Tình Yêu Bọc Giữa Lợi Lộc - 2

Cập nhật lúc: 2025-02-26 02:41:55
Lượt xem: 1,280

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://t.co/0nhMD5lVky

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

03

 

 

Mẹ Trình tiết kiệm, tối nào cũng đúng chín giờ là tắt đèn. Tôi liền chạy ra dưới mái hiên của trụ sở ủy ban thôn để học bài, làm bài tập.

 

Đèn ở đó sẽ sáng đến tận rạng sáng.

 

Mẹ Trình không hiểu: "Con gái học lắm thế để làm gì? Sau này chẳng phải cũng cưới chồng sinh con, rồi ở nhà hầu hạ chồng thôi sao? Con yên tâm, Phong nhà dì khác bố con, nếu nó dám bỏ vợ bỏ con, dì sẽ cầm gậy đánh c.h.ế.t nó."

 

Tôi không đáp, chỉ tiếp tục vùi đầu vào sách vở, ngày đêm quên ăn quên ngủ.

 

Bố tôi đúng là tệ bạc, nhưng không thể phủ nhận rằng sau khi học xong đại học, cuộc sống của ông ta đã thay đổi hoàn toàn.

 

Ông ta mua được nhà trên thành phố, đưa cả nhà lên đó sống.

 

Trong thôn, có một đoạn đường được ông ta quyên tiền xây dựng, và còn được đặt theo tên ông ta: đường Chí Viễn.

 

Bố tôi tên là Hứa Chí Viễn.

 

Mỗi lần hận ông ta, tôi lại đến con đường đó, đi tới đi lui, giậm chân thật mạnh.

 

Tôi luôn đứng đầu lớp, dân làng đều nói tôi thừa hưởng năng khiếu học tập của bố.

 

Nhưng mấy ai biết, mẹ tôi cũng là một người học giỏi, phẩm hạnh xuất sắc.

 

Mẹ tôi còn biết làm thơ. Dưới gầm bàn của bà, có một chiếc rương chứa đầy những cuốn sổ dày cộp, nét chữ thanh mảnh, từng câu từng chữ đều rất đỗi đẹp đẽ.

 

Mẹ chính là người dạy tôi viết chữ, dạy tôi tính toán.

 

Chỉ là, bà đã đánh mất chính mình vì tình yêu.

 

Trình Phong hơn tôi hai tuổi, thành tích học tập tệ hại, đã bị lưu ban hai năm, cuối cùng mới học cùng lớp với tôi.

 

Ngày nào tôi cũng kèm cặp anh ta.

 

Anh ta mà gật gù buồn ngủ, tôi sẽ dùng que đan len của mẹ anh ta chọc cho tỉnh.

 

Mẹ Trình cũng tán thành: "Không đánh không nên người."

 

Trong lần thi thử cuối cùng trước kỳ thi đại học, điểm số của Trình Phong cuối cùng cũng đủ để đỗ một trường đại học hạng hai.

 

Kỳ thi đại học diễn ra suôn sẻ. Kết quả cũng chẳng nằm ngoài dự đoán: tôi đỗ vào Đại học Thanh Hoa.

 

Tôi là người đầu tiên trong thôn thi đỗ vào Thanh Hoa.

 

Hôm nhận giấy báo trúng tuyển, trưởng thôn cho người treo một tấm băng rôn dài, còn gõ trống rộn ràng khắp thôn, náo nhiệt vô cùng.

 

Ông ngoại tôi, người trước đó luôn gặp mà coi như không thấy tôi, cũng tới, lặng lẽ dúi vào tay tôi hai trăm tệ.

 

Ông ngoại tôi nước mắt giàn giụa: "Cháu còn giỏi giang hơn mẹ cháu!"

 

Nhất Phiến Băng Tâm

Thầy giáo của tôi cũng mừng thay cho tôi: "Thắng Nam, em rồi sẽ đạt được điều mình mong muốn."

 

Trình Phong đỗ vào một trường đại học hạng hai ở vùng Đông Bắc.

 

Mẹ Trình dè dặt hỏi tôi: "Thắng Nam à, con dẫn dì lên Kinh Thị được không? Dì muốn ra ngoài đi làm, vì cả con và A Phong đều cần tiền để học đại học."

 

Tôi vốn không thích mẹ Trình, bà ấy hay chiếm lợi, lại thích ngồi lê đôi mách.

 

Nhưng nghĩ lại, bao năm qua bà ấy một mình nuôi Trình Phong. Nếu không phải là người vừa khôn khéo vừa biết cách xoay xở, thì ở thôn ấy đã bị chèn ép từ lâu.

