Trọng Sinh Năm 80: Tôi Từ Bỏ Vị Hôn Phu Là Thủ Trưởng - 3
Cập nhật lúc: 2025-02-17 06:15:44
Lượt xem: 19,064
Dù kiếp trước khi ấy chưa thịnh hành cụm từ “bạch nguyệt quang”.
Nhưng chỉ cần Tri Dung Dung lên tiếng, Mạnh Sĩ An sẽ bất chấp tất cả, dù lên rừng hay xuống biển.
Kiếp trước, sau khi anh ta rời đi, chú thím Mạnh đã đưa tôi lên đơn vị, còn nhờ sư trưởng làm người chứng hôn.
Mạnh Sĩ An không chịu nổi áp lực, cuối cùng cũng đồng ý đi đăng ký kết hôn với tôi, để tôi theo anh ta về đơn vị.
Nhưng ngay trong đêm tân hôn, anh ta lại bị một cuộc điện thoại của Tri Dung Dung kéo đi.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Sau đó, anh ta nói là phải ra ngoài làm nhiệm vụ.
Khi trở về, thanh quản và vùng bụng của anh ta đều đã bị thương.
Khiến tôi cả đời sống trong cảnh trinh nguyên.
Khiến tôi suốt bốn mươi năm trời, với chính người chồng của mình, chỉ có thể giao tiếp bằng giấy bút và cử chỉ tay.
Tôi cố nuốt nước mắt vào trong, toàn tâm toàn ý chăm sóc cuộc sống hằng ngày của anh ta.
Chăm lo phụng dưỡng cha mẹ chồng.
Tôi thật ngu ngốc!
Tôi hoàn toàn không nghĩ tới, nếu anh ta thật sự bị câm, thì sao có thể từ đoàn trưởng leo lên vị trí thủ trưởng?
Lẽ ra đã phải giải ngũ vì lý do sức khỏe từ lâu rồi!
Ở đơn vị, anh ta giao tiếp và ra lệnh cho mọi người hoàn toàn bình thường.
Chỉ là khi về nhà, anh ta lười không muốn nói chuyện với tôi mà thôi.
Dù sao tôi cũng là một người phụ nữ an phận, chưa bao giờ dò hỏi chuyện công việc hay các mối quan hệ của anh ta trong đơn vị.
Chính sự tin tưởng mù quáng đó đã khiến tôi bị lừa suốt mấy chục năm.
Cho đến ngày sinh nhật sáu mươi tuổi, khi tôi dọn dẹp phòng làm việc của anh ta, phát hiện trong một chiếc hộp có hơn năm trăm chiếc thẻ điện thoại.
Đó đều là những chiếc thẻ IC chuyên dùng để gọi điện thoại quốc tế.
Vì sau này Tri Dung Dung kết hôn với một người đàn ông ngoại quốc, chuyển ra nước ngoài sinh sống.
Cô ta đã ly hôn hai lần, cuộc sống không được suôn sẻ.
Mạnh Sĩ An cảm thấy anh ta đã phụ bạc mối tình đầu trong sáng ấy, nên quyết định dùng bốn mươi năm cuộc đời mình để bù đắp.
Ngôi nhà của Tri Dung Dung ở nước ngoài, xe cộ cô ta đi lại, đều là anh ta bỏ tiền mua.
Anh ta không chịu sinh con với tôi, nhưng lại coi ba đứa con của Tri Dung Dung với hai người chồng trước như con ruột.
Anh ta chịu trách nhiệm chi trả học phí, sinh hoạt phí cho ba đứa trẻ đó.
Thậm chí khi những đứa con đó kết hôn, chính Mạnh Sĩ An đã đứng trên lễ đường, trong vai trò đại diện cho gia đình nhà gái.
Tất cả những điều này, tôi hoàn toàn không hay biết.
Tôi chưa từng hỏi anh ta tiêu tiền vào đâu.
Tôi dành cho anh ta sự tin tưởng tuyệt đối, đổi lại là sự phản bội lạnh lùng đến tàn nhẫn.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/trong-sinh-nam-80-toi-tu-bo-vi-hon-phu-la-thu-truong/3.html.]
Khi biết được sự thật, tâm trí tôi hoàn toàn sụp đổ.
Tôi bước ra ban công và lao mình xuống trong tuyệt vọng...
Vậy nên khi được sống lại lần nữa.
Người đàn ông trái tim băng giá ấy, tôi không cần nữa!
03
Còn bốn ngày nữa là đến ngày tôi lên đường đi Thâm Thành, tôi bắt đầu sắp xếp hành lý.
Trẻ mồ côi tuy cô đơn, nhưng cũng có cái lợi là không vướng bận, muốn đi là đi.
Vài bộ quần áo thay đổi được xếp gọn trong túi hành lý.
Tôi dùng kim chỉ khâu một túi nhỏ bên trong lớp áo lót, nhét vào đó chứng minh thư và 300 đồng.
Đó là toàn bộ số tiền tôi có.
Năm 1984, công nhân thành phố một tháng chỉ kiếm được hơn 30 đồng.
Ba trăm đồng lúc này là một khoản tiền không nhỏ.
Đây là khoản trợ cấp mà tôi nhận được sau khi cha hy sinh.
Tôi đã tiết kiệm suốt mười năm mà chưa từng động tới.
Kiếp trước, khi cưới Mạnh Sĩ An, tôi đã dùng số tiền này mua cho anh ta một chiếc đồng hồ Thượng Hải.
Cũng mua một chiếc máy khâu và một chiếc xe đạp mới tinh hiệu Vĩnh Cửu, mang theo đến đơn vị sau khi kết hôn.
Nhưng chiếc đồng hồ đó, tôi chưa từng thấy anh ta đeo một lần.
Kiếp này, tôi tuyệt đối không lặp lại sai lầm, không đem nhiệt tình của mình đi hâm nóng một tảng băng lạnh lẽo.
Ba trăm đồng này chính là số vốn để tôi đến Thâm Thành lập nghiệp.
Thấy tôi thu dọn hành lý, chú thím Mạnh tưởng tôi chuẩn bị theo quân, ai nấy đều vui mừng.
Họ muốn tiễn tôi ra ga nhưng tôi đã từ chối.
Thím Mạnh còn đưa cho tôi năm trăm đồng, nói rằng đó là sính lễ của nhà họ Mạnh.
Tôi nhất quyết không nhận, nhưng thím Mạnh không chịu.
Bà kiên quyết dúi vào tay tôi.
Tôi đành nhận lấy.
Cha tôi đã hy sinh để cứu con trai họ, tôi nhận số tiền ấy cũng không hề áy náy.
Ba ngày trước khi rời đi, tôi đến nghĩa trang để thăm mộ cha mẹ lần cuối.
“Cha mẹ ơi, con sắp đi Thâm Thành rồi, sẽ hòa mình vào công cuộc cải cách mở cửa của đất nước.”
“Cha mẹ yên tâm, không có Mạnh Sĩ An, con cũng sẽ sống thật hạnh phúc.”
Chủ nhật đến.