TIỂU CÔNG CHÚA TRẠM PHẾ PHẨM - CHƯƠNG 3
Cập nhật lúc: 2025-02-08 09:06:40
Lượt xem: 3,374
Tôi tìm đến giường số hai, trèo lên trải chăn ga gối đệm. Đang bận rộn thì nghe thấy có người nói: "Điềm Điềm, con xem cô bé này tự lập ghê chưa, sau này trong cuộc sống, con có gì không hiểu cứ hỏi cô ấy."
Đợi đến khi phản ứng lại là đang nói về mình, tôi mới nhận ra người khác đều có phụ huynh đi cùng, thảo nào lại nói tôi tự lập.
Buổi tối nói chuyện phiếm mới biết, trong ký túc xá trừ tôi và một người chưa đến ra thì những người khác đều tốt nghiệp trường trung học trọng điểm ở thành phố lớn.
Ngày hôm sau Khâu Đình mới đến, cô ấy ngồi tàu hỏa gần hai mươi tiếng đồng hồ, trông rất mệt mỏi.
Khi chỉ có hai đứa, cô ấy chủ động bắt chuyện với tôi, nói trong nhà có bốn người con đi học, chỉ dựa vào bố mẹ làm công nhân trên công trường kiếm tiền, gánh nặng rất lớn.
"Mỗi một đồng tôi tiêu đều là mồ hôi nước mắt của bố mẹ.
"Không dám xin nhiều, đóng học phí và tiền ở ký túc xá xong thì trên người chỉ còn lại năm trăm tệ. Tôi phải nhanh chóng tìm việc làm thêm, cậu có thể đi tìm cùng tôi."
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Rõ ràng, sự tồn tại của tôi khiến Khâu Đình có cảm giác tìm được đồng loại. Tôi liền không nói ra mình kỳ thực không thiếu tiền, trong thẻ Lão Chu đưa cho tôi còn mấy vạn tệ.
Khâu Đình quyết định đi làm gia sư, cô ấy nói có danh tiếng của trường đại học, một tiếng lấy một trăm tệ không thành vấn đề.
Cô ấy nhanh chóng tìm được hai nhà, kín hết thời gian rảnh rỗi, còn tôi thì luôn bị loại, phụ huynh lịch sự trả tiền học thử rồi thì không có tin tức gì nữa.
Khâu Đình rất nhiệt tình, tìm cho tôi một công việc: Trong viện có một giáo sư Trần, giáo sư có một cô con gái duy nhất bị tàn tật ở chân, thường ngày cần có người đưa đón đi học, giúp đỡ chạy việc vặt. Nhà cô ấy ở ngay khu nhà tập thể, lại học cùng lớp với chúng ta, chăm sóc rất dễ dàng.
Tôi còn không biết trong lớp có một bạn học như vậy, thật khâm phục khả năng thu thập thông tin của Khâu Đình, sau này cô ấy nhất định sẽ thành công.
8.
Tôi đến tòa nhà nhỏ màu đỏ ở khu nhà tập thể để gặp gia đình giáo sư Trần.
Giáo sư có khí chất ôn hòa, pha một tách trà xanh đặt lên bàn trà bên cạnh tôi.
Sau khi nói chuyện qua loa, ông mỉm cười gật đầu: "Trông cháu rất cẩn thận, sau này Trần Vi sẽ làm phiền cháu."
Vợ ông cũng ở đó, tôi nhận ra bà là giáo viên thư viện, suốt ngày ngồi sau quầy, ít nói ít cười.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tieu-cong-chua-tram-phe-pham/chuong-3.html.]
Hôm nay bà ngồi ở góc kia của phòng khách, chỉ liếc nhìn tôi một cái lạnh lùng, không nói gì.
Trần Vi đẩy cửa nhìn ra ngoài, gật đầu rồi lại đóng cửa vào.
Công việc làm thêm này không khó, so với khối lượng công việc thì thù lao khá hậu hĩnh.
Tuy Trần Vi lạnh lùng, chưa bao giờ giao tiếp bằng mắt với tôi, cũng không nói nhiều, nhưng cô ấy cố gắng không làm phiền tôi, khi tìm tôi thì cũng rất lịch sự - xem ra cô ấy là một người sống khép kín trong thế giới của riêng mình, rất có ý thức về ranh giới.
Sau này tôi mới phát hiện, trong nhà này còn có một thành viên đặc biệt.
Có lần tôi thấy hai bà cụ cãi nhau ở ven đường, tranh giành một cái chai rỗng.
Một người nói giọng Bắc Kinh, mắng người kia là đồ nhà quê, không có học thức, bảo bà ta cút về quê đi.
Người bị mắng lại không nói gì, giật lấy cái chai, nhanh chóng nhét vào túi.
Không ngờ hôm đó lại gặp bà cụ kiệm lời người ngoại tỉnh kia ở nhà Trần Vi.
Cửa phòng ngủ nhỏ mở toang, bà cụ đang ngồi xổm ở cửa dọn dẹp, phía sau là giấy bìa, chai lọ, kim loại phế liệu chất đống cao ngất ngưởng. May mà ở Bắc Kinh, chứ không thì chắc chắn sẽ có gián.
Sau đó tôi phát hiện, bà cụ thần bí này thỉnh thoảng lại nhìn chằm chằm vào tôi. Tôi không chịu thua nhìn lại bà, bà liền như không có chuyện gì mà cụp mắt xuống.
Tôi có cảm giác bị theo dõi, trong lòng hơi khó chịu.
Điều kỳ lạ là, Trần Vi ngày thường không để ý đến bố mẹ thanh lịch của mình, nhưng lại thường xuyên nói chuyện nhỏ nhẹ với bà cụ bằng tiếng địa phương, còn nhờ tôi mua bánh bông lan ở tiệm bánh trong trường cho bà.
Mối quan hệ giữa người với người, thật kỳ diệu.