giây phút này.
Thế nhưng, nó vẫn ngang nhiên lớn tiếng:
"Tôi vốn dĩ có công việc ổn định, nếu không phải vì cưới vào nhà anh, tôi có khổ sở thế này sao?"
"Nhà anh nghèo rớt mồng tơi, lấy được vợ là may mắn lắm rồi, còn trách móc cái gì nữa?"
Chồng nó không thể nhẫn nhịn thêm, quăng ngay một tờ đơn ly hôn lên bàn.
"Không làm mất thời gian của cô nữa, cô đi mà tìm một người có tiền hơn đi."
Tống Tri Mỹ ly hôn.