Trừng trị gia đình vô ơn - Phần 2
Cập nhật lúc: 2024-12-14 05:04:31
Lượt xem: 8,754
3
Không trách họ ai cũng chắc chắn rằng tôi không dám ly hôn, vì thực sự tôi không có vốn để ly hôn.
Hiện giờ đang là thời kỳ cao điểm của nạn thất nghiệp, tôi cũng không thoát khỏi số phận.
Công nhân thất nghiệp khắp nơi, có người vì gia đình mà thậm chí phải bán thân để kiếm sống. Tôi, một người phụ nữ 29 tuổi, đến khả năng nuôi sống bản thân còn không có, mà lại muốn ly hôn, đúng là làm người ta cười cho thối mũi.
Tôi bóp chặt tờ hai mươi tệ trong túi, đây là toàn bộ tài sản của tôi.
Nhưng tôi có tự tin, chỉ là họ không nhìn ra điều ấy.
Cơ thể 29 tuổi này chứa đựng linh hồn của một người đã lăn lộn thương trường hơn ba mươi năm. Với đủ kiến thức tích lũy, lại đang trong giai đoạn đầy cơ hội, chỉ cần nắm bắt là có thể phất lên nhanh chóng.
Việc cấp bách nhất hiện giờ là phải ly hôn, không cho tên cặn bã ấy một chút cơ hội nào, cắt đứt mọi quan hệ với hắn, tránh mọi hình thức hút máu.
Tôi ngồi trước cửa cục dân chính chờ nửa tiếng, thì chồng tôi - Tiền Soái, phóng xe đạp đến.
Tôi không chờ hắn ở nhà vì sợ hắn về lại đánh tôi.
Hắn là người sĩ diện, chắc chắn đến đây hắn đến sẽ muốn đến đưa tôi về.
Nhưng tôi không cho hắn cơ hội, đi thẳng vào bên trong.
Thời này, người ly hôn thật sự rất ít, bên làm thủ tục kết hôn thì xếp hàng dài, còn chỗ ly hôn thì trống không.
Vừa ngồi xuống ghế, Tiền Soái đã đuổi tới. Hắn tức giận, túm lấy tóc tôi, kéo mạnh khiến tôi nhấc bổng khỏi mặt đất.
Nhân viên ở đây có lẽ đã thấy nhiều cảnh tương tự, đoán trước được tình huống, hai nhân viên nam nhanh chóng kéo tôi ra.
"Đồng chí! Bình tĩnh!"
Tôi ném giấy chứng nhận kết hôn lên bàn, từng chữ một kiên quyết nói, "Tôi muốn ly hôn!"
"Ai cho cô mặt mũi mà cô muốn nói ly hôn là ly hôn!"
Tiền Soái chưa bao giờ nghĩ tôi dám chống lại hắn, hắn lại định đánh tôi.
Nhân viên tiếp nhận giải quyết cuộc ly hôn của tôi là một phụ nữ, thở dài: "Cuộc hôn nhân này nên kết thúc thôi, cô ấy chẳng lẽ chờ anh đánh chết?"
Tôi thầm cảm ơn thời đó chưa có thêm thời gian hòa giải ly hôn.
"Tiền Soái, anh là kẻ không có bản lĩnh! Chẳng lẽ ly hôn với tôi rồi anh sợ không sống nổi sao?"
Tôi dùng phép khích tướng, quả nhiên, hắn đã mắc bẫy. Cầm lấy bút ký ngay.
"Bạch Mai! Cô đừng có mà hối hận!"
Đó là câu cuối cùng hắn hét với bóng lưng tôi.
Rồi hắn chỉ biết trợn mắt há mồm nhìn tôi bước lên một chiếc taxi, đi thẳng mà không ngoái lại.
Tôi biết trong lòng hắn chắc chắn rất sốc, có lẽ hắn đang chửi thầm, con đàn bà c.h.ế.t tiệt dám đi taxi sao?
Tôi lạnh lùng cười.
Sau này còn nhiều chuyện khiến hắn sốc hơn nữa, chuyện này đã là gì chứ?
4
Tôi bảo tài xế taxi dừng lại trước cổng khu dân cư, sau đó vào tiệm tạp hóa ở cổng mua một cân bánh.
Khi nhấn chuông nhà Tô Mạt, tim tôi không kìm được mà đập thình thịch.
Đây chính là người mà tôi luôn nhớ ngày đêm. Kiếp trước, chỉ có cô ấy là mang đến cho tôi sự vui vẻ.
Tô Mạt là bạn thân nhất của tôi, chúng tôi quen nhau từ thời trung học, tình bạn này kéo dài nhiều năm liền. Mặc dù vì tự ti mà tôi từng cố gắng buông tay, nhưng cô ấy luôn nắm c.h.ặ.t t.a.y tôi, luôn làm bạn thân nhất trên đời với tôi.
Sau khi tốt nghiệp, cô ấy trở thành giáo viên, công việc nhàn hạ và ổn định. Sau đó cô ấy được hiệu trưởng để mắt đến, giới thiệu cho con trai mình. Kể từ đó, cô ấy sống một cuộc sống khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/trung-tri-gia-dinh-vo-on/phan-2.html.]
Chồng yêu thương, bố mẹ chồng quý mến.
Tôi tự biết mình không xứng xuất hiện trong cuộc sống của cô ấy, nên đã dần rời xa. Vì cô ấy mang thai, gia đình chồng không yên tâm cho cô ấy ra ngoài nên chúng tôi đã ba bốn tháng không gặp mặt.
"Tiểu Mai?" Tô Mạt mở cửa, nhìn thấy tôi, vui mừng đến mức suýt nhảy cẫng lên.
