TÌM LẠI HẠNH PHÚC - CHƯƠNG 2

Cập nhật lúc: 2025-03-27 09:21:16
Lượt xem: 2,205

02.

Trịnh Nghĩa sau khi xuất ngũ được phân công về nhà máy dệt. Anh ấy rất yêu nghề và có trách nhiệm, nhanh chóng được đề bạt làm phó giám đốc.

Nếu không có tai nạn ngoài ý muốn kia, có lẽ anh ấy đã phát triển hơn nữa rồi.

Đêm tân hôn, sau khi khách khứa ra về hết, Trịnh Nghĩa đi tắm rửa.

Tôi len lén nhìn theo bóng lưng anh, vai rộng eo thon, dáng người cao ráo, khuôn mặt góc cạnh, toát lên vẻ chính trực.

Một người tốt như vậy, sau này lại không thể “làm đàn ông”, vợ anh ấy biết làm sao đây?

Tôi đang lo lắng vu vơ thì Trịnh Nghĩa bưng một đĩa hoa quả màu đỏ đến.

“Ăn chút gì lót dạ đi. Hôm nay khách đông, chắc em chưa ăn được gì.”

Ôi chao, đúng là một người đàn ông ấm áp!

Tôi ngoan ngoãn nhận lấy và ăn, anh ấy bê ghế ngồi đối diện tôi.

“Ninh Ninh…” Anh gọi tôi, “Anh xuất thân là lính, nói chuyện thẳng thắn, em đừng để ý nhé.”

Tôi lại thích kiểu nói chuyện thẳng thắn này, kiếp trước cứ quanh co lòng vòng với Mã Lục, tôi mệt mỏi lắm rồi.

Miệng tôi đang nhai bánh ngọt, phồng má ra hiệu cho anh ấy nói tiếp.

Vẻ ngoài xuề xòa, không câu nệ của tôi khiến anh ấy bật cười.

Anh ấy lấy khăn tay lau miệng cho tôi.

“Bây giờ là thời đại mới rồi, không còn thịnh hành hôn nhân ép buộc nữa. Nhưng anh cũng không thể trái lời bề trên. Vì vậy, anh nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu nhau một thời gian. Em thấy sao?”

Tôi vội vàng gật đầu.

Đây chính là điều tôi mong muốn.

Trịnh Nghĩa hơn tôi mọi mặt, tôi chỉ học hết tiểu học, không có học thức, lại là một người quê mùa cục mịch.

Tôi biết thân biết phận, tôi không xứng với anh ấy.

Anh ấy chịu lấy tôi, kéo tôi ra khỏi cái hố lửa nhà mẹ kế là tôi đã biết ơn lắm rồi.

Bây giờ, dù Trịnh Nghĩa có muốn ly hôn với tôi, tôi cũng không thấy bất ngờ.

Chúng tôi mở lòng với nhau, trò chuyện rất tâm đầu ý hợp.

Cuối cùng, anh ấy xoa đầu tôi, “Ninh Ninh, anh sẽ coi em như em gái ruột.”

Mắt tôi cay cay.

Mẹ tôi đã mất nhiều năm, bố tôi lại là người không biết yêu thương, hơi ấm gia đình tôi thiếu thốn cuối cùng cũng đã tìm thấy ở nhà họ Trịnh.

Nhà họ Trịnh là hộ công nghiệp, không có ruộng nương, tôi cũng không cần phải làm việc đồng áng.

Tôi dồn hết tâm sức vào việc làm đậu hũ.

Mẹ chồng mua một căn nhà cấp bốn gần chợ, đứng tên tôi, coi như là quà cưới cho tôi.

Vì tôi phải dậy sớm làm đậu hũ, nên ngay ngày hôm sau đám cưới, Trịnh Nghĩa cùng tôi chuyển đến căn nhà cấp bốn đó ở.

Tôi dậy lúc hai giờ sáng để vo đậu nành, buộc lừa vào cối xay.

Đợi đến sáng làm xong, tôi dùng xe ba gác đẩy ra chợ bán.

Cải cách mở cửa mới được bốn năm năm, người dân vẫn còn nhiều định kiến, vẫn nói “Nhất quốc doanh, nhì tập thể, ba tư bốn chẳng ra gì”.

Vì ít người làm nghề này, nên đậu hũ của tôi nhanh chóng bán hết.

Điều này khiến tôi càng thêm tự tin.

