Mẹ cũng hay đăng ký lớp học thêm cho tôi.
Toán nâng cao, tiếng Anh, diễn thuyết, vẽ tranh… bà nghe nói học hành bây giờ cạnh tranh dữ lắm, sợ tôi bị tụt lại phía sau.
Tôi sao dám tụt lại?
Sau khi chứng kiến tận mắt mẹ lật mặt với nhà họ Tào, điều tôi khắc ghi sâu nhất là:
Trên đời này chẳng ai dựa vào được — chỉ có thể dựa vào chính mình.
Khí chất của phụ nữ, không đến từ bất kỳ ai, mà đến từ chính bản thân họ.
—---
Tôi bắt đầu học hành điên cuồng.
Lúc học tiểu học lớp 1, lớp 2 thì chưa thấy sự khác biệt, ai cũng gần giống nhau. Nhưng đến lớp 5, lớp 6 thì sự cách biệt giữa các bạn ngày càng rõ rệt. Tôi luôn giữ vững vị trí top 3 trong lớp.
Tôi nghe người ta nói, con gái không giỏi môn tự nhiên. Nhiều bạn gái học giỏi ở tiểu học, lên cấp 2 thì bắt đầu tụt dốc.
Tôi nghe mà thấy lo.
Nhưng tôi có thể làm gì? Chỉ còn cách cố gắng hơn người khác!
Mọi người đều học thêm ở trung tâm, học trên lớp, làm bài tập về nhà. Riêng tôi ngoài việc hoàn thành bài thầy cô giao, mỗi tối còn tự học thêm toán nâng cao của Gaosi.
Thành phố không lớn, tôi từng gặp lại bà nội tôi và gia đình Tào Thanh Thư. Không chỉ một lần.
Tào Thanh Thư bị ngã, bà tôi đ.ấ.m đất mắng đường xá độc ác, dám làm ngã cháu trai bảo bối của bà;
Tào Thanh Thư vòi mua đồ chơi, Dương Mỹ không chịu mua, nó liền lăn đùng ra đất ăn vạ cho đến khi Dương Mỹ phải nhượng bộ. Bà tôi còn khen nó thông minh, biết “giở chiêu”.
Tôi để ý thấy: Dương Mỹ — người từng ăn mặc thời thượng, lúc nào cũng tô son — giờ đầu tóc bù xù, da chảy xệ, trông già đi hơn chục tuổi.
Tôi nghe mẹ nói: Bố tôi và Dương Mỹ đã đăng ký kết hôn, còn tổ chức cả tiệc cưới.
Bố tôi vẫn làm nghề cửa sổ nhôm kính. Vẫn vụng ăn nói, khả năng tìm khách rất kém, Dương Mỹ đành phải ra ngoài đi làm. Hai người thường xuyên cãi nhau.
Bố tôi chuyện gì cũng nghe lời bà nội. Dương Mỹ thường chửi ông là “đồ hèn”.
Mỗi lần mẹ tôi nhắc đến họ đều có vẻ hả hê lắm.
Sau này tôi lên cấp 2.
Các môn học chính từ Toán – Văn – Anh biến thành 12 môn: Văn, Toán, Anh, Sử, Địa, Sinh, Hóa, Chính trị, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục… Từ 3 môn thành 12 môn.
Tôi chưa từng dám lơ là, học ngày học đêm, sáng tối chạy quanh sân trường rèn thể lực.
Lớp tôi có bạn truyền giấy tỏ tình: A thích B, B thích C… là cảm xúc ngây ngô đầu đời của tuổi dậy thì.
Tôi thì chẳng có cảm xúc ấy.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/toi-dau-bac-dai-me-ngang-cao-dau-khien-nha-noi-phai-khoc-rong/8.html.]
Cả đám con trai trong lớp cộng lại cũng không hấp dẫn bằng sách Hóa.
Ba năm đó, tôi giữ vững vị trí nhất lớp, chưa từng bị ai vượt qua.
Cô chủ nhiệm nói tôi như một “máy học liều mạng”.
Mỗi dịp lễ Tết, tôi và mẹ vẫn về quê. Nhà tôi và nhà Dương Mỹ dù là họ hàng gần, nhưng từ sau chuyện năm đó, không ai qua lại nữa.
Tôi từng chạm mặt Tào Thanh Thư ở làng, từng đánh nhau với nó.
Nó chửi tôi là đồ “vô dụng”, nói mẹ tôi chiếm tài sản của bố nó. Tôi cãi lại, nói nó học dốt, học phí cao, suốt ngày gây chuyện, tốn của bố nó cả đống tiền.
Nó tức phát điên, lao tới muốn đánh tôi.
Tôi sợ nó à?
Ừ, có đó… nhưng là giả vờ.
Tôi quay đầu bỏ chạy, vừa chạy vừa hét:
“Cứu với! Tào Thanh Thư đánh người!”
Mấy năm nay, vì muốn được điểm tối đa môn thể dục kỳ thi tốt nghiệp cấp 2, tôi luyện thể lực mỗi ngày, Tào Thanh Thư căn bản không đuổi kịp tôi.
Tôi cố ý giữ khoảng cách không quá xa, để nó tưởng chỉ cần thêm chút nữa là bắt được.
Nhà họ Vương ở đầu làng đang xây nhà, gạch xếp thành đống bên đường.
Tôi băng qua nửa cái làng, chạy thẳng về phía nhà họ Vương.
Tôi nhấc một viên gạch, quay lại, đập thẳng vào đầu Tào Thanh Thư.
“Bốp!”
Tào Thanh Thư sững sờ, trợn tròn mắt nhìn tôi, không thể tin nổi.
Nó loạng choạng, m.á.u đỏ tươi từ trán chảy xuống theo đường ngoằn ngoèo.
Tôi muốn cười — viên đá tôi đã muốn ném vào đầu nó từ năm 5 tuổi, cuối cùng hôm nay cũng đã “đáp đích”.
Nhưng sau lưng nó, không chỉ có người lớn hai nhà, mà còn có cả dân làng.
Thế là, tôi giả vờ hoảng loạn, sững người nhìn đám đông rồi bật khóc “hu hu”, như thể bị dọa phát khiếp:
“Không phải con cố ý… là nó muốn đánh con trước…”
Tôi vừa khóc vừa run, bước lùi về sau, vẫn siết chặt viên gạch trong tay phải.
Bà nội tôi gào thét, lao tới ôm Tào Thanh Thư, vừa ôm vừa kêu “con ơi cháu ơi”, ngón tay quệt qua m.á.u vừa chảy trên trán nó, mặt bà trông càng dữ tợn.
“Mau, gọi 120!” – bà tôi hét Dương Mỹ gọi xe cấp cứu, rồi quay sang rống vào tôi:
“Tào Thanh Thư mà có mệnh hệ gì, tao bắt mày đền mạng!”