SAU KHI MẸ LY HÔN, BÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ CHUA NGOA NHẤT LÀNG - 3

Cập nhật lúc: 2025-03-18 17:35:16
Lượt xem: 3,382

Tôi bị kéo đi, chỉ kịp nhét hai miếng thịt kho tàu vào miệng.

 

Nóng tê lưỡi nhưng tôi không nỡ nhả ra.

 

Mẹ gấp gáp ly hôn, chia tài sản chẳng được gì.

 

Mùa đông khan hiếm rau, tôi mấy hôm liền chỉ ăn dưa muối do mợ cho.

 

Trên đường về, mẹ mắng tôi:

"Đồ tham ăn! Có mồm chỉ biết ăn, sao không biết cãi lại người ta?"

 

Tôi im lặng, bà liền nhéo má tôi.

 

Đau đến mức tôi hét toáng.

 

Miếng thịt trong miệng rơi "bộp" xuống đất.

 

Lưỡi tê rần, thịt cũng không ăn được.

 

Nước mắt tôi trào ra như suối.

 

Tôi òa khóc.

 

Mẹ giơ tay định tát:

"Khóc khóc khóc, mày còn mặt mũi mà khóc! Không vì mày, tao đâu phải ở lại cái nơi này!"

 

Tôi nhắm chặt mắt chờ cái tát.

 

Nhưng mãi không thấy gì.

 

Lén mở mắt ra, thấy mẹ vẫn giơ tay, khóe mắt đã ngấn lệ.

 

Bắt gặp ánh mắt tôi, bà vội quay đi.

 

Lau khô nước mắt, mẹ vuốt lại mái tóc rối bù, cột lên.

 

Lúc này mới bình tĩnh nói:

"Ngày sau còn khó khăn hơn, khóc có ích gì, giữ sức mà sống."

 

Tối đó, bà Năm và bác Ba mẫu đến nhà.

 

Họ thay mặt bác Ba xin lỗi mẹ, tiện tay mang đến hai bát đồ ăn thừa.

 

Một bát thịt kho, một bát măng xào.

 

Ngày đó ở quê, đồ ăn thừa sau đám cỗ đều là món ngon, thịt kho là món chính chủ nhà thường giữ lại, ít khi cho ai.

 

Bát thịt kho có 17 miếng, mẹ nấu cùng dưa cải muối.

 

Bà bảo không thích ăn thịt mỡ, chỉ ăn hai miếng.

 

Phần còn lại, mỗi bữa bà hâm cho tôi một miếng, tôi ăn liền năm ngày.

 

Cuối cùng còn sót lại ít dưa cải, mẹ chan thêm nước nóng, ăn tạm cho qua bữa.

 

Sau tiệc mừng thọ, mẹ tôi thay đổi hẳn tính tình.

 

Bà thường xuyên cãi nhau với mấy người đàn ông trong làng.

 

Nhiều người thì thầm sau lưng:

"Dục Phân ly hôn xong tính khí còn cứng hơn trâu, thế này ai dám lấy nữa?"

 

Chẳng bao lâu đến tháng Chạp, nhà nhà bắt đầu làm thịt khô, cá khô.

 

Nhà tôi nghèo, mẹ chỉ mua được 5 cân thịt và một con cá trắm để muối.

 

Lúc phơi ra, bà nội lại mỉa mai:

"Miệng cứng đòi ly hôn, giờ đến Tết thịt cũng chẳng mua nổi."

 

"Giờ thì biết chưa? Ngoài Thanh Sơn nhà tôi ra, chẳng có thằng đàn ông nào chịu bỏ tiền cho mày đâu."

 

Lời vừa dứt, ông Đại Tráng cao to ở làng bên đã hớt hải chạy tới.

 

"Có chứ."

 

Khuôn mặt rám nắng của ông đỏ bừng, đưa cho mẹ tôi hai tảng thịt hun khói.

 

"Dục Phân, cho em đấy."

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-me-ly-hon-ba-tro-thanh-nguoi-dan-ba-chua-ngoa-nhat-lang/3.html.]

Bà mối thở hổn hển theo sau, cười tươi rói:

"Dục Phân trẻ trung xinh đẹp, chẳng biết bao người dòm ngó, thịt hun khói vừa xong, ông Đại Tráng đã vội kéo tôi đến hỏi cưới, không thèm xem ngày."

