Sự Trừng Phạt Của Mẹ - 1

Cập nhật lúc: 2025-03-08 04:14:01
Lượt xem: 1,743

Tôi lì xì hai nghìn tệ cho em trai nhân dịp sinh nhật nó. 

 

Mẹ tôi nổi trận lôi đình, mắng tôi là đứa vô ơn ngay trong nhóm chat gia đình, còn kêu họ hàng cùng nhau “trừng phạt” tôi. 

 

Có lẽ những ngày qua họ sống quá tốt, nên mấy người đó dường như đã quên mất bao năm nay ai là người nuôi dưỡng họ. 

 

Tôi lập tức khóa thẻ tín dụng và dừng tính năng thanh toán thân thiết của mẹ. 

 

Mẹ tôi hoảng loạn: 

 

“Hủy trừng phạt! Hủy trừng phạt ngay!” 

 

01 

 

Sinh nhật 20 tuổi của em trai tôi, Hứa Thiên Tứ, tôi đã mua cho nó một chiếc xe trị giá ba trăm nghìn tệ. 

 

Nó cũng không còn nhỏ nữa, nghe nói dạo gần đây còn có bạn gái. Đến tuổi kết hôn rồi, tặng một chiếc xe là hợp lý nhất. 

 

Lúc tôi về đến nhà, Hứa Thiên Tứ đang ngả lưng trên ghế sofa chơi game. 

 

Thấy tôi về, mắt nó sáng lên, lập tức chạy đến: 

 

“Chị, chị chuẩn bị quà gì cho em vậy?” 

 

Tôi giả vờ thần bí, cười nhẹ, lấy ra một phong bao: 

 

“Mở ra xem đi.” 

 

Những năm trước sinh nhật nó, tôi vừa lì xì vừa tặng quà, đã sớm nuôi lớn khẩu vị của nó. 

 

Nó phấn khích nhận lấy, không chờ đợi mà lập tức xé mở. 

 

Mở được một nửa, nụ cười trên mặt nó bỗng cứng đờ: 

 

“Hai nghìn tệ? Chị, chị chỉ chuẩn bị cho em có bấy nhiêu thôi sao?” 

 

Nó tức giận ném phong bao xuống đất, rồi nhảy lên sofa, hét lớn về phía bếp: 

 

“Mẹ! Mẹ xem chị quá đáng chưa này, quà sinh nhật cho con mà chẳng có chút thành ý nào!” 

 

“Cái gì?!” 

 

Mẹ tôi nghe tiếng, ném thẳng cái xẻng nấu ăn xuống, lao ra ngoài chửi mắng: 

 

“Con nha đầu c.h.ế.t tiệt này! Sinh nhật trưởng thành của em trai mày, mày làm chị mà chỉ lì xì có hai nghìn tệ? Đừng nói ai xa, chị hai mày làm công nhân trên dây chuyền sản xuất, còn mua cho em mày điện thoại và máy tính Apple đấy!”

 

Hứa Thiên Tứ ngồi một bên chu môi, trông cứ như thể vừa chịu oan ức lớn lắm. 

 

Mẹ tôi vẫn tiếp tục mắng nhiếc không tha: 

 

“Trước đây sinh nhật em mày, mày ít nhất cũng lì xì mười nghìn, năm nay sinh nhật trường thành lại chỉ có hai nghìn? Nuôi mày lớn từng này đúng là uổng phí, chẳng khác nào nuôi một con sói mắt trắng!” 

 

Tôi im lặng, lòng cũng dần nguội lạnh. 

 

Thực ra, một tháng trước khi mua xe, công ty tôi vừa trải qua một cuộc khủng hoảng. 

 

Khi đó, công ty suýt chút nữa còn không trả nổi lương nhân viên. 

 

Tôi đã kể chuyện này với mẹ, bà lúc đó hoảng lên, liến thoắng nói một tràng: 

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/su-trung-phat-cua-me/1.html.]

“Lương không trả được thì phải làm sao? Cả nhà lớn thế này còn trông chờ vào mày để ăn uống, còn khoản vay mua nhà của em trai mày nữa, không trả thì ngân hàng họ sẽ tịch thu đấy! Tao mặc kệ, tháng này tiền nhất định phải nộp đủ cho tao, nếu không thì đừng có về nhà!” 

 

Thực ra, số tiền gửi cho họ mỗi tháng, tôi đã dự trù từ trước rồi. 

