Soi Gương Không Bóng - 22
Cập nhật lúc: 2024-06-01 22:11:40
Lượt xem: 179
Hoá ra lúc Hoài chạm vào tấm bia kia thì đã lạc vào mộng. Sau khi tỉnh lại, Hoài thấy mình đang nằm chơi vơi giữa đáy ao, xung quanh rong rêu quấn c.h.ặ.t t.a.y chân. Hoài gỡ đám rong rêu và cứu Nhàn cũng đang bị vây hãm bên cạnh rồi thoát lên bờ. Có lẽ đó là do con quỷ đó làm, nếu như Hoài không nhớ lại Nhàn và Sương thì cả hai người sẽ nằm dưới đáy hồ quỷ này mãi mãi.
Có tiếng rục rịch ngoài cửa, Hoài cảnh giác hỏi lớn: “Ai đó?”
“Là tôi!”
Bà Lý mệt mỏi chống gậy, gượng lấy thân tàn đi vào. Thầy Trần thấy bà, hắn giọng rồi nói: “Bà tới đúng lúc lắm, bây giờ cớ sự đã thành như thế này, bà hãy thành thật kể hết tất cả mọi chuyện bà biết đi.”
“Nếu thầy không hỏi thì bà già này cũng sẽ kể. Ban đầu vì nỗi sợ hãi tội lỗi của bản thân mà cứ giấu giếm. Bây giờ quả báo đã tới rồi, tôi biết không thể trốn tránh được nữa.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/soi-guong-khong-bong/22.html.]
Bà Lý nói như thế, thầy Trần đưa ghế cho bà ngồi xuống đàng hoàng. Nhàn cũng đã tỉnh lại, cô ôm Sương trong lòng, đôi mắt ngập tràn đau buồn lắng nghe câu chuyện của bà Lý.
Năm mươi năm trước, khi đó vẫn còn chiến tranh. Vùng quê này bị giặc đánh đến tan tác, không có lấy một miếng ăn. Lúc đó bà Lý mới hơn hai mươi tuổi, cùng với một cô bạn thân Lê Như Sương từ miền xuôi xuống có việc. Ở lại không được mấy ngày, bà Lý gặp trưởng thôn lúc bấy giờ, hai người vừa gặp đã đem lòng thương mến nhau.
Gia đình của bà Lý và Lê Như Sương vốn khá giả, nhất định sẽ không gả bà Lý về chốn nghèo khổ này. Vậy nên Lê Như Sương đã giúp bà nói dối rằng hai người lên phố làm ăn, gia đình bà mới chịu để bà đi. Hai năm sau, vì mùa màn thất bát, số vốn đem theo cũng đã dùng gần hết, mà bà Lý lại đang bụng mang dạ chửa không dám về nhà xin tiền. Lê Như Sương thương bạn thân khổ cực, lại thêm tính tình hiền lành nên đã đem tiền của mình đưa cho bạn thân lo cái ăn cái mặc.
Bao nhiêu tiền đều đem cho hết chỉ để lại đủ đóng một chiếc thuyền gỗ. Lê Như Sương kiếm sống nhờ đưa khách qua sông, kiếm bữa cháo bữa rau là đủ. Nhưng không biết chồng bà Lý đã có ý gì, không lâu sau đó bà Lý bắt đầu có thành kiến với Lê Như Sương. Lê Như Sương vốn đã xinh đẹp hơn bà Lý, vậy mà cho dù dãy nắng dầm mưa vẫn không hề già xấu đi một chút nào. Bởi vậy cho nên bà Lý cho rằng Lê Như Sương đã câu dẫn chồng mình.
Cho đến một hôm, ghen tuông trỗi dậy, bà Lý đến tặng cho Lê Như Sương một chiếc gương rất đẹp. Lê Như Sương thấy gương này rất đắt nhưng cũng không hoài nghi gì bạn mình mà vui vẻ nhận lấy. Kết quả sau đó vào một buổi chiều mưa lất phất, Lê Như Sương đón ba người khách lạ qua sông. Khi đò qua giữa sông, ba người khách lạ ấy đã thi nhau cưỡng h.i.ế.p cô.
Lúc ấy Lê Như Sương mới biết đã bị bạn thân bán đứng, chiếc gương kia là đồ của ba vị khách lạ. Cô nhìn m.á.u của mình và nước mưa thấm đỏ trên mặt gương và nhận ra một điều rằng không phải cứ hiền lành thì sẽ được báo đáp. Nhưng bi thương còn chưa dừng lại ở đó, bà Lý còn đi tung tin rằng Lê Như Sương ngủ với giặc, nối giáo cho giặc về tàn phá nơi này. Cả thôn oán giận nên đã bắt Lê Như Sương trói lại, sau đó buộc đá vào người chôn sống xuống giữa sông.