Buổi tối, tôi và Trịnh Nghĩa về nhà bố mẹ chồng ăn cơm.

Mẹ chồng hỏi tôi có định xin vào làm ở nhà hàng quốc doanh không, nhân viên phục vụ nhà hàng quốc doanh cũng là “ăn cơm nhà nước”.

Trải qua kiếp trước, tôi biết chỉ vài năm nữa, các nhà hàng quốc doanh sẽ phá sản, kinh tế tư nhân sẽ lên ngôi. Thà rằng tự mình làm ăn ngay từ bây giờ, còn hơn sau này phải tìm việc khác.

Tôi nói ra suy nghĩ của mình.

Mẹ chồng rất thấu tình đạt lý.

Bà nói, ngày mai sẽ giúp tôi tìm hiểu thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể, làm giấy phép kinh doanh cho tôi, để tránh sau này gặp rắc rối.

Bà còn gợi ý, bây giờ người thành phố rất thích uống sữa đậu nành và tào phớ. Mua ở nhà hàng quốc doanh thì cần phiếu lương thực, người ta thấy phiền phức.

Vì vậy, tôi nghe theo lời mẹ chồng, bắt đầu lên kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Ba ngày sau đám cưới.

Trịnh Nghĩa chở tôi về nhà ngoại bằng xe đạp Thống Nhất.

Chúng tôi mua bốn hộp quà.

Vừa vào sân, đã nghe thấy tiếng cãi vã ồn ào bên trong.

Chúng tôi còn chưa kịp vào nhà thì chị kế đã xông ra, giật lấy bốn hộp quà trên tay tôi rồi ném xuống đất.

03.

Trịnh Nghĩa chắn trước mặt tôi để bảo vệ tôi.

Tôi kéo Trịnh Nghĩa ra, đứng lên.

“Vu Phương, chị bị chó dại cắn à? Chúng tôi về nhà ngoại, chị phát điên cái gì vậy?”

Vu Phương chỉ vào tôi, vừa khóc vừa mắng, “Đều tại mày, đều tại mày hại tao, hại tao bị Mã Lục đánh!”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tim-lai-hanh-phuc/chuong-2.html.]

“Nực cười, chị bị đánh thì liên quan gì đến tôi? Tôi bảo anh ấy đánh chị à? Vô lý quá rồi đấy!”

“Chẳng phải vì tao có thai sao?” Vu Phương vừa lau nước mắt vừa gào lên với tôi, “Nếu không phải mày chần chừ kéo dài chuyện kết hôn, thì tao có mang thai không?”

Tôi thấy buồn cười.

“Tôi làm cho chị to bụng à? Lúc chị vui vẻ với Mã Lục sao không nghĩ đến ngày hôm nay? Oan có đầu, nợ có chủ, ai đánh chị thì chị đi tìm người đó đi!”

Trịnh Nghĩa cứ bênh vực tôi, điều này càng kích động Vu Phương.

Chị ấy chỉ vào Trịnh Nghĩa mắng: “Anh bênh nó làm gì? Anh cũng chẳng phải thứ tốt lành gì đâu, sớm muộn gì cũng biến thành thái giám thôi!”

Trịnh Nghĩa là người thành phố, nào có từng thấy cảnh phụ nữ nhà quê chửi bới om sòm thế này, anh ấy sững sờ.

Sợ Vu Phương lại nói ra những lời kinh thiên động địa, tôi lao đến cho chị ấy hai cái tát.

“Cho chị mặt mũi chị không cần, ba ngày về nhà ngoại vốn là chuyện vui lại bị chị phá hỏng hết!”

Mẹ kế kéo tôi lại, quát: “Tần Ninh, sao mày lại đánh chị mày? Nó đang mang thai đấy!”

Ba ngày về nhà ngoại mà Mã Lục không đến, điều này khiến mẹ kế khá mất mặt.

Bà ấy không muốn mất mặt trước Trịnh Nghĩa nữa, nhưng con gái bà ấy lại không nên thân.

Vì được mẹ kế giúp đỡ, nên tôi bị Vu Phương cào rách mặt.

Trịnh Nghĩa định bẻ gãy tay chị ấy, nhưng tôi ngăn lại.

Ức chế đầy bụng, tôi và Trịnh Nghĩa không vào nhà nữa mà quay thẳng về thành phố.

Ngồi sau xe đạp, tôi cảm thấy tủi thân vô cùng.

