Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Thu Nương - Chương 14

Cập nhật lúc: 2024-11-04 12:35:16
Lượt xem: 1,177

Ta cẩn thận giặt quần áo, nghĩ đến việc mấy năm nay đã nuôi nấng hai đứa trẻ bình an lớn khôn, trong lòng thấy vui mừng khôn xiết.

Lại nhớ tới trước kia ở lầu xanh, mỗi khi gặp chuyện này, tú bà đều cảm thấy xui xẻo, ảnh hưởng đến việc buôn bán, nên không hề cho chúng ta sắc mặt tốt.

Nhưng tỷ muội với nhau, đều có thể thông cảm cho nhau. Ngay cả những người ngày thường bất hòa nhất, vào lúc này cũng chia sẻ đồ với nhau.

Những cô nương lớn lên trong vòng tay mẹ, cho dù đã rời xa mẹ từ lâu, vẫn luôn biết thương yêu bản thân mình hơn, tranh thủ lúc rảnh rỗi ôm bình nước nóng nghỉ ngơi.

Tú bà đến giục, các cô nương mạnh miệng cãi lại: "Ngày thường chúng ta liều mạng làm ăn cho bà, lúc này, cũng nên để cho chúng ta tĩnh dưỡng chứ."

Ngược lại, những cô nương từ nhỏ đã phải xa mẹ, không phải xấu hổ muốn chết, thì cũng vẫn chè chén lêu lổng như cũ...

Đêm đó, ta mơ thấy người xưa. Bích Vân ngồi bên giường nhìn ta, khuôn mặt thanh thản dịu dàng, nàng mỉm cười với ta. Ta vui mừng khôn xiết, đưa tay ra kéo nàng, nhưng lại vồ hụt.

Tỉnh dậy, màn đêm dài tĩnh mịch bao trùm, lòng ta chua xót, lệ cứ thế tuôn rơi, không tài nào ngủ lại được.

Mắt trừng trừng nghe tiếng gà gáy, bỗng nhiên ta nhớ tới năm đó, có vị khách tặng Ngọc Kiều Nhi một viên ngọc trai Tây Dương, mọi người đều ngưỡng mộ, chỉ có Bích Vân vẫn thản nhiên như không.

Dưới gốc dâu, một con heo.

Dưới gốc dâu, một đấu ngọc trai?

Như có tia chớp lóe lên trong đầu, mọi thứ bỗng chốc trở nên sáng tỏ. Ta vội lật người xuống giường, chạy ra nhà bếp lấy một cái cuốc, rồi cuốc đất dưới gốc cây dâu.

Nàng ta đem tất cả những gì mình có, đều để lại cho ta.

Sau đó, ta cho Nguyên Bảo đi học.

Nó rất biết giữ gìn đồ đạc, đôi giày vải ta làm cho nó, trên đường đi nó không nỡ mang, chỉ chịu đi giày rơm, đến trường mới thay.

Ta đặt cho Vân Nhi một cái tên chính thức, là Cố Hiểu Vân, rồi mời một vị nữ tiên sinh về nhà dạy dỗ con bé.

Đọc nhiều sách vở luôn là điều tốt, cho dù nữ tử không thể làm quan.

Ngày tháng thuận lợi cứ thế trôi qua rất nhanh. Nguyên Bảo thi đậu tú tài, chúng ta chuyển vào trong thành sinh sống.

Ta bán đi một ít đồ đạc, mở một tiệm vải nhỏ. Tiệm may càng ngày càng lớn, mất ba năm mới biến thành một xưởng dệt quy mô.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/thu-nuong/chuong-14.html.]

Người ta đồn rằng ta là nữ nhân biết cách kiếm tiền, thủ đoạn hơn người, chẳng ai ngờ rằng ta lại có thể giấu đi một gia sản kếch xù như vậy.

Về sau, Nguyên Bảo thi đỗ làm quan trong triều, vài năm sau lập được công lớn trong việc trị thủy, liền quỳ xuống xin hoàng thượng ban ân, lật lại vụ án oan cho gia đình Bích Vân.

Đến khi ta bốn mươi tuổi, xưởng dệt đã có hơn một nghìn nữ công, hàng hóa được chất lên thuyền, bán ra nước ngoài.

Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD

Nguyên Bảo cưới vợ sinh con, nhưng Hiểu Vân vẫn chưa chịu lấy chồng. Có lần Nguyên Bảo lỡ lời hỏi đến chuyện hôn sự, Hiểu Vân liền tức giận nói: “Nam nhân chỉ làm hao tài tốn của! Ta không cần."

Trong một lần đi thị sát cửa hàng ở xa, con bé gặp gỡ một chàng thư sinh tuấn tú, sau một đêm mặn nồng liền không từ mà biệt, trở về nhà sinh hạ một bé gái, vui mừng khôn xiết.

Nó nói rằng mình đã đạt được tâm nguyện: "Con sẽ đối xử với con bé như cách hai người mẹ đã từng đối xử với con."

Sau khi tổ chức xong sinh thần năm mươi tuổi, ta lui về ở ẩn, con cháu sum vầy, an hưởng tuổi già.

Nguyên Bảo vào cung chầu vua trở về, mang theo một hộp quà, chạy một mạch đến trước mặt ta, vui mừng nói: “Mẹ, đây là món quà hoàng đế ban thưởng, thịt bò khô được làm trong cung đấy ạ. Con nhớ mẹ từng nói là rất ngon. Dù bây giờ mẹ không ăn được nữa, nhưng ngậm trong miệng một chút cho biết mùi vị cũng tốt ạ."

Ta lấy một miếng thịt bò khô bỏ vào miệng.

Chuyện cũ như cơn gió ùa về trước mặt.

Ta trấn tĩnh lại, nhớ tới Hiểu Vân từng hỏi ta: "Trong lòng mẹ có nhớ nhung người nào không?"

Khi đó ta ngẩn người, không nói gì.

Giờ phút này đây, ta thầm nói trong lòng: "Có chứ. Đó là người tốt nhất trên đời."

Nguyên Bảo vẫn đứng bên cạnh, lau mồ hôi trên trán, cười ngốc nghếch: "Sợ đồng nghiệp tranh mất, con chạy một mạch về đây."

Ngoài cửa sổ có tiếng người nói chuyện.

Một người nói: "Bẩn c.h.ế.t đi được! Gầy trơ xương, ta đã bảo người ta khiêng ả ra bờ sông rồi. Lão phu nhân buổi tối ra ngoài xem hát, nhìn thấy ả, xui xẻo lắm."

Một người khác nói: "Chết tiệt! Ngươi làm chuyện gì vậy?"

Ta gọi người vào tra hỏi. Hóa ra là một nữ nhân nghèo khổ bệnh tật, ngã gục trước cửa nhà vì đói.

Người hầu mới đến không biết quy củ trong phủ, đã đuổi bà ta đi. Ta sai người lấy bạc, chữa bệnh cho bà ta, dặn rằng nếu bệnh khỏi mà không có nơi nào để đi, thì đưa bà ta đến trang trại ở.

Loading...