Trường Mệnh - Chương 13
Cập nhật lúc: 2025-01-18 15:44:17
Lượt xem: 222
Nói rồi bà lại đổi ý, lẩm bẩm tự nói với chính mình, "Không được, không được, cách này quá chậm, quá chậm."
Dường như nghĩ ra điều gì, ánh mắt bà bừng sáng, bà nắm chặt cánh tay ta, không giấu nổi hận ý mà bảo, "Phải rồi, chi bằng tìm cơ hội, một nhát kiếm đ.â.m c.h.ế.t hắn. Liễu Thiêm, chỉ cần hắn chết, mẫu thân của con cũng sẽ được giải thoát."
Bà tính toán làm thế nào để ta g.i.ế.c c.h.ế.t Liễu Thanh Thạch báo thù cho bà, mà không hề nghĩ đến làm thế nào để ta có thể toàn mạng thoát thân. Cũng giống như cách Liễu Thanh Thạch bắt ta bỏ độc vào đồ ăn của Hoàng thượng, bà chưa từng nghĩ đến sự an nguy của ta.
Một lần, cũng chẳng nghĩ đến.
Tim ta bỗng chốc nặng trĩu, một cảm giác khó tả dâng lên và dần trở nên rõ ràng hơn.
Có lẽ ta đã im lặng quá lâu nên mẫu thân nhìn về phía ta, trong mắt bà, ta đang cúi đầu với vẻ vô hồn, tay cầm thìa khuấy nhẹ bát chè, chiếc thìa chạm vào thành bát phát ra âm thanh lanh lảnh, nhưng ta không hề động đến dù chỉ một miếng. Bà mất dần kiên nhẫn, vẻ giả tạo của một người mẹ cũng đã biến mất, ánh mắt lạnh lùng nhìn ta, ép hỏi:
"Liễu Thiêm, con có định đi báo thù thay mẫu thân không?"
Ta hé môi, nhưng lại không thể phát ra âm thanh nào. Sau một thoáng im lặng, ta không trả lời là đồng ý hay không, chỉ nhẹ nhàng đẩy bát chè hạt sen quay lại trước mặt bà, giọng nhỏ nhẹ:
"Mẫu thân, người còn nhớ không? Ta ăn hạt sen sẽ c.h.ế.t đấy."
Ta dị ứng với hạt sen, khi còn nhỏ đã từng vì ăn chúng mà suýt mất nửa cái mạng. Năm xưa, khi mẫu thân không cho ta ăn cơm, ta đói đến cùng cực, đã từng lội nước giữa mùa đông để hái những đài sen còn sót lại mà người ta bỏ đi ngoài hồ. Lạnh buốt cắt da, ta vất vả gom được một nắm hạt sen khô khốc, từng hạt một nhai kỹ nuốt xuống. Đêm hôm đó, bụng ta đau quặn đến mức lăn lộn khắp đất, khắp người nổi đầy mẩn đỏ.
Mẫu thân thấy ta có dấu hiệu như mắc bệnh truyền nhiễm liền đuổi ta ra ngoài. Ta nằm co ro trong đống rơm, yếu ớt chờ chết, may sao thím ta mang đồ đến đã thấy, lập tức cõng ta xuống núi tìm thầy lang. Lúc ấy ta mới biết mình ăn phải thứ dị ứng, nếu ăn thêm vài hạt nữa e rằng đã mất mạng.
Kể từ đó, ta không bao giờ đụng vào hạt sen nữa, nhưng mỗi mùa hè, ta vẫn làm công ở hồ sen để đổi lấy những đài sen hỏng về nấu chè, vì mẫu thân thích món chè hạt sen ngọt ngào ấy.
Bà bảo bà hiểu rõ ta. Nhưng ta chỉ thấy điều đó vừa buồn cười vừa chua xót.
Nếu bà thật sự hiểu ta, bà sẽ không nấu món chè bà thích nhất để giả vờ chào đón ta.
Giữa vẻ mặt cứng đờ của bà, ta bước ra ngoài, mở cửa phòng, hít thật sâu bầu không khí trong lành, nhưng cảm giác nghẹn ngào trong lòng mãi không thể tan đi.
Đêm hôm đó là buổi gia yến, Liễu phu nhân sai người đến gọi ta cùng dùng bữa. Danh nghĩa, ta là dưỡng nữ của Liễu Thanh Thạch, ghi vào gia phả dưới tên Liễu phu nhân, cũng là nữ nhi của bà ấy.
Liễu Tích Dung không có mặt, Liễu Hi Yên thì ngồi cạnh cha mẹ nàng. Vì là gia yến nên không quá câu nệ lễ tiết, Liễu Thanh Thạch và Liễu phu nhân liên tục gắp món ăn yêu thích cho nàng. Dần dần, ta nhận ra rằng cả bàn tiệc đầy ắp những món mà nàng thích nhất.
Còn ta, ngồi một mình ở góc cuối bàn, cảm giác ấy lại ùa về – một cảm giác lạc lõng quen thuộc.
Giữa bữa ăn, Liễu Hi Yên đột nhiên bực bội, Liễu Thanh Thạch hỏi nàng có chuyện gì, nàng nhìn về phía ta, ý tứ rõ ràng: "Chúng ta là gia đình vui vẻ đoàn tụ, ta không thích kẻ ngoài khó coi phá hỏng không khí."
Thế là giữa bữa, Liễu Thanh Thạch bảo ta ra ngoài, dặn nhà bếp chuẩn bị bữa tối riêng cho ta.
