SAU KHI MẸ LY HÔN, BÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ CHUA NGOA NHẤT LÀNG - 2

Cập nhật lúc: 2025-03-18 17:34:49
Lượt xem: 904

 

Cậu tôi giúp sửa điện tạm.

 

Căn nhà tồi tàn cuối cùng cũng sáng đèn.

 

Ánh sáng lờ mờ soi rõ nếp nhăn nơi khóe mắt cậu, cậu thấp giọng:

"Dục Phân, em dâu chị nóng tính vậy đấy."

 

"Chị cứ tạm ở đây, mai em về thuyết phục rồi cho hai mẹ con sang nhà em ở."

 

Mẹ tôi quay lưng trải giường, đáp nhạt nhẽo:

"Không phiền đâu, ở đây cũng được."

 

Lúc đó tôi có chút trách mẹ vì từ chối.

 

Sau này lớn lên mới hiểu.

 

Cậu tôi không làm chủ được gia đình, lời cậu nói chỉ như mấy câu xã giao kiểu "lúc nào mời đi ăn", không thể tin.

 

Sau ly hôn, bố tôi vội vàng vào thành phố sống cùng người đàn bà kia, còn hai mẹ con tôi phải mất chục ngày mới dọn dẹp xong căn nhà cũ.

 

Cậu tôi tìm ít gạch vỡ chắp vá lại dãy nhà phía tây đã sập.

 

Mái rơm cũng được thay mới, nắng chiều chiếu vào tỏa ra hương lúa thơm ngát.

 

Làm xong, cậu chẳng buồn ăn cơm, đạp chiếc xe đạp cũ kêu lạch cạch ra về.

 

Bà nội đứng ở đầu làng nhai hạt dưa, giọng oang oang như gõ trống:

"Trên đời kiếm đâu ra thằng chồng tốt như Thanh Sơn nữa?"

 

"Nó còn cho chỗ ở dù cô ta không đẻ nổi thằng con trai."

 

"Nhìn nhà mẹ đẻ cô ta kìa, có ai muốn đón cô ta về đâu."

 

Bà Triệu không nhịn được:

"Thanh Sơn mà tốt, sao ngày nào cũng lăng nhăng bên ngoài? Tôi thấy Dục Phân mới là người tử tế. Với lại, Bối Bối là cháu gái nhà họ Vương, cho chỗ ở chẳng phải lẽ đương nhiên sao?"

 

Bà nội trợn mắt:

"Đó là nhờ Thanh Sơn nhà tôi có bản lĩnh mới lấy được gái thành phố. Còn Dục Phân mặt mũi xui xẻo như vậy, có muốn làm gì cũng chẳng ai thèm ngó!"

 

Nhưng lần này bà nội đoán sai.

 

Tối hôm đó, hơn chín giờ, lão độc thân què trong làng - Lưu què - đến gõ cửa nhà.

 

Hắn nhét qua khe cửa một tờ năm mươi, hạ giọng:

"Dục Phân, cầm tiền đi mua bộ quần áo mới đi."

 

"Thanh Sơn không biết thương em thì anh thương."

 

"Mùa đông lạnh lẽo, ngủ một mình chắc lạnh lắm nhỉ? Mở cửa đi, anh vào sưởi ấm cho."

 

Mẹ không trả lời, hắn cứ thế đứng ngoài lải nhải, giọng càng lúc càng to.

 

Mẹ xuống giường tìm cây đòn gánh chặn cửa, quát nhỏ:

"Cút đi, tao không phải loại người đó!"

 

Mấy ngày sau, Lưu què vẫn quấy rầy.

 

Dù mẹ tôi cương quyết từ chối, nhưng dân làng bắt đầu nhìn bà bằng ánh mắt mờ ám.

 

Phong tục khi đó là vậy.

 

Dù bạn là nạn nhân, người ta vẫn nói: "Ruồi chẳng đậu trứng lành."

 

Hôm đó, cụ năm tổ chức sinh nhật sáu mươi.

 

Mẹ được mời đến giúp bưng trà nước, tôi theo để ăn cỗ.

 

Thời đó nghèo, lũ trẻ chỉ mong có cỗ để cải thiện bữa ăn.

 

Hạt dưa, đậu phộng được bưng lên, lũ trẻ ùa vào tranh.

