Sau khi mua nhà, tôi nhìn rõ bộ mặt của gia đình - Chương 4

Cập nhật lúc: 2025-03-30 03:13:25
Lượt xem: 2,331

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://t.co/pSEIB0p5RM

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Có thời gian, chồng tôi phải liên tục đi công tác khắp nơi đến mức không có nổi một chỗ tử tế để ngả lưng. Còn tôi thì ngày đêm đảo lộn, mỗi ngày chỉ ngủ chưa đến bốn tiếng.

 

Đỉnh điểm căng thẳng nhất, hai đứa ôm nhau khóc òa ngay trong căn nhà thuê bé xíu rồi lại lau nước mắt tiếp tục bước tiếp.

 

Tất cả những điều đó mẹ tôi đều biết rõ… Bà ấy rõ ràng là đã biết hết tất cả.

 

Chỉ là… tôi ít khi kể với bố mẹ những nhọc nhằn mà mình phải chịu. Một phần vì không muốn họ lo lắng và một phần vì tôi là đứa con luôn giỏi giang từ bé nên không muốn để họ thấy mình chật vật cùng yếu đuối.

 

Nhưng sau này, khi mọi thứ dần tốt hơn thì tôi đã từng đôi lần chia sẻ.

 

Thế mà trong lòng mẹ, tôi là người như vậy? Cô con gái luôn cố gắng hết mình xông pha ở ngoài xã hội, cuối cùng chỉ là một người ‘lấy chồng giàu rồi được nuôi cả đời’?

 

Tất cả cố gắng của tôi, mẹ chưa từng nhìn thấy. Còn thành quả của tôi, mẹ lại quy hết về phía chồng tôi. Đến mức sau lưng tôi, mẹ có thể thản nhiên nói với cháu gái mình mấy lời như thế.

 

Tôi không nói nên lời. Gương mặt tái nhợt của tôi khiến chồng không đành lòng, nhưng anh vẫn tiếp tục nói với giọng trầm thấp: "Em còn nhớ mỗi lần mẹ em mời vợ chồng mình về quê ăn Tết không? Mỗi lần như vậy trước khi về bố mẹ em lại gọi điện vài ngày trước, nói mấy chuyện linh tinh. Nào là con gái nhà ai đi làm ăn Tết đưa về cho bố mẹ mười tới hai mươi nghìn tệ, nào là con nhà khác tặng mẹ cái vòng vàng to đùng, rồi thì bố em khen cái đồng hồ đồng nghiệp đeo đẹp thế nào, rồi nhóc con nhà chú kia đòi đồ chơi đắt tiền cùng điện thoại gập màn hình…"

 

Anh nhăn mày, giọng có phần giễu cợt: "Anh không hiểu nổi, một đứa học sinh tiểu học thì cần cái điện thoại gập để làm gì?"

 

Rồi anh khẽ cười khô khốc: "Nhưng đó vẫn chưa phải chuyện tệ nhất, mà em còn chưa biết đâu nhỉ?"

 

Anh ngước lên nhìn tôi, ánh mắt chậm rãi đến chua xót:

 

"Mỗi lần về quê ăn Tết, em và em dâu vào bếp nấu nướng. Anh định vào phụ một tay thì bố mẹ em lại ngăn lại."

 

“Tưởng đâu chỉ là tư tưởng cũ kỹ của người già không muốn đàn ông vào bếp, ai ngờ lại là chuyện khác.”

 

Chồng tôi nói đến đây thì bật cười khẩy, giọng lạnh băng.

 

“Anh vừa ngồi xuống là bố mẹ em đã chạy lại bắt chuyện. Hôm nay thì kể em trai em công việc không ổn định cùng lương thấp nên nuôi gia đình vất vả. Ngày mai lại than bị sếp chèn ép nên không được thăng chức, rồi hỏi anh có thể giúp chuyển chỗ làm tốt hơn không.”

 

“Lúc thì nói em dâu vừa đi làm vừa chăm con khổ sở, họ xót xa vì nó vất vả quá. Lúc thì lại nhắc đến chuyện cháu trai lớn rồi, hỏi anh có quen ai lo được nhà trong khu học tốt không.”

 

Chồng tôi cười nhạt, ánh mắt đầy chua chát: “Còn em trai em thì sao? Lúc ấy ngồi ngay bên cạnh lại giả vờ như chẳng nghe thấy gì, nó dán mắt vào điện thoại và ra vẻ như chẳng liên quan đến mình. Mọi chuyện đều để hai ông bà già đứng ra đòi hỏi thay.”

 

Giọng anh mỗi lúc một gay gắt, nhưng vẫn cố kiềm chế:

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-mua-nha-toi-nhin-ro-bo-mat-cua-gia-dinh-fuov/chuong-4.html.]

