SAU KHI MẸ LY HÔN, BÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ CHUA NGOA NHẤT LÀNG - 8
Cập nhật lúc: 2025-03-18 17:36:58
Lượt xem: 2,971
Giám đốc Cao có cậu con trai tầm tuổi tôi, cũng học thêm.
Mẹ liền hỏi thăm chỗ ôn thi.
Giám đốc Cao sửng sốt:
“Cô lương tháng có 480 mà dám cho con học thêm mất 400?”
Mẹ có chút ngại ngùng:
“Cũng không phải bổ túc quanh năm, chỉ có hai tháng hè thôi.”
“Tôi chỉ có mỗi đứa con gái này, chẳng lẽ nhìn nó lêu lổng mãi à.”
Dù mọi người trong xưởng không hiểu nổi, mẹ vẫn kiên quyết gửi tôi vào lớp bổ túc mà với nhà tôi là vô cùng đắt đỏ.
Tuy nhiên, tôi học lớp tám người, còn con trai giám đốc Cao – Cao Triết Viễn thì học lớp bổ túc một kèm một cao cấp.
Mẹ làm công nhân phổ thông, công việc hàng ngày là chọn nan tre, ép tấm.
Trước đây ở nhà, mẹ đã quen đan rổ rá bằng nan tre, nên việc chọn nan rất nhanh và chính xác. Mẹ còn có thể nhìn ra tre nguyên liệu nào cần sản xuất ngay, tre nào có thể để dành.
Tan làm, mẹ hoặc đọc sách liên quan, hoặc ngồi lọc nan tre.
Sự cẩn thận và tỉ mỉ đó khiến giám đốc Cao chú ý.
Thỉnh thoảng ông sẽ thân thiện nói chuyện với mẹ vài câu.
Đôi khi thấy mẹ la mắng hay đánh tôi, ông cũng lên tiếng:
“Bối Bối lớn rồi, con gái không nên la mắng hay động tay.”
Mẹ ngượng ngùng:
“Ở quê bọn tôi vẫn tin câu ‘thương cho roi cho vọt’.”
Nhưng rồi mẹ cũng bớt nóng nảy hơn.
Nhanh chóng đến ngày khai giảng.
Việc đầu tiên là kiểm tra xếp lớp.
Dù hè tôi đã chăm chỉ học bổ túc, nhưng trong số 500 học sinh lớp 6, tôi chỉ đứng thứ 300 toàn khối.
Mẹ cầm bảng điểm, mặt xanh như tàu lá.
Gầm lên như sư tử Hà Đông:
“Tao tốn bao nhiêu tiền cho lớp bổ túc, mà mày thi được có thứ 300?”
Giám đốc Cao cũng nổi trận lôi đình:
“Lớp học một kèm một đấy, vậy mà con học được thứ 400? con , con , con muốn chọc tức lão đây hả…”
Ông tiện tay chụp cái nan tre muốn đánh người.
Mẹ vội vàng can ngăn:
“Không phải nói trẻ con lớn rồi không nên đánh sao?”
Giám đốc Cao tức điên:
“Nhịn hết nổi rồi!”
Cao Triết Viễn bị ăn đòn.
Mẹ cũng vì can ngăn mà bị đánh trúng hai cái, nên không còn sức để đánh tôi nữa.
Đêm đó, bà ôm sách đọc tới tận nửa đêm.
Tôi lén nhìn, bìa sách ghi: “Làm thế nào để chấp nhận sự bình thường của con cái”.
Đọc xong, mẹ còn cảm động và giới thiệu lại cho giám đốc Cao.
Tôi và các bạn có khoảng cách rất lớn.
Họ mê thần tượng.
Tranh luận sôi nổi xem F4, Phi Luân Hải hay Slam Dunk ai là người đẹp trai nhất.
Họ sưu tầm đủ loại poster, bưu thiếp, tan học là lấy ra khoe.
Có lúc họ hỏi tôi thích ai.
Tôi không biết.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-me-ly-hon-ba-tro-thanh-nguoi-dan-ba-chua-ngoa-nhat-lang/8.html.]
Vì tôi chẳng quen ai trong số đó.
Cũng chẳng hiểu sao cái cậu tóc xoăn, đeo băng đô, mặc áo ba lỗ lại gọi là Đạo Minh Tự đẹp trai.
Họ mặc toàn Ayilian, Semir hay những thương hiệu mà tôi không biết tên.
Còn tôi chỉ mặc đồ cũ dì Tú cho.
Có lần tan thể dục, mọi người đều cởi áo khoác đồng phục.
Lớp trưởng môn tiếng Anh bỗng nhìn chằm chằm áo tôi:
“Hình như áo cậu là của tớ.”
Cô ấy chỉ vào nút áo chỗ cổ tay:
“Nút này là mẹ tớ khâu thêm vào, tớ ghét không cân xứng nên không mặc nữa.”
“Sau đó bị mẹ tớ gói gửi cho họ hàng dưới quê.”
Cô ấy mở to mắt:
“Cậu chính là người thân đó à?”
“Nhà tớ còn nhiều đồ không thích, cũng chưa mặc mấy, cậu có muốn không?”
Cả lớp đều quay lại nhìn tôi.
Lúc đó tôi còn nhỏ.
Tự ti ăn sâu vào xương tủy.
Mặt đỏ bừng, chỉ biết lắp bắp:
“Đây là áo của tớ, là của tớ.”
Từ hôm đó, tôi thích nhất là mặc đồng phục.
Tôi không bao giờ cởi áo khoác ở trường nữa.
Nhiều lần tôi muốn xin mẹ mua cho mình vài bộ quần áo mới cho ra hồn.
Nhưng mỗi lần nhìn thấy mẹ vất vả mồ hôi ướt đẫm, tôi lại không nói ra được.
Lấy gì để lấp đầy hố sâu tự ti này?
Chỉ có học.
Thời đi học, thành tích mới là thứ quan trọng nhất, không phải quần áo.
Mẹ tôi ngày càng làm tốt ở xưởng.
Mẹ chọn nan tre giỏi nhất, chịu được cường độ làm thêm, còn giúp sắp xếp lại kho, phân loại nguyên vật liệu rõ ràng.
Mẹ tự tin hơn, cười nhiều hơn trước.
Lúc làm việc, mẹ như đang tỏa sáng.
Tối đến, tôi làm bài tập, mẹ lại đọc sách chuyên ngành.
Bây giờ, mẹ không cần tra từ điển nữa.
Mẹ từ một cây lúa bình thường nơi thôn quê, giờ đã hóa thành một nhành hoa rực rỡ.
Nếu tôi học giỏi, tôi cũng sẽ giống mẹ, trở thành người tỏa sáng giữa đám đông.
Nhưng nâng cao thành tích đâu phải chuyện ngày một ngày hai.
Cuối kỳ, tôi đứng thứ 250 toàn khối.
Mẹ cầm bảng điểm xem mãi, rồi mỉm cười:
“Một kỳ tiến bộ 50 bậc, giữ phong độ này thì vào nhất trung chắc chắn không khó.”
Tôi ngạc nhiên:
“Mẹ không mắng con sao?”
“Con đâu có lười, mắng làm gì? Mẹ cũng nửa năm nay cố gắng đi làm, vậy mà vẫn chưa phải là người nhanh nhất tổ.”
“Mẹ học ít, giờ mới hiểu trên đời này nhiều chuyện đâu chỉ cần cố gắng là đủ.”