"Là ai thế? Sao Tiểu Mạt lại vui đến vậy?" Người nói là mẹ chồng của Tô Mạt, Hiệu trưởng Trần.
Nhìn thấy tôi, ánh mắt bà ấy thoáng trầm xuống. Tôi biết bà không ưa tôi, cũng vì lý do này mà tôi cũng ít đến, tôi sợ mang lại ảnh hưởng không tốt cho Tô Mạt.
Nhưng Tô Mạt không bận tâm điều đó, kéo tay tôi đi thẳng vào nhà.
Tôi nhìn cái bụng của Tô Mạt mà hít sâu một hơi, nó to quá rồi, như thể sắp nứt ra vậy.
Hiệu trưởng Trần dù không thích tôi, nhưng vì tôn trọng Tô Mạt nên bà ấy vẫn mang hoa quả ra, còn ân cần đóng cửa lại, để chúng tôi có không gian nói chuyện riêng.
Phòng khách nhỏ vừa bước vào có chút tối, vào đến phòng thì Tô Mạt mới nhìn rõ vết thương trên mặt tôi, nước mắt lập tức tuôn trào, đau lòng chạm vào mặt tôi, đôi môi nhỏ run rẩy như muốn khóc.
"Đừng khóc, con cậu sẽ cảm nhận được đấy."
Tôi nắm tay cô ấy, an ủi: “Tớ đã làm thủ tục ly hôn rồi."
"Ly hôn rồi? Tốt quá! Cuối cùng cậu cũng thoát khỏi hắn rồi."
Tô Mạt lại muốn ôm tôi, nhưng cái bụng lớn ngăn cách giữa chúng tôi, không thể ôm được.
Kiếp trước cô ấy cũng khuyên tôi ly hôn, chỉ là tôi do dự không quyết.
"Vậy cậu tính sao? Về nhà mẹ đẻ à? Mẹ cậu liệu có đồng ý không?" Tô Mạt rất hiểu tình cảnh của tôi, lại bắt đầu lo lắng.
"Vậy nên tớ mới đến tìm cậu, cậu có thể cho tớ mượn chút tiền không? Tớ..."
Chưa kịp nói xong, Tô Mạt đã đứng dậy, lấy một cuốn sổ tiết kiệm và con dấu từ ngăn kéo bàn trang điểm, đưa cho tôi.
"Đây là tiền riêng của tớ, có ba vạn, cậu cầm đi, không đủ thì tìm tớ."
Tôi giật mình, ba vạn? Nhiều quá!
"Không, tớ chỉ cần năm nghìn thôi."
"Cậu cứ cầm hết đi, tớ bây giờ thế này, không biết ngày nào sẽ sinh, sợ đến lúc đó không giúp được cậu. Cậu cứ cầm đi, tớ cũng yên tâm hơn."
Lời của Tô Mạt như đang để lại di chúc, tim tôi quặn thắt lại.
Kiếp trước, chưa đầy một tháng sau, cô ấy sẽ khó sinh, vì kẹt xe không kịp cấp cứu, c.h.ế.t trên đường.
Kiếp này, dù thế nào tôi cũng sẽ không để chuyện như vậy xảy ra.
Tôi còn rất nhiều việc phải làm, tôi nói vài câu với Tô Mạt rồi vội vàng cáo từ ra về.
Lúc tiễn tôi ra cửa, mặt Hiệu trưởng Trần biểu hiện đầy vẻ không vui, bà ấy chắc đã đoán được tôi đến là để vay tiền.
5
Kế hoạch ban đầu của tôi là mượn năm nghìn tệ, mua một căn nhà nhỏ, rồi đến xưởng may đã phá sản mua vài cái máy cũ.
Kiếp trước, tôi khởi nghiệp từ một tiệm may nhỏ, hai năm sau việc làm ăn ngày càng phát đạt, tôi bắt đầu nhận các đơn hàng gia công số lượng lớn, cuối cùng cũng mở xưởng may, làm gia công cho các thương hiệu, kiếm được khối tài sản hàng chục triệu.
Bây giờ tôi không muốn bắt đầu lại từ đầu, từng bước từng bước đạp máy may, tôi muốn đi đường tắt.
Năm đó là vì tự ái cao, tôi không chịu nhờ vả Tô Mạt. Giờ tôi đã nghĩ thông suốt, mượn rồi tôi sẽ trả, coi như cô ấy đầu tư cho tôi, chẳng phải cũng vậy sao?
Ba vạn so với dự tính ban đầu thì nhiều hơn rất nhiều, tôi phải tính toán lại kế hoạch. Tôi đến thẳng xưởng may nơi mình từng làm việc.
Đây là một xưởng nhỏ đến không thể nhỏ hơn, nằm trên một con phố hẻo lánh. Hiện nay đang thịnh hành phong trào cải cách doanh nghiệp, từ quốc doanh chuyển sang tư nhân. Giám đốc xưởng cũng học theo cách của người ta mà bán tháo tài sản, nhưng vì xưởng nhỏ không có lợi lộc gì, dù đã công khai phá sản nhưng cũng không kiếm được bao nhiêu.
Tôi đến với ý định mua máy may, nhưng khi bước ra khỏi văn phòng xưởng, lưng áo tôi đã ướt đẫm. Ai mà ngờ được, với ba vạn tệ, tôi đã mua đứt được nhà xưởng nằm trong góc khuất nhất cùng với những cái máy cũ bên trong.
Họ không biết rằng, vài năm nữa, cả thành phố sẽ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, con đường nhỏ không mấy ai để ý phía sau xưởng sẽ được mở rộng, tiền đền bù giải tỏa có thể giúp tôi một bước lên đời.