Tình Yêu Bọc Giữa Lợi Lộc - 4

Cập nhật lúc: 2025-02-26 02:43:46
Lượt xem: 1,120

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://t.co/zeYfgHVqjJ

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Cô ấy biết chuyện mẹ Trình đã lấy hết học bổng của tôi.

 

Thế nên, cô đã giới thiệu cho tôi một công việc làm thêm ca đêm tại một cửa hàng tiện lợi bên ngoài trường.

 

Tiền lương không nhiều, nhưng tạm thời đủ để tôi lo chuyện ăn uống.

 

Thời gian thấm thoắt trôi qua, mẹ Trình đã ở trong ký túc xá suốt hai tháng mà không hay.

 

Ba người bạn cùng phòng của tôi cuối cùng cũng không chịu nổi nữa, đã cùng nhau khiếu nại lên ban quản lý, yêu cầu bà ta phải dọn ra ngoài.

 

Mẹ Trình thường lén lút lấy đồ dùng cá nhân của họ.

 

Ban đầu, họ nghĩ bà là một người phụ nữ quê mùa, tằn tiện vì hoàn cảnh khó khăn, nên cũng không ai nói gì.

 

Nhưng thấy không ai phản đối, bà ta lại càng được đà làm tới, chẳng còn chút kiêng dè nào.

 

Mãi đến khi một người bạn cùng phòng vô tình phát hiện mẹ Trình dùng lọ kem dưỡng da mặt giá một nghìn hai trăm tệ để bôi lên gót chân nứt nẻ.

 

Chưa hết, bà ta còn lấy chậu rửa mặt của họ để ngâm và rửa chân.

 

Bị yêu cầu dọn đi, mẹ Trình lập tức giở chiêu quen thuộc: gào khóc ăn vạ, lăn lộn om sòm.

 

Nhưng lần này, trò cũ không còn tác dụng.

 

Bạn cùng phòng của tôi gọi cô quản lý ký túc đến, rồi chỉ vào nội quy dán trên tường:

 

"Ở đây ghi rõ ràng, người ngoài không được phép lưu trú trong ký túc xá. Nếu trường không giải quyết, thì mai tôi cũng đưa cả họ hàng quê tôi lên ở chung."

 

Tôi xấu hổ đến nỗi chỉ mong có cái hố mà chui xuống.

 

Sự nghèo nàn, lạc hậu và thiếu hụt tri thức đã khiến tôi sẵn mặc cảm tự ti.

Nhất Phiến Băng Tâm

 

Giờ lại thêm một người mẹ nuôi chỉ biết gây rắc rối, chỉ cần mở miệng là la hét ầm ĩ, khiến người ta chê cười.

 

Tất cả như muốn đập nát chút can đảm cuối cùng trong tôi, xóa sạch những ước mơ tôi từng khát khao.

 

Nhưng trường cũng không dám tuyệt tình.

 

Dù sao bà ta cũng là một phụ nữ già nua, gương mặt đầy nếp nhăn, quê mùa và chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

 

Nếu bị đuổi hẳn ra ngoài, e rằng bà ta chẳng thể cầm cự qua mùa đông lạnh giá này.

 

Để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của sinh viên, nhà trường đã bố trí cho bà ta một căn phòng trong ký túc xá của nhân viên.

 

Đó là một căn phòng chứa đồ, nhưng ít nhất cũng có hệ thống sưởi.

 

Nghĩ đến việc phải sống chung với mẹ Trình trong một căn phòng riêng, tôi cảm thấy ngột ngạt đến mức không thở nổi.

 

Ở ký túc xá, bà ta còn phải dè chừng bạn cùng phòng, không dám lớn tiếng la hét.

 

Tôi đi sớm về muộn chỉ để được yên tĩnh đôi chút.

 

Nếu ở chung với bà ta một mình, tôi không hề nghi ngờ rằng, chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt nào đó, bà ta cũng sẽ làm ầm lên suốt đêm không cho tôi yên.

 

Cô quản lý ký túc gọi mấy nam sinh đến giúp bà ta dọn đồ.

 

Ngay khi mẹ Trình vừa khuất bóng, một bạn cùng phòng nhẹ nhàng nắm lấy cánh tay tôi, thì thầm:

 

"Chúng mình không hề muốn cậu phải chuyển đi."

