SAU KHI MẸ LY HÔN, BÀ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐÀN BÀ CHUA NGOA NHẤT LÀNG - 11

Cập nhật lúc: 2025-03-18 17:37:52
Lượt xem: 3,031

Đến cuối kỳ lớp 9, tôi đứng hạng 85 toàn khối.

 

Không phải tốp đầu, nhưng so với lúc nhập học hạng 300, là cả một chặng đường dài.

 

Mẹ cầm bảng điểm, rơi nước mắt:

 

“Tốt lắm, giữ vững thành tích này, thi Nhất Trung không thành vấn đề.”

 

“Cuối cùng cũng có tin vui.”

 

Đúng vậy.

 

Thời gian đó, công việc của mẹ không thuận lợi.

 

Xưởng tre đứng trước nguy cơ sống còn.

 

Tre dễ tái sinh, dùng làm vật liệu trang trí thân thiện môi trường.

Nhưng chi phí cao hơn gỗ, mà lúc đó các ngành đều chạy theo lợi nhuận, giá rẻ mới là vua.

 

Bảo vệ môi trường chỉ là lý thuyết.

 

Thật ra mọi chuyện đã có dấu hiệu.

 

Giám đốc Cao chạy nhiều hội chợ, thuê không ít gian hàng trưng bày sản phẩm nhưng hiệu quả không tốt.

 

Kho chất đầy nguyên liệu và thành phẩm, không nhận được đơn hàng mới.

 

Xưởng sa thải hơn nửa số người.

 

Mẹ ngoài làm dây chuyền còn kiêm quản kho và tài vụ.

 

Giờ là nhân viên kỳ cựu, người ít, mẹ cũng có tiếng nói trong xưởng.

 

Giám đốc Cao lao đao, đến cả chiếc Santana cũng phải cầm cố trả tiền thuê.

 

Tiền thuê chỉ trả được đến tháng 3 năm sau.

 

Nếu không xoay chuyển được, xưởng sẽ sụp đổ.

 

Tết năm đó, làng lại râm ran:

 

“Xưởng tre sa thải bao người, chắc sắp tới lượt Dì Kim rồi.”

 

“Ngày trước còn chảnh không chịu lấy chồng, giờ hơn 35 rồi, ai thèm nữa.”

 

Bà nội hả hê:

“Đáng đời, cho bà ta ngẩng đầu chảnh choẹ.”

 

“Giờ biết mình nặng mấy cân rồi chứ.”

 

Mẹ đ.â.m thẳng vào tim bà ta:

“Bà Vương năm nay sáu mươi mấy rồi nhỉ, không biết còn sống nổi đến lúc ôm được cháu đích tôn không?”

“Thanh Sơn tái hôn gần chục năm, con dâu thành phố mà bụng trống trơn nhỉ?”

“Lần trước tôi bảo Thanh Sơn đi khám, ông ta đi chưa?”

 

 

Bà nội tức đến nghẹn thở.

 

Mấy ngày Tết, TV bật suốt.

Mẹ chẳng xem, chỉ mở cho có tiếng cho vui.

 

Tôi nhớ mùng Bốn Tết.

 

Bản tin thời sự đưa tin hội nghị môi trường quốc tế, trưng bày đủ loại vật liệu thân thiện môi trường.

 

Mẹ đang trong toilet, quần chưa kịp kéo đã lao ra phòng khách, nghiêm túc xem xong hết bản tin rồi rút điện thoại gọi giám đốc Cao:

 

“Giám đốc, mình đi kiếm đơn hàng nước ngoài đi!”

 

“Tây họ chuộng môi trường, mình tìm họ mua hàng!”

 

Tết chưa qua hết, chúng tôi đã quay lại huyện.

 

Giám đốc Cao có chút lo lắng:

 

“Thật ra tôi cũng từng nghĩ đến, nhưng tôi không quen thuộc, ngôn ngữ lại bất đồng.”

“Hơn nữa lỡ mà thất bại thì...”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-me-ly-hon-ba-tro-thanh-nguoi-dan-ba-chua-ngoa-nhat-lang/11.html.]

 

Những cú sốc liên tiếp trong năm qua đã làm ông ấy mất đi sự tự tin ban đầu.

 

Mẹ nói:

 

“Sợ gì? Dù sao xưởng cũng đã thế rồi, còn sợ kết quả tệ hơn nữa à?”