“Còn em thì sao? Mỗi lần về nhà là tay xách nách mang, chẳng bao giờ về tay không. Em mua quà cho bố mẹ, mua đồ cho cả nhà em trai lại thêm đồ đạc trong nhà, rồi còn chạy vạy cho cháu vào học ở trường điểm trong quận. Bao nhiêu đó vẫn chưa đủ, giờ còn phải lo cả công việc cùng sinh hoạt của vợ chồng nhà nó nữa à?”

 

“Lý do luôn là: ‘Con gái đã ổn định rồi, giúp đỡ em trai còn khó khăn một chút’. Nhưng anh hỏi thật nó khó khăn cái gì, con thì mới có một đứa. Nhà và xe đều do bố mẹ cho, con cái thì ông bà trông giúp. Hai vợ chồng đều có việc làm, tuy lương không cao thật nhưng cũng đâu đến mức không đủ sống?”

 

Chồng quay sang nhìn tôi, giọng dằn xuống từng chữ: “Bố mẹ em còn có em mỗi tháng gửi tiền sinh hoạt, chưa tính đến họ lại còn có lương hưu. Mấy năm nay, nhà có gì lớn là đều do em đứng ra mua sắm. Vậy thì rốt cuộc, ai mới là người cần được giúp đỡ?”

 

Anh nhíu mày, giọng nghẹn lại: “Cả hai vợ chồng đi làm tổng thu nhập một tháng cũng chỉ 5 tới 6 nghìn tệ, thế mà muốn con trai phải học trường điểm từ tiểu học đến cấp ba. Tiểu học đã đòi điện thoại gập gần chục nghìn tệ rồi đồ chơi mô hình, quần áo toàn hàng hiệu. Còn chị gái với anh rể thì mỗi dịp lễ Tết lại chở cả xe quà về, mà họ thì nhận lấy không chút ngại ngần.”

 

Anh nói một mạch, càng nói càng buồn và cuối cùng chỉ biết lắc đầu thở dài: “Sao mà không mệt cho được…”

 

Từng lời chồng nói như dội vào lòng tôi từng đợt sóng lạnh. Rất nhiều chuyện, tôi đã không để tâm.

 

Và còn nhiều chuyện hơn nữa, tôi thậm chí chưa từng biết đến.

 

Đêm hôm đó tôi không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, tôi vội vàng đến nhà bố mẹ.

(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)

 

5.

 

Vừa bước chân vào khu chung cư, tôi tình cờ thấy mẹ đang xách túi đồ ăn từ chợ về. Tôi định cất tiếng gọi thì chợt nghe bà đang nói chuyện điện thoại.

 

Giọng mẹ ríu rít vang lên, phấn khởi như vừa nhặt được món hời: "Anh yên tâm em coi kỹ rồi, căn đầu tiên dãy trước là dãy thấp nhất của cả khu, chỉ có sáu tầng thôi. Nghe bảo gọi là gì đấy... à đúng rồi là nhà kiểu tây! Ừ, nghe tên thôi đã thấy sang!"

 

Bà cười ha hả, giọng đầy tự hào: "Nhà này vừa sáng sủa lại thoáng mát! Một trăm năm mươi lăm mét vuông đấy, tuy không rộng bằng nhà con gái em, nhưng thế là tốt rồi. Dù sao cũng là nhà trong khu có trường học."

 

Tôi đứng cách đó không xa, nghe rõ từng chữ một. Mẹ không quen dùng tai nghe, nên giọng người bên kia vọng ra rất lớn.

 

‘Tại sao lại là nhà gần trường? Nhà đó là mua cho ai?’

 

Trong lòng tôi dâng lên một nỗi nghi ngờ mơ hồ, rồi nghe thấy mẹ trả lời: "Tiền à… ba triệu tệ… còn phải sửa sang lại..."

 

"Tiền không thành vấn đề." Mẹ tôi bật cười sảng khoái: "Mấy năm nay con gái em gửi sinh hoạt phí đều đều, hai ông bà già tụi em có tiêu gì đâu. Lương hưu cũng để dành được một khoản kha khá. Chẳng phải là để dùng lúc này sao?"

 

"Không đủ thì đã sao? Còn có con gái em kia mà. Đến lúc đó để con bé bỏ ra hai triệu tệ, giúp em nó mua căn nhà rộng rãi. Còn nội thất nữa, nhất định phải làm cho đàng hoàng. Nhà đã ba triệu tệ mà bỏ vài chục nghìn để sửa sang thì phí lắm, ít nhất cũng phải một trăm nghìn tệ mới xứng."

 

"Yên tâm đi, con gái em có tiền!"

 

Loading...