 

Tôi nhỏ tuổi, yếu sức, chỉ giành được một nhúm lạc.

 

Đang ấm ức, Lưu què bê nửa đĩa lạc từ bàn hắn đến đặt trước mặt tôi:

"Đây, cho con hết."

 

Không khí lập tức thay đổi.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-me-ly-hon-ba-tro-thanh-nguoi-dan-ba-chua-ngoa-nhat-lang/2.html.]

Một bà cô nhiều chuyện trêu:

"Bối Bối à, Lưu què coi con như con gái đấy!"

 

Tôi đẩy mạnh đĩa lạc ra:

"Ai cần làm con gái ông, tôi có bố rồi, mẹ tôi cũng chẳng thích ông!"

 

Lưu què cười hề hề:

"Con nít biết gì, chú đây tối nào cũng đến thăm mẹ con đấy."

 

Cả đám đàn ông ngồi cùng bàn cười phá lên, cả bác Ba nhà chủ tiệc cũng cười.

 

"Lưu què nhanh tay thật!"

 

"Không ngờ mày cũng có bản lĩnh đấy!"

 

"Đàn bà mới ly hôn còn nóng hổi, mày ngày nào cũng đến không sợ mệt à?"

 

"Bối Bối, gọi Lưu què một tiếng bố, để ông ấy cho con mười đồng tiêu vặt!"

 

...

 

Dân làng rất thích đem chuyện nam nữ ra đùa cợt.

 

Tôi tức đến đỏ mắt, chỉ biết lặp đi lặp lại: "Mẹ tôi không thèm để ý đến ông!" mà chẳng biết nói gì thêm.

 

Đúng lúc đó, mẹ từ trong nhà bưng trà chạy ra.

 

Thấy cảnh này, bà lao đến bên tôi, nhưng vội quá bị trẹo chân.

 

Đám đàn ông cười hô hố, càng cợt nhả hơn.

 

"Lưu què, không mau đỡ bà vợ tương lai đi?"

 

Lưu què nhân cơ hội sàm sỡ mẹ tôi.

 

"Dục Phân, em đi chậm thôi, té thì anh đau lòng lắm!"

 

Cả đám đàn ông nhìn chằm chằm vào mẹ.

 

Có người còn hỏi bao giờ được uống rượu mừng của mẹ và Lưu què.

 

Bà nội nghiến răng nghiến lợi:

"Đồ đàn bà không biết xấu hổ, bảo sao phải ly hôn, hóa ra sớm đã dan díu với trai hoang."

 

Mẹ đỏ bừng mặt.

 

Bà chộp cốc nước ngọt trên tay bà Triệu dội thẳng vào mặt Lưu què.

 

Bọt khí xèo xèo nổ lách tách trên mặt hắn.

 

Hắn thè lưỡi l.i.ế.m nước, cười nham nhở:

"Sau này làm vợ anh rồi, đừng giận dữ thế này với chồng nhé."

 

Mẹ đỏ hoe mắt, lao ra ngoài chỗ đầu bếp, chộp lấy con dao, quay lại c.h.é.m thẳng vào mặt Lưu què.

 

"Cả ngày chỉ nghĩ đến chuyện dưới háng!"

 

"Không soi gương mà xem, cái bụng như thúng, răng như than, lùn tịt, chân còn cà nhắc, tao có mù cũng chẳng thèm nhìn mày!"

 

Bà vung d.a.o xoèn xoẹt:

"Chạm vào một ngón tay của tao xem, tao chặt cái thứ của mày cho chó gặm!"

 

Con d.a.o suýt lướt qua tai, Lưu què sợ tái mặt, chui tọt xuống gầm bàn.

 

Mọi người xúm vào can ngăn.

 

Mẹ tôi nắm chặt con dao, nhìn đám đàn ông vừa cười cợt:

"Các người, ai cũng như nhau, tao khinh hết!"

 

"Còn dám nói bậy, tao chặt phăng hết đám của nợ nhà các người!"

 

Tôi tròn mắt.

 

Mẹ tôi nóng tính nhưng rất sĩ diện.

 

Ngay cả khi biết bố ngoại tình cũng chưa từng điên tiết thế này.

 

Dao bị đầu bếp giật lấy, bà kéo tai tôi:

"Về! Người ta dám sỉ nhục thẳng mặt, còn ăn gì nữa!"

 

Loading...