Truyền Thuyết Bạch Long - Chương 12
Cập nhật lúc: 2024-11-03 15:14:33
Lượt xem: 817
Vài ngày sau, ta cùng ông nội thu xếp hành lý, dấn bước lên con đường tiến về Trung Nguyên. Sáu nghìn một trăm dặm đường, ngày đêm vất vả, mang theo bánh Hồ cùng thịt khô, cũng mang theo những viên thuốc đặc chế của ông nội.
Đến Ngọc Môn Quan, ông nội cho ta dùng một viên thuốc màu vàng kim. Đó là viên thuốc luyện chế từ mật của loài rắn quái dị chiếm cứ tổ phần nhà chúng ta.
Loài rắn quái dị ấy trên đầu có sừng thịt, toàn thân màu tím, mật rắn lại mang sắc vàng kim. Nghe ông nội kể, rất lâu về trước, loài rắn quái dị này cũng giống như bạch long, đều là linh thú tu luyện ở Thiên Sơn.
Nhưng bản tính chúng hung tàn, ưa thích ăn thịt người, cuối cùng không có được tạo hóa như bạch long. Bạch long tộc dựa vào linh khí của dãy Thiên Sơn tu luyện hóa hình, thấy loài rắn quái dị kia không ngừng tác ác, bèn ra tay phế bỏ tu vi của chúng.
Chính vì vậy mà con cháu đời sau của rắn quái dị tộc, trời sinh đã mang theo oán hận với bạch long tộc.
Nói ra cũng nực cười, tổ phần nhà chúng ta an táng ở đâu, chúng liền bám riết lấy nơi đó, ra sức muốn khiến khí tức của long tộc biến mất khỏi thế gian này.
Ông nội gọi chúng là rắn giữ lăng của bạch long tộc, và dùng mật rắn của chúng, phối hợp với bí dược Tây Vực, chế tạo ra một loại thuốc hoàn màu vàng kim.
Loại thuốc hoàn này ăn vào có thể che giấu khí tức rồng trên người chúng ta.
Ông nội dặn dò, nhất thiết phải ghi nhớ, khi đến Trung Nguyên, chúng ta chính là người thường, trừ phi vạn bất đắc dĩ, không được phép sử dụng linh lực, để tránh rước họa vào thân.
Lúc mới đến Trung Nguyên, ta có chút căng thẳng. Trên đường đi qua Cam Châu, chúng ta gặp phải một toán cường đạo cướp đường. Ông nội nhỏ giọng bảo ta, đừng gây sự, bọn chúng muốn cướp gì cứ đưa cho chúng là được.
Kết quả tên đầu lĩnh cường đạo chỉ khẽ liếc nhìn chúng ta một cái, phẩy tay cho chúng ta đi qua.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Cứ thế mà để chúng ta đi...
Sau này ta mới biết, cường đạo Trung Nguyên lại có quy củ "mười điều không cướp, bảy điều không đoạt".
Ta không nhịn được mà nói với ông nội: "Bọn họ cũng thật là tốt bụng."
Ông nội cũng không nhịn được mà thốt lên: "Quả thật, tốt quá nhỉ."
..................................
Ta cùng ông nội một đường thuận buồm xuôi gió, phiền toái lớn nhất mà chúng ta gặp phải chẳng qua chỉ là lúc uống trà ở quán nước ven đường, có một vị công tử nhà giàu đang vội vã lên đường, lại gần bắt chuyện với ta.
Hắn đứng quá gần ta, ta nhất thời không nhịn được, đưa tay tháo khớp hàm của hắn. Sau đó tên gia nhân bên cạnh hắn lại dám dùng ngón tay chỉ vào ta, ta lại một lần nữa không nhịn được, tháo luôn khớp tay hắn.
Hai người chủ tớ đau đớn kêu la thảm thiết, ông nội mắng ta hồ đồ. Ông ấy nói người Trung Nguyên rất yếu ớt, không thể tùy tiện động tay động chân.
Ta xấu hổ cúi đầu.
Cách Trường An chỉ còn một ngày đường, ta và ông nội quyết định mỗi người một ngả. Nguyên nhân là bởi khi chúng ta đang dùng bữa tại một tửu lâu, nghe thấy mấy người bàn bên cạnh đang bàn tán, rằng cao tăng Huệ Khiêm pháp sư ở Tam Thánh Sơn trước khi viên tịch có để lại một ván cờ, bốn mươi năm qua vẫn chưa có ai giải được.
Mấy ngày trước, đồ tôn của ngài ấy là Nhất Minh hòa thượng, đã ngộ ra được cách hóa giải, muốn vào ngày mùng tám, ngày trai giới, phá giải ván cờ này.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/truyen-thuyet-bach-long/chuong-12.html.]
Ta và ông nội liếc nhìn nhau.
Ông nội nói: "Đến Tam Thánh Sơn."
Ta: "Đến Trường An."
Ông nội: "Đến Tam Thánh Sơn trước."
Ta: "Đến Trường An trước."
Ông nội: “Cháu gái ngoan, cháu gái ngoan của ta."
Ta: "Ông nội ngoan, ông nội ngoan của ta."
"..."
Nửa canh giờ sau, mỗi người một con ngựa, chúng ta chia tay nhau tại đây.
Ông nội dặn dò: "Ta xem xong ván cờ sẽ đi tìm con, con cứ đến Trường An tìm khách điếm mà nghỉ chân, chơi vài ngày, chờ chúng ta gặp nhau rồi cùng đi tìm Trình Gia đòi vảy rồng."
"Con biết rồi."
"Đừng có tùy tiện bóp người ta!"
"Con biết rồi!"
"Phải sống cho ra dáng con người!"
"Con biết rồi!"
Ta liếc nhìn ông ấy với vẻ hơi chán ghét, thúc ngựa rời đi: "Ông nội, người thật lắm lời!"
Ta cũng thấy phiền muộn, vốn dĩ bị nam nhân ruồng bỏ tâm trạng đã không tốt rồi.
Trường An còn phồn hoa hơn ta tưởng tượng nhiều, con đường lát đá xanh rộng lớn trải dài đến tận chân trời, xe ngựa qua lại tấp nập, dòng người đông đúc như nước chảy.
Những tửu lâu, quán xá nguy nga tráng lệ, tiếng cười nói, tiếng chén rượu chạm nhau, tiếng rao hàng của tiểu nhị, tất cả đều vọng vào tai ta một cách rõ ràng.
Bánh bao nóng hổi, đủ loại điểm tâm, kẹo hồ lô, tất cả đều bày la liệt trên đường phố. Gấm vóc của họ được treo lên từng tấm từng tấm, bày bán ngay trên phố.
Người Trung Nguyên đa phần đều mặc áo đối tay rộng, các cô nương trên đường cũng có người mặc áo ngắn tay và váy dài, nhưng so với áo ngắn tay hở n.g.ự.c của Tây Vực chúng ta thì kín đáo hơn nhiều.
Ta và ông nội từ khi đến Trung Nguyên vẫn luôn mặc Hồ phục cổ ve áo, đối tay, tay áo hẹp, viền gấm, thắt lưng.
Người nước ngoài đến Trường An buôn bán, hầu hết đều mặc Hồ phục, vốn dĩ chẳng có gì đáng chú ý, nhưng bởi vì ta là nữ tử, nên khó tránh khỏi bị người ta nhìn ngó thêm vài lần.