TÌNH YÊU CỦA MẸ - 6

Cập nhật lúc: 2025-03-09 06:17:50
Lượt xem: 2,015

17.

 

Tống Gia Hào mất hai căn nhà, nhưng vẫn còn hai căn.

 

(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)

Linh Linh vốn định chuồn, nhưng thấy gia đình thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng, mà bản thân không có lựa chọn nào tốt hơn, nên vẫn bám trụ lại.

 

Sau đó, không biết bố mẹ xoay đâu ra 600.000 tệ, cuối cùng đám cưới cũng diễn ra.

 

Chưa bao lâu, Linh Linh có thai.

 

Cô ta viện cớ con cần học trường tốt, bắt Tống Gia Hào bán hai căn nhà còn lại để mua một căn hộ lớn hơn.

 

Tống Gia Hào mù quáng nghe theo.

 

Mẹ tôi lại liên tục gọi điện than vãn:

“Giao Giao à, con dâu mẹ không phải người dễ đối phó đâu.”

 

Tôi nhướng mày.

 

Vậy à?

 

Chẳng lẽ bà bây giờ mới phát hiện ra?

 

Nhưng tôi biết, bà cũng không cần tôi cứu.

Dù gì người bỏ tiền là bà, không phải tôi.

 

Nhưng Linh Linh quá tham lam.

 

Cô ta chọn một dự án căn hộ cao cấp, nhưng bị vướng vào vụ lừa đảo bất động sản. Tòa nhà chưa hoàn thành thì đã phá sản.

 

Hai căn nhà, cộng thêm tất cả tiền tiết kiệm của họ đều mất trắng.

 

Mà trong khi đó, căn nhà cũ tôi mua từ bố mẹ—bị quy hoạch và được bồi thường.

 

Tôi đặt cược thành công.

 

Trên thực tế, từ đầu bố mẹ tôi luôn nghĩ rằng mình là người “bị thiệt”.

 

Dù bán nhà với giá cao hơn thị trường, họ vẫn cho rằng tôi đang chiếm lợi. Bởi vì họ sẽ không bao giờ bán nhà mới cho tôi, chỉ có căn cũ nát, không ai muốn mới được giao cho tôi.

 

Nhưng đó chính là điều tôi muốn.

 

Tôi đặt cược vào quy hoạch đô thị.

Và tôi đã thắng.

 

Dựa theo diện tích, tôi nhận được 2 triệu tệ tiền bồi thường, cộng thêm một căn hộ 90m² mới tinh.

 

Không lâu sau, Tống Gia Hào xông đến nhà tôi.

 

“Tiền bồi thường là của cả gia đình, chị định ăn một mình sao?”

 

Tôi cầm sổ đỏ và hộ khẩu riêng lên, bình tĩnh gọi cảnh sát.

 

Mẹ tôi lẩm bẩm tiếc rẻ:

“Lúc đó mà không cho nó tách hộ khẩu thì tốt biết mấy… Cả nhà đứng tên, chắc chắn sẽ được chia phần nhiều hơn.”

 

Nhưng tôi biết rất rõ—

 

Nếu hộ khẩu chưa tách, không những tôi không được chia thêm, mà ngay cả phần của tôi cũng sẽ bị lấy mất.

 

18.

 

Sau khi mất sạch nhà cửa, Tống Gia Hào và Linh Linh rơi vào cảnh vô gia cư, vợ chồng suốt ngày cãi vã.

 

Linh Linh không chịu đi làm, chỉ dựa vào lương tháng 5.000 tệ của Tống Gia Hào để duy trì cuộc sống.

 

Không cần nói cũng biết, tiền đó không đủ nuôi nổi cả gia đình.

 

Bố tôi sau khi thất bại trong kinh doanh, vẫn còng lưng đi làm thuê, gánh vác chi tiêu cho vợ chồng con trai.

 

Mẹ tôi cũng đảm nhận hết việc nhà, vừa chăm cháu, vừa lo cơm nước, lại còn gánh bớt tiền sinh hoạt phí.

 

Cả nhà sống trong cảnh gà bay chó sủa, hỗn loạn triền miên.

 

Một ngày nọ, mẹ tôi lại tìm đến tôi thăm dò:

 

“Giao Giao à, cháu trai con sắp đến tuổi đi học rồi, hay là con chuyển về sống với nhà đi? Dù sao con cũng chưa có con, nhà mình lại không có hộ khẩu ở khu trung tâm, không có hộ khẩu thành phố, thằng bé khó vào trường lắm…”

 

Tôi biết có nói gì cũng vô ích, chỉ có thể tiếp tục giả ngu:

 

“Mẹ nói gì thế? Ai bảo con không có con trai? Con vẫn luôn có con mèo cưng của con mà!”

 

Tôi vừa nói vừa bế mèo lên.

 

“Meo~”—Nó cũng rất phối hợp, kêu một tiếng rõ to.

 

Tôi tiếp tục mỉm cười:

“Nhà con nhỏ lắm, chỉ đủ chỗ cho con và con trai con thôi, không chứa thêm con trai mẹ được nữa. Nhưng nếu một ngày nào đó mẹ chịu rời khỏi nhà Tống Gia Hào, con sẽ thu xếp ổn thỏa cho mẹ và bố.”

 

19.