Ta không đến nhà bếp, mà rời phủ, lang thang trên phố mà không có mục đích.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/truong-menh/chuong-13.html.]
Chập tối, chợ phố đông vui, đèn lồng treo cao trên mái hiên, dòng người tấp nập, tiếng rao bán hàng không ngớt, khói lửa nhân gian bừng sáng khắp nơi.
Ta thấy một đứa trẻ được cha mẹ bồng bế, đòi mua một cây kẹo hồ lô, cha mẹ nó vừa bất đắc dĩ lại cưng chiều mà chọn cho đứa bé cây to nhất; một bà lão đang trách mắng cháu vì nó trèo cây bắt chim rồi ngã bẩn đầy người, mắng xong lại cẩn thận đặt chú chim non lên bếp lò sưởi cho khỏi lạnh; những nữ tử sắp xuất giá theo mẹ và các tỷ muội chọn trang sức, sắm sửa của hồi môn; một bà cụ dìu người mẹ già còn lớn tuổi hơn, cùng bà con hàng xóm ngồi chuyện trò...
Ta như một hồn ma cô độc, lang thang giữa sự ấm áp ấy.
Hồng Trần Vô Định
Dần dần, đêm về khuya, hàng quán hai bên đường lần lượt đóng cửa, ánh đèn mờ dần, người qua lại thưa thớt. Ta cứ đi mãi cho đến khi bị chặn lại.
Ngước lên, ta mới nhận ra mình đã đi đến một cổng nhỏ của hoàng cung, phủ tể tướng thực ra rất gần hoàng cung.
Vệ binh chặn ta lại, ta ngẩn người một lúc rồi hỏi họ: "Phi tần ra ngoài thăm gia đình có thể quay về cung sớm hơn không?"
Một câu hỏi làm họ sửng sốt, từ trước tới nay, phi tần về thăm nhà luôn quyến luyến không nỡ rời đi, chẳng ai lại muốn sớm quay về như ta.
Một người đi xin chỉ thị, được trả lời rồi quay lại nói rằng có thể vào.
Ta quay lại nhìn cung nữ thân cận đang lặng lẽ theo sau: "Ngươi hãy về báo với phụ thân, ta sẽ vào cung trước."
Rồi để nàng ấy còn ngỡ ngàng đứng đấy, ta bước vào cửa cung, dần dần đi xa.
Tuyết bắt đầu rơi lất phất, đông đã sang rồi.
Dường như khi thu tàn vạn vật héo úa, trời đất cũng trở nên ảm đạm, xám xịt.
Khi trở về cung điện của mình, ta vẫn chẳng ngủ yên giấc, chân tay lạnh buốt, toàn thân như chìm trong băng giá. Năm nay, mùa đông đến sớm, than sưởi vẫn chưa kịp phân phát đến các cung, cả phòng lạnh lẽo không chút hơi ấm.
Nửa đêm, ta lại quen thuộc mà bò dậy, ôm lấy chú thỏ xám lông xù, cuộn mình vào chăn lạnh ngắt, cố gắng rúc vào để sưởi ấm.
Mẫu thân chưa từng hiểu ta. Trước đây khi còn ở trong núi, giữa mùa đông lạnh giá nhất, ta có thể mặc áo mỏng lội xuống sông bắt cá, vào rừng tuyết săn gà rừng, một mình trèo lên núi nguy hiểm để chặt củi, học theo người lớn mà chuẩn bị hàng tết. Khi tết đến, ta lại không nỡ ăn thịt nhiều, cuối cùng toàn bộ số thịt vất vả gom góp đều nhường cho mẫu thân, cả chút củi khó khăn mới mang về cũng đều để bà sưởi ấm.
Bà đã quen với việc đó nên luôn cho rằng ta vốn không sợ lạnh, và bà cũng chưa bao giờ giống những bà mẹ khác, may cho ta một bộ áo mùa đông.
Bà không biết rằng, thật ra ta rất sợ lạnh, còn sợ hơn người bình thường. Vì vậy, ngay cả khi ngủ, ta cũng phải ôm lấy chú thỏ để tìm chút hơi ấm mà ngủ một giấc yên bình cho đến sáng. Cảm giác đau âm ỉ, nghẹn ngào trong lòng cũng có thể tạm thời lắng xuống.
Liễu Tích Dung đã nói không sai, trong mắt bọn họ, ta chỉ là một con cờ, chẳng ai quan tâm đến ta, từ đầu đến cuối, ta chỉ là một kẻ đáng thương, chẳng ai muốn.
Người tỷ muội ta từng nghĩ là đối xử tốt với mình, hóa ra từ đầu đến cuối đều mưu tính lợi dụng ta; phụ thân ruột của ta thì hết lần này đến lần khác đẩy ta vào chỗ c.h.ế.t để đạt được mục đích của mình; ngay cả mẫu thân, người mà ta đã cùng sống nương tựa, trong mắt bà cũng chỉ có thù hận, và bà cũng ép ta dùng mạng sống của mình đổi lấy mạng của kẻ thù.
Họ đều lợi dụng ta, rồi lại khinh thường ta.
Nhưng, dù ta là kẻ không ai cần, chú thỏ của ta lại là một sinh vật có người mong mỏi.
Hằng ngày ta đi xin những lá rau thừa từ bếp, đi đến những nơi hoang vắng trong cung để hái cỏ, nỗ lực tìm đồ ăn cho nó, dựng cho nó một chiếc ổ nhỏ sạch sẽ và ấm áp, thậm chí còn buộc cho đôi tai khiếm khuyết của nó một chiếc nơ xinh đẹp.