Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

TIỀN CHO THÚ CƯNG, TÌNH YÊU CHO MẸ - CHƯƠNG 10 (HẾT)

Cập nhật lúc: 2024-11-21 16:43:37
Lượt xem: 612

10/

 

Nhưng kế hoạch của Linh Linh cũng không suôn sẻ. Căn nhà mà cô ta chọn là nhà hình thành trong tương lai, và rồi dự án bị bỏ dở giữa chừng.

 

Hai căn nhà bán đi cộng với tiền tiết kiệm của gia đình, mất trắng.

 

Còn căn nhà cũ tôi mua từ ba mẹ thì sao? Nó đã có quyết định giải tỏa.

 

Xem như tôi đã thắng cược.

 

Tôi biết, dù là ba mẹ hay Tống Gia Hào đều cho rằng bán căn nhà đó cho tôi là tôi hời, nên dù bán giá cao hơn thị trường thì họ cũng sẽ không bao giờ bán căn nhà mới cho tôi.

 

Chỉ có căn chung cư cũ kỹ này, họ mới bằng lòng nhượng lại.

 

Và đó cũng là điều tôi muốn.

 

Tôi cược vào việc giải tỏa.

 

Dựa trên diện tích, tôi nhận được khoản bồi thường hai triệu tệ và một căn nhà tái định cư rộng 90 mét vuông.

 

Tống Gia Hào kéo đến cửa: “Bồi thường giải tỏa là của cả nhà, chị định nuốt trọn một mình sao?”

 

Tôi cầm sổ hộ khẩu đã tách riêng và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, gọi cảnh sát đến đuổi cậu ta đi.

 

Mẹ tôi cứ lẩm bẩm tiếc rẻ, bảo hồi đó tôi tách hộ khẩu thật là dại dột.

 

Gia đình đông người như vậy, nếu theo đầu người, lẽ ra đã được nhận nhiều tiền bồi thường hơn.

 

Nhưng tôi hiểu rõ, nếu tôi không tách hộ khẩu, không những tiền bồi thường chẳng tăng mà phần của tôi còn có khi bị họ nuốt mất.

 

—----------

 

Gia đình Tống Gia Hào mất nhà, phải sống tạm bợ, hai vợ chồng cãi nhau suốt ngày.

 

Linh Linh không đi làm, chỉ dựa vào thu nhập của Tống Gia Hào thì không thể lo nổi cho cả nhà.

 

Sau khi ba tôi phá sản, ông phải đi làm thuê để giúp đỡ họ.

 

Mẹ tôi thì vừa chăm cháu, vừa làm việc nhà, còn phải chu cấp cho họ.

 

Cả nhà sống không khác gì gà bay chó sủa.

 

Sau đó, mẹ tôi lại tìm cách thăm dò: “Cháu sắp đến tuổi đi học rồi, mà không có chỗ ở thì làm sao có hộ khẩu vào trường. Hay là con cho em trai về nhà ở đi. Dù sao con cũng chưa có con cái gì, mà đó là cháu ruột của con đấy.”

 

Tôi biết chẳng thể nào thuyết phục được bà, chỉ đành giả ngây giả ngô: “Xin lỗi mẹ nhé, ai bảo là con không có con, con luôn có ‘con trai mèo’ của mình mà, cháu ngoại của mẹ đấy, meo ~”

 

Mèo cưng cũng rất hợp tác, kêu một tiếng.

 

“Nhà con nhỏ lắm, chỉ chứa được con và con trai con thôi, không chứa thêm con trai của mẹ được. Nhưng nếu một ngày nào đó mẹ nghĩ lại, rời khỏi nhà Tống Gia Hào, thì con sẽ thu xếp chu đáo cho ba mẹ.”

 

Mỗi tháng tôi đều gửi một phần lương vào một tài khoản, để dành làm chi phí thuốc thang và tiền phụng dưỡng ba mẹ trong tương lai.

 

Đó là điều tôi đã dự liệu từ lâu, rằng với tính cách của Tống Gia Hào, dù có hay không có năng lực kinh tế thì cậu ta cũng không bao giờ thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng.

 

Nhưng nếu ba mẹ còn chưa rời khỏi nhà Tống Gia Hào, tôi tuyệt đối sẽ không đưa một xu nào, cũng không mua bất cứ thứ gì.

 

Tôi không muốn làm con mồi ngây thơ.