 

Dù không muốn, tôi vẫn trích một phần lương hàng tháng chuyển vào một tài khoản riêng để dành làm phí dưỡng lão và chi phí y tế cho bố mẹ trong tương lai.

 

Vì tôi biết trước, dù có tiền hay không, Tống Gia Hào cũng sẽ không chu cấp.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tinh-yeu-cua-me/6.html.]

 

Nhưng, chỉ khi nào bố mẹ từ bỏ nó, tôi mới giúp đỡ. Trước đó, một đồng tôi cũng không cho, một món quà tôi cũng không mua.

 

Tôi không làm kẻ ngốc nữa.

 

20.

 

Thỉnh thoảng, tôi vẫn nhớ đến ngày hôm ấy— Ngày tôi trả lại sợi dây chuyền vàng.

 

Có lẽ, từ trước hôm đó, thậm chí từ rất lâu trước đó, hạt giống nghi ngờ đã được gieo mầm trong lòng tôi.

 

Ký ức quay về thời đại học.

 

Một lần, trong ký túc xá, chúng tôi trà dư tửu hậu, bàn chuyện tương lai. Cô bạn trưởng phòng, là con một, vui vẻ đùa rằng:

 

“Vậy nhà mấy cậu sau này chia tài sản thế nào? Mỗi người 33,3333% à?”

 

Một người khác, cũng là chị gái trong gia đình có em trai, thản nhiên đáp:

“Làm gì có chuyện chia chác, tất nhiên là của em trai rồi.”

 

Cô bạn trưởng phòng trợn tròn mắt:

“Hả? Nhưng thế chẳng phải trọng nam khinh nữ sao?”

 

Câu nói ấy đ.â.m thẳng vào tim tôi.

 

Làm gì có chia đều, nhà tôi cũng vậy mà.

 

Tất cả tài sản, đều là của em trai.

 

Chỉ có những người là con một mới ngây thơ nghĩ rằng tài sản gia đình sẽ được chia đều.

 

Bạn cùng phòng tôi giải thích:

“Xã hội này khắt khe với con trai lắm, không có nhà thì không cưới được vợ.

Còn con gái, gả đi rồi sẽ có nhà riêng, không thể khác được.”

 

Câu này, y hệt lời mẹ tôi từng nói.

 

Hồi đó, tôi tin sái cổ.

 

Bạn thấy không?

 

Những người mẹ ấy, dùng cùng một lý do để che đậy sự thiên vị của mình.

 

Chúng tôi, những đứa con gái, bị dắt mũi mà không hề hay biết. Hoặc có lẽ, chúng tôi biết, nhưng không muốn thừa nhận.

 

Tôi nghĩ, nếu hôm ấy tôi không trả lại sợi dây chuyền, nếu tôi hạ mình tặng nó cho mẹ để lấy lòng, có lẽ tôi sẽ dấn thân vào vòng luẩn quẩn giống như mẹ.

 

Cứ cho đi vô điều kiện, để đổi lấy sự công nhận.

 

Cứ liên tục kiểm tra xem họ có yêu mình không.

 

Rồi lại chìm đắm trong những nghi ngờ và đau khổ triền miên.

 

Có bao nhiêu người con gái đang mắc kẹt trong kiểu tình thân hao mòn này?

 

Không thể dứt bỏ, nhưng cũng không thể chịu đựng.

 

Tôi nhớ đến một người bạn từng quen qua mạng.

 

Cô ấy học một ngành không phổ biến, lương thấp, mỗi tháng chỉ được vài nghìn tệ.

 

Nhưng mẹ cô ấy ngày nào cũng nhắc nhở:

“Con ăn uống tiết kiệm vào, nhà mình khó khăn lắm.”

 

Mỗi tháng, cô ấy gửi gần hết lương về nhà, chỉ giữ lại chút ít sinh hoạt phí.

 

Mẹ cô ấy tính toán từng xu từng cắc, thậm chí đến ngày phát lương còn gọi điện đòi tiền đúng giờ, không lệch một phút.

 

Cô ấy vừa than vãn với tôi, vừa nói:

“Tháng sau vẫn phải gửi tiền về thôi…”

 

Ban đầu, tôi khuyên cô ấy nên cắt đứt với gia đình.

 

Nhưng rồi tôi nhận ra—Tôi không thể cứu cô ấy.

 

Trưởng thành không chỉ là độc lập tài chính.

 

Trưởng thành thật sự, là thoát khỏi sự phụ thuộc về tinh thần.

 

Người thực sự yêu bạn sẽ không suốt ngày nhắc lại chuyện nuôi dưỡng bạn khó khăn ra sao.

 

Sẽ không khóc lóc kể khổ, khiến bạn thấy có lỗi vì đã đi học, vì đã tiêu tiền.

 

Người thực sự yêu bạn, sẽ không liên tục vẽ bánh, rồi liên tục thất hứa.

 

Sẽ không chờ bạn vừa tốt nghiệp, còn chưa kịp đứng vững, đã vội giơ tay đòi tiền.

 

Yêu hay không yêu, rất rõ ràng.

 

Yêu là sự đồng điệu hai chiều. Chỉ có một bên dốc lòng, chính là kẻ ngu ngốc.

 

Nếu duyên phận đã mỏng manh, vậy thì cũng chẳng cần cố chấp níu giữ.

 

_Hết_

Loading...