Nếu mẹ tôi còn sống, tôi về nhà ngoại, chắc chắn sẽ không đến mức chẳng có nổi một ngụm nước lạnh mà uống.

Về đến thành phố, Trịnh Nghĩa kể lại mọi chuyện với mẹ chồng.

Mẹ chồng ôm tôi an ủi, tôi cuối cùng cũng òa khóc.

Tôi kể hết những uất ức bao năm qua.

Sau khi bố mẹ mất, tôi sống với mẹ kế và chị kế.

Sau khi thực hiện chính sách khoán sản đến hộ, nhà tôi được chia cho năm mẫu ruộng.

Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!

Mùa xuân, tôi đánh xe lừa đi cày cấy.

Mùa thu, tôi một mình bẻ ngô.

Mùa đông, tôi một mình đánh xe lừa đi nộp thuế bằng nông sản, số tiền bán được đều vào túi mẹ kế.

Lúc rảnh rỗi, tôi lại làm đậu hũ.

Tôi vất vả như vậy, nhưng chẳng được mẹ kế báo đáp.

Mua bánh kẹo về, mẹ kế lén cho chị kế ăn, tôi chẳng được miếng nào.

Chị kế thoải mái dùng kem dưỡng da, còn tay tôi nứt nẻ, nhưng chẳng có nổi một hộp kem.

Đến tháng, chị kế dùng giấy vệ sinh loại tốt, tôi dùng tro bếp đựng trong túi vải. Những lúc không kịp lấy tro bếp, tôi vò nát lá cây rồi nhét vào túi vải làm băng vệ sinh.

Trịnh Nghĩa ôm tôi, lau nước mắt cho tôi.

“Ninh Ninh, đừng khóc. Sau này có anh ở đây rồi.”

Con không mẹ như cây không cội.

Nhắc đến người mẹ đã khuất của tôi, mẹ chồng tỏ vẻ thương tiếc.

Giờ đã xé rách mặt với mẹ kế và chị kế rồi, tôi cũng không muốn che giấu nữa.

Tôi nắm tay mẹ chồng, nói ra bí mật trong lòng.

“Con nghi ngờ mẹ con bị hại. Con muốn tìm ra hung thủ để trả thù cho mẹ.”

Mẹ chồng bảo tôi đừng hành động thiếu suy nghĩ, bà sẽ giúp tôi tìm hiểu.

Biết được hoàn cảnh khó khăn trước đây của tôi, Trịnh Nghĩa càng đối xử tốt với tôi hơn. Anh ấy mua cho tôi rất nhiều mỹ phẩm và bánh kẹo, thậm chí cả giấy vệ sinh màu hồng cũng mua cả một túi lớn khiến tôi rất ngại ngùng.

Tôi cũng càng quan tâm đến anh ấy hơn.

Mỗi sáng sớm, tôi đều pha sữa đậu nành nóng hổi, thêm một quả trứng gà cho anh ấy ăn, bài thuốc dân gian này có thể tăng cường sức khỏe.

Cuộc sống của tôi ở nhà chồng ngày càng vui vẻ, còn nhà ngoại thì rối tinh rối mù.

Một buổi chiều, Vu Phương tìm đến cửa hàng.

Mặt mày tái nhợt, bước đi loạng choạng, ánh mắt vô hồn như ma đói.

Vừa vào sân, chị ấy không nói không rằng đã vớ lấy viên gạch đập vỡ cửa kính.

“Tần Ninh, đồ sao chổi, mày cho Mã Lục ăn bùa mê thuốc lú gì vậy? Sao anh ấy không đánh mày?”

“Dựa vào cái gì mà mày với Trịnh Nghĩa lại sống tốt hơn tao? Trịnh Nghĩa luôn phớt lờ tao, mày đã dùng thủ đoạn gì để quyến rũ anh ấy hả?”

Trong chốc lát, mảnh kính vỡ vụn đầy đất.

Đập phá mệt rồi, chị ấy ngồi xổm xuống đất, bật khóc nức nở: “Con tao mất rồi, bị tên khốn Mã Lục đánh cho sảy thai!”

“Đều tại mày, đều tại mày! Nếu không phải mày, tao đã không ra nông nỗi này! Không nên như thế này!”

Chị ấy như phát điên lao vào tôi, gào thét:

“Tao sống không yên thì mày cũng đừng hòng sống yên ổn!”

“Tần Ninh, tao muốn mày ch!”

Loading...