 

—----------

 

Sau này, tôi thường nghĩ đến cái ngày đi mua dây chuyền vàng ở cửa hàng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/tien-cho-thu-cung-tinh-yeu-cho-me/chuong-10-het.html.]

 

Có lẽ, từ trước cả ngày đó, mầm mống nghi ngờ đã sớm được gieo.

 

Lần trò chuyện trong phòng ngủ ký túc xá đại học, tôi nhớ rõ. Khi ấy có một bạn là con một và một bạn là chị cả trong gia đình ba chị em.

 

Cô bạn là con một cười đùa: “Vậy nhà các cậu sau này chia tài sản thế nào, mỗi người 33,33333% hả?”

 

“Làm gì có, tài sản chắc chắn là của em trai mình, sao lại để cho con gái?”

 

“Thật sao? Như vậy chẳng phải là trọng nam khinh nữ sao?”

 

Một câu bâng quơ nhưng như cứa vào lòng tôi.

 

Làm gì có chuyện chia đều, tài sản trong nhà đều là của em trai mà.

 

Chỉ có những người là con một mới nghĩ đơn giản rằng gia đình nhiều con sẽ chia tài sản bình đẳng.

 

Bạn cùng phòng giải thích: “Xã hội bây giờ khắt khe với con trai, không có nhà thì chẳng ai chịu lấy. Còn con gái lấy chồng là sẽ có nhà, đâu còn cách nào khác.”

 

Câu nói đó giống hệt lời mẹ tôi.

 

Lúc đó, tôi vẫn hoàn toàn tin vào lý lẽ này.

 

Thật đấy, các bà mẹ luôn có những ngụy biện giống nhau đến lạ.

 

Là con gái, chúng ta bị lừa mà chẳng hay biết.

 

Hoặc có thể chúng ta đã nhận ra từ lâu, nhưng không nỡ tin vào điều đó.

 

Tôi nghĩ, nếu hôm ấy tôi không trả lại chiếc dây chuyền mà vội vàng đem nó về tặng mẹ để lấy lòng, có lẽ tôi đã rơi vào cái vòng xoáy lố bịch như bà ấy.

 

Mỗi lần dốc sức đều là để cầu mong được công nhận, lần nào cũng phải xác nhận xem họ có thực sự yêu thương mình hay không, rồi lại khổ sở trong vô vàn lần nghi ngờ.

 

Biết bao cô gái bị mắc kẹt trong kiểu tình thân tiêu hao này, không dứt ra nổi mà cũng chẳng thể buông bỏ?

 

Tôi nhớ đến một người bạn trên mạng từng vô tình quen biết. Cô học một ngành hiếm, ra trường chỉ kiếm được vài nghìn mỗi tháng. Mẹ cô thường bảo: “Ăn uống phải dè xẻn, nhà mình đang khó khăn.”

 

Mỗi tháng tiền sinh hoạt của cô đều phải tính toán kỹ lưỡng, còn lại thì gửi hết về nhà.

 

Mẹ cô từ đầu tháng đã tính đến cuối tháng, ngày lĩnh lương là gọi điện đòi đúng giờ.

 

Lần nào cô ấy cũng than vãn với tôi, rồi tháng sau lại tiếp tục gửi.

 

Ban đầu, tôi sẽ an ủi và khuyên cô cắt đứt với gia đình, nhưng sau đó tôi nhận ra mình chẳng cứu được cô.

 

Dấu hiệu của một người trưởng thành không chỉ là độc lập về tài chính, mà còn là sự “cai sữa” về tinh thần, điều này còn quan trọng hơn.

 

Người thực sự yêu bạn sẽ không ngày ngày kể lể việc nuôi dưỡng bạn vất vả thế nào, không than thở kinh tế gia đình khó khăn ra sao, khiến bạn cảm thấy tội lỗi, như thể từng ngày học bạn trải qua hay từng đồng bạn tiêu đều là tội lỗi.

 

Người thực sự yêu bạn sẽ không liên tục vẽ bánh vẽ cho bạn, rồi lại nuốt lời hết lần này đến lần khác, càng không sốt ruột đòi hưởng khi bạn vừa ra trường còn chưa đứng vững.

 

Yêu hay không yêu rõ ràng như vậy.

 

Tình yêu thực sự là khi cả hai đều cố gắng đến với nhau, còn một bên chỉ biết hi sinh là dại khờ.

 

Nếu mối quan hệ đã định là mong manh, thì cũng không cần gắng gượng làm gì.

 

— Hoàn —

 

Hehe.

 

Loading...