Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Thoát Khỏi Bố Mẹ Thiên Vị - Chương 3

Cập nhật lúc: 2024-12-02 20:06:19
Lượt xem: 69

Món này bao nhiêu tiền, tổng cộng bao nhiêu, sau này phải trả bao nhiêu.

 

Nói thật lòng, bố mẹ không đối xử tệ với tôi. Dù ăn uống không bằng em trai nhưng những nhu cầu cơ bản vẫn được đảm bảo.

 

Họ chỉ xem tôi như một người ngoài, tính toán với tôi rất rạch ròi.

 

Giống như vay tiền ngân hàng, việc bọn họ nuôi tôi lớn lên thực chất là một khoản vay tôi mượn từ họ.

 

Khoản vay này, sau khi trưởng thành tôi phải trả cả gốc lẫn lãi.

 

Tôi luôn nghĩ rằng tất cả gia đình đều như vậy, cho đến một lần tôi kể chuyện này với bạn tôi.

 

Bạn tôi là con một, cô ấy sửng sốt nói: "Bố mẹ cậu có vấn đề à?"

 

Sau đó cô ấy nói, tình yêu của bố mẹ vốn là vô điều kiện.

 

Từ nhỏ, cô ấy muốn gì bố mẹ đều mua cho, chưa bao giờ nhắc đến chuyện trả tiền.

 

Cô ấy còn bảo, hầu hết các bậc cha mẹ đều như vậy. Tình yêu sao có thể đo bằng tiền được?

 

Nghe có vẻ buồn cười nhưng lý thuyết đơn giản đến mức chẳng thể gọi là thường thức ấy, với tôi lúc đó, chẳng khác gì bảo trái đất là hình vuông, làm đảo lộn hoàn toàn thế giới quan của tôi.

 

Từ đó, tôi bắt đầu chú ý quan sát những người xung quanh. Cuối cùng tôi nhận ra bạn tôi nói đúng.

 

Người khác là bình thường.

 

Còn tôi mới là ngoại lệ.

 

Tôi không kìm được, từng hỏi mẹ mình tại sao lại đối xử phân biệt giữa tôi và em trai như vậy.

 

Mẹ tôi trông rất ngạc nhiên, như thể tôi vừa hỏi tại sao trái đất lại là hình tròn.

 

Bà thản nhiên trả lời: "Bởi vì Đường Thừa Tự là gốc rễ của nhà họ Đường, sau này chúng ta còn phải trông cậy vào nó để dưỡng già."

 

Tôi không hiểu: "Con cũng có thể chăm sóc bố mẹ mà."

 

"Mày?" Mẹ tôi hất mí mắt nhìn tôi, cười như không cười: "Con gái là nuôi cho nhà người khác, mày là người nhà khác, ai dám trông cậy vào mày."

 

...

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/thoat-khoi-bo-me-thien-vi/chuong-3.html.]

 

Bố mẹ tôi thật sự thực hiện tiêu chuẩn này một cách triệt để.

 

Năm em trai tôi thi đại học, tôi cũng thi đại học.

 

Khi đó, cả nhà căng thẳng vì kỳ thi của em tôi. Mẹ tôi ngày nào cũng bắt tôi thay đổi món ăn để bồi bổ cho nó.

 

Rõ ràng cùng là thí sinh thi đại học nhưng em tôi ở nhà như hoàng đế.

 

Mẹ tôi thậm chí không dám nói to, sợ làm phiền nó nghỉ ngơi.

 

Còn tôi, suốt năm lớp 12, mỗi ngày phải dậy từ 4 rưỡi sáng để nấu ăn cho em trai, rồi vội vàng đến trường học cho kịp tiết tự học buổi sáng.

 

Nhưng ngay cả như vậy, cuối cùng em tôi cũng không thể thi đậu đại học chính quy.

 

Nó thì chẳng lo lắng gì nhưng bố mẹ tôi thì lo đến sứt đầu mẻ trán, bởi vì đây là "gốc rễ" nhà họ Đường, là niềm tự hào phải làm vẻ vang dòng họ.

 

Cuối cùng, bố mẹ tôi nghĩ ra một cách: bỏ ra một khoản tiền lớn để gửi nó đi du học. Rồi dẫn nó đi khoe khắp nơi, nói rằng con trai họ tài giỏi, sắp sang Mỹ học rồi.

 

Còn điểm số của tôi đủ để vào một trường top đầu ở Bắc Kinh nhưng chẳng ai chúc mừng tôi một lời.

 

Trong mắt họ, con gái là nuôi cho nhà người khác, có giỏi đến đâu cũng chẳng ích gì.

 

Thậm chí, đôi khi mẹ tôi còn tỏ vẻ khó chịu, nói: "Mày thi được nhiều điểm thế làm gì? Nếu mày nhường số điểm này cho em trai mày, nó đã thành đạt biết bao!"

 

Mùa hè năm đó để lại cho tôi ấn tượng duy nhất là trời rất nóng.

 

Ve kêu vào tháng tám khiến người ta càng thêm khó chịu.

 

Bố tôi nói tôi nên học cách tự lập, sẽ không trả tiền học phí cho tôi.

 

Ông còn đặc biệt gọi tôi ra nói chuyện.

 

Thực ra, từ nhỏ đến lớn, số lần tôi và bố tiếp xúc với nhau chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

 

So với sự chán ghét lộ rõ của mẹ, bố đối với tôi luôn giữ một thái độ thờ ơ.

 

Thật lòng mà nói, sự thờ ơ ấy còn đau đớn hơn cả sự chán ghét.

 

Thực ra, tôi cũng đoán được ông gọi tôi ra nói chuyện là để làm gì nhưng vẫn ôm một chút hy vọng.

Loading...