 

Tôi nói ra chuyện này, cũng chỉ muốn nhận được một câu an ủi từ mẹ, bảo tôi đừng quá áp lực, đừng quá mệt mỏi. 

 

Nhưng trong mắt bà chỉ có tiền, tiền, tiền. 

Nhất Phiến Băng Tâm

 

Bây giờ, bà lại nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lùng xa lạ, như thể tôi sinh ra là để trả nợ cho họ vậy. 

 

Tôi bình tĩnh ngẩng đầu lên, hỏi mẹ: 

 

“Dù mỗi tháng con đưa mẹ năm nghìn tệ, nhưng em trai chỉ biết ăn bám, như vậy con vẫn là con sói mắt trắng sao?” 

 

Mẹ tôi nghiến răng, chỉ tay vào tôi tức giận quát: 

 

“Hứa Tĩnh Tĩnh, mày không phải từ tảng đá nứt ra! Công ơn sinh thành lớn hơn công ơn nuôi dưỡng, không có tao thì làm gì có mày hôm nay, không có em trai mày thì cái nhà họ Hứa này đã bị người ta ức h.i.ế.p đến c.h.ế.t rồi, làm gì có mày bây giờ! Mày phải nhớ những điều tốt đẹp mà họ đã dành cho mày, tất cả đều phải trả lại cho gia đình này, trả cho em trai mày!” 

 

Hứa Thiên Tứ ngồi một bên vắt chéo chân, cũng hùa theo giọng điệu châm chọc: 

 

“Đúng đấy chị, chị nhìn xem trong làng mình có nhà nào mà chị gái không đưa tiền cho em trai không? Chỉ có chị là lắm lời nhất.” 

 

Mẹ tôi ngụ ý sâu xa: 

 

“Dù sao thì mẹ cũng không ép mày, chỉ cần trong lòng mày tự biết rõ là được.” 

 

Trước đây, tôi nghĩ rằng mình kiếm được tiền, đưa về cho gia đình một chút cũng là chuyện đương nhiên. 

 

Nhưng dù đã đưa tiền, tôi vẫn hết lần này đến lần khác bị mắng là “sói mắt trắng”. 

 

Bỗng nhiên, tôi lại muốn ngồi luôn vào cái danh này. 

 

Tôi buông thõng tay, chậm rãi mở miệng: 

 

“Con không có tiền đâu, công ty mấy tháng rồi không phát lương.” 

 

“Không có tiền?” Bà ấy đảo mắt một vòng, rồi túm lấy tôi: 

 

“Hay là thế này, con chuyển luôn tiền trợ cấp cả năm nay trong một lần cho mẹ, chuyện sinh nhật em trai con tạm thời mẹ không giục nữa. Đợi khi nào có tiền, con bù quà cho nó sau cũng được.” 

 

Tôi nghẹn họng, khó chịu gạt tay bà ấy ra, cầm lấy áo khoác chuẩn bị đi. 

 

Bà ấy lại bám theo. 

 

“Còn một chuyện nữa. Em họ con làm bạn gái có bầu rồi, nhà gái đòi sính lễ hai trăm tám mươi tám nghìn tệ. Hoàn cảnh nhà cậu con thì con cũng biết rồi đấy. Thế này đi, mấy chị em các con gánh vác giúp chuyện này. Sau này cháu con sinh ra, nó sẽ không quên công lao của con đâu.” 

 

Tôi ngoáy ngoáy lỗ tai, không tin nổi mà nhìn bà ấy một cái: 

 

“Bao nhiêu?” 

 

“Hai trăm tám mươi tám nghìn tệ.” Bà ấy bấm ngón tay tính toán, tự nhiên như không: 

 

“Con kiếm được nhiều nhất, thì gánh hai trăm hai mươi nghìn. Chị cả con bị nhà chồng quản chặt, nó góp hai mươi nghìn. Còn lại hơn bốn mươi nghìn thì để chị hai con trả. Dù nó làm công nhân dây chuyền lương không cao, nhưng chịu khó tăng ca là nhanh kiếm lại thôi.” 

 

Nói thì nhẹ nhàng lắm, sao bà ấy không tự đi mà lo? 

 

Tôi sợ nếu từ chối ngay, có khi còn không ra khỏi cửa được, bèn qua loa đáp: 

 

“Để nói sau đi.” 

 

Rồi chẳng ngoảnh lại mà bước thẳng ra ngoài. 

Loading...