02
Mẹ tôi không cho tôi nằm viện quá lâu, bác sĩ nói phải nằm viện ít nhất một tuần, nhưng tôi nằm viện được bốn ngày đã phải xuất viện.
Vì mẹ tôi nói tiền viện phí đắt đỏ quá.
Ngày đầu tiên tôi về nhà, bố tôi đã cười.
Tôi cứ tưởng ông ấy định hỏi han tôi một câu, nhưng câu nói đó của ông ấy tôi cả đời này cũng không thể quên được.
Ông ấy nói:
"Con về là tốt rồi, cơm mẹ con nấu dở tệ, sáng mai làm ít hoành thánh ăn sáng nhé."
Sau này nghĩ lại tôi vẫn thấy thật nực cười.
Cho dù là người giúp việc đi chăng nữa, ngày đầu tiên ốm khỏi về nhà, chủ nhà cũng phải hỏi han một câu cho có lệ chứ.
Nhưng trong mắt họ, giá trị duy nhất của tôi, dường như chỉ là làm việc nhà.
Mẹ tôi ngồi một bên, cầm một cuốn sổ ra tính toán sổ sách cho tôi.
"Tiền phẫu thuật cộng thêm tiền viện phí, ba ngàn tệ! Cộng thêm số tiền trước đó con tiêu, tổng cộng là sáu vạn ba ngàn tệ, số tiền này sau này con phải trả lại cho bố mẹ đấy."
Đúng vậy, dù nghe có vẻ hoang đường, nhưng nhà tôi có một cuốn sổ sách riêng dành cho tôi.
Từ nhỏ đến lớn, mỗi một khoản tiền tôi tiêu, mẹ tôi đều sẽ ghi chép lại vào cuốn sổ này.
Ban đầu tôi không hề biết nhà mình có cuốn sổ này, là có một lần cả nhà tôi đi mua quần áo mới diện Tết.
Mẹ tôi mua cho em trai một chiếc áo khoác lông vũ trị giá 1800 tệ, đến lượt tôi, bà liền nói hết tiền rồi, không mua nữa.
Lúc đó tôi vẫn còn ngây ngô, chỉ vào ví tiền của bà hỏi: "Trong này vẫn còn tiền mà mẹ."
Mẹ tôi không nói gì, chỉ liếc nhìn tôi một cái.
Ánh mắt bà pha lẫn vẻ coi thường và khinh bỉ, bà nói: "Con chắc chắn muốn mua chứ?"
Tôi lúc đó mới học tiểu học, con bé nào mà chẳng thích mặc quần áo mới.
Vì vậy, dù ánh mắt của mẹ khiến tôi có chút sợ hãi, nhưng vẫn cố gắng gật đầu.
Mẹ tôi cũng không nói thêm gì, dẫn tôi đi mua một chiếc áo khoác giá 138 tệ.
Vì sao giá tiền của chiếc áo này tôi lại nhớ rõ đến vậy?
Vì hôm đó về nhà, mẹ tôi đã lấy ra cuốn sổ kia trước mặt tôi, trên đó chi chít ghi lại những khoản chi tiêu của tôi trong suốt bao nhiêu năm qua.
Và khoản đầu tiên, chính là tiền viện phí khi bà sinh tôi.
Bà lấy bút ra, cẩn thận ghi một con số vào sổ: 138.
"Đây đều là tiền con tiêu đấy," bà chỉ vào cuốn sổ nói, "Đây là tiền mua quần áo của con."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/so-no-nuoi-con-gai/chuong-2.html.]
Vừa nói, mẹ tôi vừa ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào tôi, một đứa bé chín tuổi, bà nói từng chữ một:
"Con gái là con người ta, sau này số tiền này con đều phải trả lại cho mẹ đấy."
Tôi lúc đó còn quá nhỏ, vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu nói đó, nên tò mò hỏi lại: "Vậy em trai có phải trả không mẹ?"
Vẻ mặt mẹ tôi lập tức thay đổi, bà trừng mắt nhìn tôi cười lạnh:
"Tất cả mọi thứ trong nhà đều là của em trai con!
"Con nhớ kỹ cho ta, tiền con tiêu đều là tiền của em con, con phải biết ơn em con đấy!"
Tuy tôi không hiểu vì sao phải biết ơn em trai, nhưng vẻ mặt của mẹ tôi quá đáng sợ, tôi chỉ có thể sợ hãi gật đầu: "Dạ."
Thực ra điều kiện kinh tế nhà tôi không nói là khá giả, nhưng tuyệt đối cũng thuộc hàng trung lưu.
Thời tôi học tiểu học, nhà tôi ngoài hai căn nhà ở tỉnh lỵ, còn có hai cửa hàng mặt phố.
Nhưng bố mẹ tôi nói, đó đều là đồ của em trai, bảo tôi đừng mơ tưởng.
Cuộc sống như vậy trôi qua lâu dần, thực ra tôi cũng đã quen rồi.
Thậm chí đến sau này, tôi đã tự giác coi mình là người ngoài trong nhà.
Mỗi khi đòi hỏi mẹ thứ gì, còn chưa đợi bà lên tiếng, tôi đã tự nhủ trong lòng phải ghi sổ.
Cái này bao nhiêu tiền, cộng lại bao nhiêu tiền, sau này phải trả bao nhiêu tiền.
Nói thật lòng, bố mẹ tôi đối xử với tôi cũng không đến nỗi quá tệ, tôi ở nhà tuy ăn uống không bằng em trai, nhưng cuộc sống cơ bản vẫn được đảm bảo.
Họ chỉ là hoàn toàn coi tôi như một người ngoài, tính toán sòng phẳng với tôi.
Cứ như thể vay tiền ngân hàng vậy, sự trưởng thành của tôi thực ra chính là một khoản vay tôi vay từ họ.
Khoản vay này đợi đến khi tôi trưởng thành sẽ phải trả lại cho họ cả gốc lẫn lãi.
Tôi vẫn luôn cho rằng mọi người đều như vậy, cho đến một lần tôi nhắc đến chuyện này với bạn mình.
Bạn tôi là con một, cô ấy kinh ngạc nói với tôi:
"Bố mẹ cậu có vấn đề thần kinh à?!"
Sau đó cô ấy nói với tôi, tình yêu của cha mẹ đều là vô tư.
Từ nhỏ đến lớn cô ấy muốn gì bố mẹ đều cho nấy, chưa bao giờ nhắc đến chuyện trả tiền gì cả.
Cô ấy còn nói, phần lớn cha mẹ đều như vậy mà, tình yêu sao có thể dùng tiền để đo đếm được chứ?
Nghe có chút nực cười, nhưng cái lý thuyết mà ngay cả kiến thức phổ thông cũng chẳng bằng này, đối với tôi lúc đó mà nói chẳng khác nào nói với tôi rằng Trái Đất hình vuông, chấn động tam quan của tôi.
Vậy nên sau đó, tôi bắt đầu để ý quan sát những người xung quanh, cuối cùng tôi phát hiện bạn tôi nói đúng.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Tôi mới là trường hợp đặc biệt.