 

Cô ấy đang ra hiệu rằng tôi cứ tiếp tục ở lại ký túc xá.

 

Mắt tôi lập tức đỏ hoe.

 

Suốt ba tháng rưỡi qua, tôi hầu như không có nhiều giao thiệp với các bạn ấy.

 

Chạm mặt nhau cũng chỉ là những cái gật đầu xã giao.

 

Thế mà họ vẫn nhận ra những khó khăn tôi đang gánh chịu, rồi âm thầm giúp đỡ tôi.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tinh-yeu-boc-giua-loi-loc/4.html.]

6

 

Ban ngày tôi lên lớp, buổi tối đi làm.

 

Một tháng sau, tôi ngủ gục ngay giữa giờ học.

 

Nói đúng hơn là ngất lịm đi.

 

Tôi tỉnh lại trong phòng y tế của trường.

 

Bác sĩ trường bảo tôi làm việc quá sức, bị hạ đường huyết.

 

Bà ấy căn dặn: "Phải cân bằng giữa học và nghỉ ngơi, đừng phí thời gian và sức lực vào mấy trò chơi vô bổ."

 

Tôi cúi đầu im lặng, không giải thích.

 

Giải thích thì sao chứ? Chẳng ai vì thế mà đồng cảm với mình.

 

Cuộc đối thoại đó vô tình bị một người nghe thấy.

 

Chính là Bạch Kính Văn, người đàn anh đến phòng y tế lấy thuốc.

 

 

 

Anh ấy bước đến ngồi xuống bên cạnh tôi, hỏi: "Em có gặp khó khăn gì sao?"

 

Tôi lắc đầu, cố gắng nặn ra một nụ cười.

 

Tôi không thích kể lể với người khác về quá khứ hay những khổ cực của mình.

 

Chẳng ai muốn nghe, mà cũng chẳng ai thật lòng để tâm.

 

Bạch Kính Văn ngồi ở mép giường, chậm rãi nói: "Đừng để những lời lẽ sáo rỗng đánh lừa. Có thể với em, một số khó khăn là không thể vượt qua, nhưng trong mắt người khác, lại chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần giúp một tay là xong."

 

Dường như anh ấy có thể nhìn thấu tâm tư tôi.

 

Tôi vội vàng cúi đầu.

 

Anh ấy nói tiếp: "Sớm muộn gì chúng ta cũng phải bước vào xã hội. Mà xã hội được tạo thành từ những mối quan hệ giữa con người với nhau. Nếu em muốn hòa nhập với xã hội, thì trước tiên phải học cách kết nối với mọi người."

 

Tôi từ nhỏ đã quen sống khép mình.

 

Người thân ruồng bỏ tôi, bạn học chế giễu tôi.

 

Người bạn thân duy nhất tôi từng có thì kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp cấp hai.

 

Lần gần nhất gặp lại, cô ấy chỉ biết nói về chồng, con và chuyện bếp núc.

 

Kể từ đó, tôi dứt khoát không kết bạn nữa, dồn toàn bộ tâm trí vào việc học.

 

Bất ngờ, Bạch Kính Văn đưa tay nâng cằm tôi lên.

 

Tôi buộc phải đối diện với ánh mắt anh ấy.

 

"Tin anh đi. Nếu muốn con đường phía trước suôn sẻ, hãy tìm cho mình vài người bạn cùng chí hướng."

 

Ánh mắt anh ấy sáng ngời, tựa như ngọn hải đăng trong đêm tối.

 

Tôi không thể tránh né.

 

Cuối cùng, tôi kể cho anh ấy nghe về hoàn cảnh của mình.

 

Nói rất ngắn gọn: học hành chật vật, tiền bạc túng thiếu.

 

Bạch Kính Văn nhờ bạn mình thêm tôi vào một nhóm làm thêm trong trường.

 

Trong nhóm thường xuyên đăng tải các thông tin tuyển dụng.

 

Có việc trả lương theo ngày, có việc chỉ cần làm cuối tuần, cũng có cả công việc mùa hè.

 

Mọi người có thể tùy theo thời gian rảnh của mình mà lựa chọn.

Loading...