 

Mặt ông Đại Tráng càng đỏ hơn.

 

Ông cao to, chăm chỉ, nhà có hai tầng, sau khi vợ mất vì tai nạn năm ngoái, người mai mối đến nườm nượp.

 

Ở quê, ông là người đàn ông lý tưởng.

 

Bà nội tức xanh mặt, nghiến răng:

"Đàn bà như nó mà ông cũng muốn lấy à?"

 

Ông Đại Tráng cười hiền:

"Có cá tính càng tốt, không dễ bị bắt nạt."

Bà nội còn muốn nói thêm, mẹ tôi lạnh nhạt lên tiếng:

"Bà nội Vương, chúng tôi đang bàn chuyện riêng, bà ở đây không tiện đâu."

 

Bà nội tức điên, lườm nguýt rồi bỏ đi.

 

Họ vào nhà trên bàn bạc, mẹ bảo tôi sang phòng Đông.

 

Tôi áp tai vào cửa nghe lỏm, nghe thấy ông Đại Tráng nói:

"Tôi đưa ba ngàn tiền thách cưới, sau này trong nhà em làm chủ, tiền kiếm được cũng đưa hết cho em, tốt nhất là chúng ta có thêm con nữa, trai gái gì cũng được."

 

"Chỉ có một điều, em đừng đưa con gái theo. Tôi đã có một đôi con, sau này còn muốn sinh thêm, nuôi nhiều quá thì không nổi."

 

Bà mối và mợ tôi nghe tin vội đến khuyên mẹ.

 

"Điều kiện của ông Đại Tráng thuộc dạng nhất nhì quanh đây."

 

"Chị cứ giao Bối Bối lại cho nhà họ Vương, dù sao cũng là con họ, sao họ không nuôi?"

 

"Chị còn trẻ, cũng phải nghĩ cho bản thân."

 

...

 

Tôi trốn sau cửa nghe lén, lỡ đụng vào ghế phát ra tiếng "bộp".

 

Mẹ mở cửa, cúi đầu nhìn tôi bé nhỏ.

 

Tay tôi run lên.

 

Vừa mong mẹ lấy được người tốt để được ăn thịt no nê, lại sợ bà bỏ tôi cho bà nội cay nghiệt và người cha vô trách nhiệm.

 

Im lặng thật lâu, tôi mới nghe bà nhẹ nhàng nói:

"Tôi muốn cho Bối Bối học đại học, ai chấp nhận điều này tôi mới lấy."

 

Ở làng, chuyện này chẳng giấu được ai.

 

Chuyện cưới hỏi không thành của mẹ tôi trở thành chủ đề bàn tán xôn xao.

 

"Dục Phân điên rồi chắc? Ai đời lại muốn nuôi con riêng đi học đại học?"

 

"Ngay cả em gái ruột cũng chưa chắc cho nó học lên cấp ba, nói gì đại học."

 

"Đúng đó, nhìn con bé Bối Bối có giống đứa sẽ đỗ đại học đâu."

 

Bà nội cười nhạo:

"Cô ta chắc còn tưởng mình còn hot lắm, cứ đợi đi, thêm vài năm nữa già không đẻ nổi, xem còn ai thèm lấy."

 

Đáng buồn nhỉ.

 

Ở quê khi đó, giá trị lớn nhất của phụ nữ chính là khả năng sinh nở.

 

Sau đó cũng có người muốn cưới mẹ tôi, nhưng nghe đến chuyện phải nuôi tôi học đại học đều lắc đầu bỏ đi.

 

Thời gian trôi qua, dân làng bắt đầu xì xào:

"Cô ta chẳng phải do chảnh, không ai thèm lấy nên lấy con gái ra làm cái cớ thôi."

 

Bà nội đắc ý:

"Chắc cô ta vẫn vương vấn Thanh Sơn, trên đời làm gì có ai tốt hơn con trai tôi!"

 

Mẹ tôi mặc kệ, chỉ chuyên tâm dạy tôi học.

 

Tết sắp đến, ngoài đường tiếng pháo tép nổ đì đùng.

 

Tôi chẳng muốn học, làm bài sai liên tục.

 

Mẹ tức giận quất roi trúc vào tay tôi.

 

Loading...