Ta Đi Ngắm Non Cao - Chương 9
Cập nhật lúc: 2025-03-28 11:53:37
Lượt xem: 139
Thường thì đợi khoảng nửa canh giờ, nàng sẽ từ bên trong đi ra.
Khi ấy đã là hoàng hôn, ánh trời đỏ tím viền lên vạn vật một đường sáng.
“Hôm nay tiểu Quân An có đọc sách không?”
“Chàng biết nó không thích đọc sách mà, lại loay hoay với gỗ cả buổi chiều.”
“Đứa trẻ này không phải sẽ nối gót ta đấy chứ!”
“Vậy cũng tốt…”
“Hôm nay có món gì ngon?”
“Nghe nhà bếp nói có gà hấp lá sen.”
“Thật sao!”
Nàng ngẩng mặt cười, những lọn tóc bay theo gió phủ đầy ánh vàng.
Dưới khung cảnh yên bình và tráng lệ này, người đi đường thưa thớt, ánh tà dương kéo bóng hai người đổ dài. Chúng ta tay trong tay, trò chuyện vài câu chuyện vụn vặt, thong thả bước về nhà.
________________________________________
Chú thích:
¹ Tam Thái (三彩): Tục lệ trong đám cưới xưa, treo ba đóa hoa bằng giấy màu hoặc lụa (thường là đỏ, vàng, xanh) để chú rể (hoặc người đại diện) dùng cung tên b.ắ.n trúng, mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, cát tường cho đôi tân hôn.
Lý Hướng Vãn - Ngoại truyện
Khi ta lên mười tuổi, trong thôn đã một thời gian dài vắng bóng đàn ông.
A nương nói rằng đàn ông đã ra trận đánh giặc cả rồi.
Ta ngờ rằng người đang lừa ta, bèn hỏi: “Vậy tại sao a cha lại không đi?”
“A cha của con bị què chân, đi không nổi.”
Ta ngẫm nghĩ một lát, rồi lại nghiêng đầu thắc mắc: “Thế còn Đại Ngưu thì sao lại đi được ạ? Hắn suốt ngày chỉ biết cười khì khì, ăn thì nhiều mà chạy lại chậm rì!”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/ta-di-ngam-non-cao/chuong-9.html.]
Đại Ngưu là tên ngốc trong thôn bọn ta, cũng là người bạn thân thiết nhất của ta. Những người khác chẳng ai chịu nghe ta nói chuyện, nhưng hắn thì chịu, lại còn luôn tủm tỉm cười nữa.
“Đại Ngưu người cao lớn, lại có sức khỏe, nên mới đi được chứ.”
A nương vừa sửa soạn bánh màn thầu trong nồi, vừa len lén lau nước mắt.
Một ngày tốt lành
Bởi vì cữu cữu của ta cũng ra chiến trường rồi, nên a nương rất lo lắng cho cữu cữu, cũng như ta lo lắng cho Đại Ngưu vậy.
“Vậy khi nào họ mới trở về ạ?”
Một giọt nước mắt lớn của a nương rơi tõm vào nồi, người dịu giọng thủ thỉ: “Hôm nay đại quân mới xuất chinh thôi, còn sớm lắm con ạ! Lát nữa lúc đến chùa, con không được nghịch ngợm phá phách, phải thành tâm cầu Bồ Tát phù hộ, để họ sang… sang năm, mùa xuân sẽ trở về.”
Ta nửa tin nửa ngờ gật đầu.
A nương rán xong màn thầu, liền khoác giỏ tre dắt tay ta đến chùa. Trên bờ ruộng quanh co đã đông nghịt bóng phụ nữ, họ tất tả chạy đến chùa cầu phúc, hoặc là để tiễn chồng mình ra trận.
Lúc bọn ta đi ngang qua sườn núi, ta cứ nghển cổ tìm bóng dáng Đại Ngưu giữa đám đông. Hắn rõ ràng vừa cao vừa khỏe như vậy, thế mà đáng tiếc thay, một khi đã hòa vào đoàn quân đen nghịt kia, thì cũng như hạt vừng nhỏ bé, chẳng thể nào tìm thấy được nữa.
A nương dừng bước, nhìn đoàn quân cuồn cuộn bụi tung mù mịt, nước mắt cuối cùng cũng vỡ òa: “Con của cữu cữu con còn nhỏ quá…”
Người đang nói đến đứa bé gái mập ú một đ.ấ.m là có thể hạ đo ván ta đó ư? Cũng đâu còn nhỏ nữa nhỉ.
Ta hoàn toàn bỏ cuộc việc tìm kiếm Đại Ngưu, thay vào đó, ánh mắt lại bị thu hút bởi một thiếu niên đang cưỡi ngựa bạch. Chàng thiếu niên ấy vận một thân trang phục tươi sáng, nổi bật giữa một đám “hạt vừng đen” đông đúc.
Những người khác ai nấy đều mang vẻ mặt nghiêm trang, riêng chàng ta lại cười tươi rói, thậm chí còn vẫy tay chào bá tánh đứng hai bên đường.
A nương mới vừa rồi còn sụt sùi, vậy mà thấy chàng ta liền hạ giọng mắng: “Ta khinh! Bệ hạ hồ đồ rồi, lại thực sự cử một tên công tử bột ra trận, e rằng đến việc áp tải lương thảo cũng chẳng nên thân.”
Ta chớp chớp mắt, mím môi hỏi: “A nương, công tử bột là gì ạ?”
Bốp! A nương giáng một cái tát lên trán ta: “Bảo con đọc sách thì không nghe! Cứ suốt ngày theo a cha con nghịch gỗ thôi!”
Ta nhăn mặt xuýt xoa ôm trán, rồi “oa” một tiếng bật khóc, tiếng khóc hòa lẫn vào tiếng khóc của những người đưa tiễn khác, cũng chẳng hề lạc lõng.
Ngày hôm đó, ta thành kính khôn xiết quỳ trước Bồ Tát, đọc tên mấy mươi người trong thôn bọn ta, cầu xin Ngài phù hộ cho họ gặp dữ hóa lành.
Năm thứ hai, vào tiết Lập Xuân, những người ra trận đã trở về.