 

Học đại học chắc chắn rất tốn kém.

 

Nghĩ đến chuyện bà ấy, một người đã sống gần hết cuộc đời ở thôn quê, giờ lại phải vì con trai mà khăn gói lên thành phố kiếm sống, tôi đành gật đầu đồng ý.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tinh-yeu-boc-giua-loi-loc/2.html.]

Dù sao tôi cũng định tranh thủ thời gian rảnh đi làm thêm, biết đâu có thể giúp đỡ được đôi chút.

 

04

 

Chúng tôi rời thôn trước mười ngày để đưa Trình Phong nhập học trước.

 

Lần đầu tiên phải sống xa con trai, mẹ Trình lưu luyến không nỡ rời.

 

Mắt bà đỏ hoe, cứ lặp đi lặp lại những lời dặn dò về những việc vụn vặt trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Trình Phong thì tỏ ra sốt ruột, gương mặt đầy vẻ khó chịu.

 

"Nếu mẹ thật sự muốn con sống tốt, thì đưa cho con thêm tiền đi."

 

Mẹ Trình lập tức lấy ra một xấp tiền, nhét vào tay anh ta.

 

Trước khi rời đi, mẹ Trình đã bán cả căn nhà và mảnh ruộng trong thôn.

 

Dân làng đều bảo bà ấy đã nuôi nấng thành công hai sinh viên đại học, sau này chỉ việc hưởng phúc.

 

Có lẽ bà ấy đã tin lời ấy thật.

 

Dù sao thì tôi cũng không có ý định quay lại thôn làng ấy nữa.

 

Sau khi sắp xếp xong cho Trình Phong, tôi và mẹ Trình lên đường đến Bắc Kinh.

 

Người được phân công đến đón tôi là một đàn anh tên Bạch Kính Văn.

 

 

Tôi là người đầu tiên trong trấn thi đỗ vào Đại học Thanh Hoa.

 

Trấn và trường học đều trao cho tôi một khoản tiền thưởng, đủ để trang trải học phí và các khoản chi phí khác trong suốt bốn năm đại học.

 

Nhưng tôi chưa đủ 18 tuổi, không thể tự mình mở tài khoản ngân hàng, nên số tiền đó đã được gửi vào sổ tiết kiệm đứng tên mẹ Trình.

 

Tôi nghiêm giọng hỏi: "Tiền đâu rồi?"

 

"Hết rồi." Mẹ Trình thản nhiên, mặt mày vênh váo như thể đang giở trò cù nhây.

 

Một cơn giận dữ xộc thẳng lên đầu tôi.

 

Tôi lao đến lục túi xách của bà ta, bà ta vội vàng lao tới ngăn cản.

 

Trong túi, tôi chỉ tìm thấy vỏn vẹn hai trăm tệ.

 

Mẹ Trình đưa tay giật lại. Nhưng tôi còn trẻ, sức lực hơn hẳn bà ta. Bà ta bị tôi đẩy ngã, lảo đảo ngã xuống đất.

 

Ngã rồi, bà ta bắt đầu giở chiêu ăn vạ.

 

"Ối trời ơi, người đâu cứu tôi với! Tôi vất vả nuôi nó khôn lớn, giờ nó mọc cánh rồi, muốn đánh c.h.ế.t tôi – con mẹ già vô dụng này đây!"

 

Bà ta gào khóc ầm ĩ, khiến không ít người xung quanh tò mò chạy tới xem.

 

Cô quản lý ký túc xá cũng chạy đến khuyên can: "Có gì thì từ từ nói, đừng ầm ĩ thế này."

 

Tôi cũng bật khóc, khóc còn to hơn cả bà ta.

 

"Bà ấy lấy mất học bổng của tôi, giờ một xu cũng không chịu đưa lại để tôi đóng học phí."

 

Chuyện này cuối cùng bị đưa lên tận văn phòng hiệu trưởng.

 

Mẹ Trình mặt dày đến cùng, dáng vẻ như con lợn c.h.ế.t chẳng sợ nước sôi, cứ trơ trẽn nói: "Muốn tiền không có, chỉ còn cái mạng này thôi."

 

Thấy bà ta gầy gò, da nhăn nheo khắc khổ, hiệu trưởng cũng không nỡ trách mắng.

 

Cuối cùng, trường đồng ý cho tôi tạm thời nợ học phí, miễn là trước khi kết thúc năm học đầu tiên phải thanh toán đầy đủ.

Loading...