 

“Thử biết đâu còn sống, không thử thì coi như c.h.ế.t chắc.”

 

“Cứ yên tâm đi, xưởng bên này tôi chống đỡ cho.”

 

Đó là những năm đầu 2000.

 

Ở một huyện nhỏ như vậy, người từng ra nước ngoài chỉ đếm trên đầu ngón tay.

 

Chưa nói đến chuyện đàm phán làm ăn với người nước ngoài.

 

Mẹ chỉ đưa ra một ý tưởng, còn việc đi đâu tìm khách, giao tiếp thế nào vẫn phải để giám đốc Cao tự nghĩ cách.

 

Thời gian đó, mẹ cầm lấy sách tiếng Anh của tôi.

 

Một người nói tiếng phổ thông còn chưa sõi, lại bắt đầu luyện “hello, how are you”.

 

Mẹ nói:

 

“Phải chuẩn bị trước, ít ra còn biết chào hỏi.”

 

Có lần bố đến tìm, vừa hay bắt gặp mẹ đang luyện tập.

 

“Bà mày điên rồi chắc, luyện cái thứ tiếng chim gì thế.”

 

“Nghe nói xưởng giờ chỉ phát nửa lương, còn không chịu nhảy việc à?”

 

Thời gian đó mẹ thật sự là lo nghĩ đủ đường.

 

Một bên là tôi chuẩn bị thi cấp ba, bà phải giám sát chuyện học hành.

 

Một bên là giám đốc Cao ra nước ngoài tìm đơn, công nhân trong xưởng đồn ầm lên là ông ta trốn nợ, còn mang đồ trong xưởng về nhà.

 

Mẹ ngày ngày chống nạnh tranh luận với đám người đó, không ăn thua thì lại cãi vã.

 

Giám đốc Cao để lại cho mẹ một khoản tiền nhỏ, bà phải tính toán tằn tiện, cố gắng giữ chân công nhân.

 

Tôi không hiểu:

“Họ muốn đi thì cho họ đi, còn tiết kiệm tiền.”

 

“Con biết gì, nhỡ giám đốc Cao thật sự kiếm được đơn hàng, không có công nhân thì lấy ai sản xuất?”

“Ông ấy thật làm được không?”

 

“Chuyện đó không phải việc của con, con lo thi cấp ba đi.”

“Mẹ định cầm cự đến khi nào?”

 

Mùa hè đã đến, trước đó mẹ đã dùng tài ăn nói thuyết phục chủ nhà hoãn tiền thuê thêm ba tháng.

 

Mẹ hít sâu một hơi:

“Đợi con thi xong, nếu vẫn không có gì, mẹ coi như trả xong ơn nghĩa ông ấy cưu mang mẹ con mình.”

“Mẹ đâu có ngốc. Biết ơn thì có, nhưng cũng phải có giới hạn.”

 

Tôi tưởng mẹ kiểm soát được tất cả.

 

Nhưng đêm đó, khoảng hai giờ sáng, tôi buồn vệ sinh, dậy thì thấy mẹ đang cặm cụi tính toán ngoài phòng khách, tóc tai rối tung.

Tôi hỏi:

“Mẹ, mẹ làm gì vậy?”

 

“Mẹ đang tính coi số tiền hiện tại tiêu sao để cầm cự lâu hơn.”

Bà thở dài:

“Không biết có trụ được đến khi giám đốc mang đơn hàng về không.”

 

“Mẹ, mẹ có sợ không?”

“Sợ chứ, nhưng sợ thì được gì! Nghĩ mười ngàn lần sau này chi bằng tập trung giải quyết hiện tại.”

 

Ban đêm mẹ buồn bã, ban ngày lại mạnh mẽ đối mặt công nhân và chủ nợ.

Tuyên bố chắc nịch:

“Yên tâm đi, giám đốc Cao nhất định sẽ tìm được cách xoay chuyển!”

 

Giám đốc Cao đi nước ngoài, việc ăn uống, sinh hoạt và học hành của Cao Triết Viễn cũng do mẹ lo.

 

Gần kỳ thi, mẹ phát hiện cậu ta nói làm bài tập nhóm nhưng lại vào quán net.

Mẹ tức điên lao vào quán net lôi cậu ta ra tại trận.

 

 

Loading...