Dạo gần đây, ba mẹ cũng đã bị cuốn vào cơn sốt livestream.
Nên vừa nghe tôi nói vậy, mẹ tôi lập tức hiểu ngay.
Bà l.i.ế.m môi, cảm thán:
"Ninh Ninh chỉ cần làm bài thôi mà cũng kiếm được tiền à? Vậy thì đúng là…"
Nói nửa chừng, suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng lại thốt ra một câu:
"Giỏi hơn chị nó nhiều."
Tôi không nhịn được mà cong khóe môi.
Vừa cười mẹ quá thiên vị.
Cũng vừa cười bản thân mãi đến bây giờ mới nhìn thấu.
Năm đó, khi ba mẹ đón tôi về thành phố, tôi không theo kịp tiến độ học tập ở trường, điểm số lúc nào cũng lẹt đẹt.
Nhưng khi đó, Giang Ninh luôn mang bài thi điểm tuyệt đối về nhà.
Tôi cứ nghĩ rằng chỉ cần có điểm số tốt, tôi cũng sẽ được yêu thương như em gái.
Thế nên tôi cắn răng, dốc hết sức lực học hành.
Dần dần, thành tích của tôi đuổi kịp.
Nhưng sự lạnh nhạt của ba mẹ đối với tôi không hề thay đổi.
Tôi không thể nào hiểu nổi.
Cho đến một ngày, tôi vô tình nghe mẹ trò chuyện với hàng xóm.
Bà hàng xóm khuyên:
"Đừng lúc nào cũng mua váy cho Ninh Ninh, cũng nên mua cho Thiến Thiến một cái chứ. Con bé học hành rất chăm chỉ, cũng là một đứa trẻ ngoan. Nên thưởng cho nó đi."
Nhưng mẹ tôi lại thở dài.
"Không được."
"Lúc nào cũng nhìn thấy chị nó đứng nhất, Ninh Ninh sẽ thấy khó chịu. Nên tôi phải thương nó nhiều hơn."
Trong suốt những năm tháng trưởng thành, tôi không biết đã bao nhiêu lần tự vấn bản thân.
Liệu có phải tôi đã làm sai điều gì?
Nếu không, tại sao tôi mãi mãi không thể có được tình yêu công bằng từ ba mẹ?
Tôi cứ quay cuồng trong sự nghi ngờ chính mình, sống từng ngày trong bất an và khổ sở.
Nhưng sau khi nhìn thấu được tất cả, tôi cũng chẳng còn bận tâm nữa.
Anan
Ai nói rằng có chung huyết thống thì nhất định phải là người một nhà?
12.
Đề nghị livestream cuối cùng cũng bị Giang Ninh từ chối.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-em-gai-tu-tinh-diem-thi-dai-hoc/chuong-9.html.]
Nó lấy lý do mấy ngày nay không khỏe, chóng mặt, buồn nôn, muốn nghỉ ngơi.
Sau khi báo nguyện vọng xong, nó liền nhốt mình trong phòng suốt mấy ngày, ngay cả bữa ăn cũng bê về phòng.
Ba mẹ xót ruột không chịu nổi, lại quay sang trách móc tôi:
"Cũng tại con cứ lên mạng đăng bài, khiến người ta bàn tán linh tinh, làm em con khó chịu."
Tôi hời hợt đáp lại vài câu.
Càng ngày tôi càng mong chờ khoảnh khắc sự thật bị vạch trần, để xem ba mẹ sẽ phản ứng thế nào.
Tính theo thời gian, trường P mà em tôi "đăng ký", lẽ ra phải gửi giấy báo trúng tuyển trong đợt đầu tiên.
Ở kiếp trước, mãi không nhận được giấy báo, ba mẹ sốt ruột đến mức phải đến Sở Giáo dục hỏi, lúc đó mới phát hiện điểm số của Giang Ninh chỉ có "380".
Sau đó, họ đi gây náo loạn khắp nơi.
Nhưng lần này, tôi đã sớm thu thập đủ bằng chứng.
Đủ để khi Giang Ninh giở trò "đánh tráo bài thi", tôi có thể vả thẳng vào mặt nó.
Mặt khác, visa làm việc của tôi đã xong, tôi có thể xách vali lên và đi bất cứ lúc nào.
Đồng nghiệp thân thiết của tôi lén hỏi:
"Cậu chắc chắn rồi chứ? Lần này đi, có thể một hai năm cũng không quay về được đâu."
Tôi hỏi lại cô ấy:
"Về làm gì chứ?"
"Cậu không nhớ nhà sao?"
Không.
Những đứa trẻ không có nơi để trở về, sẽ không nhớ nhà.
Tôi kiên nhẫn chờ ba mẹ đến Sở Giáo dục để hỏi về "giấy báo trúng tuyển của trường P".
Nhưng hôm nay tan làm về, tôi vừa tới cửa đã thấy nhà mình mở toang, bên trong đông nghịt người.
Có người quay lại nhìn thấy tôi, lập tức gọi lớn:
"Giang Thiến về rồi à? Mau vào xem đi, giấy báo trúng tuyển của em gái con tới rồi!"
Sợi dây căng chặt trong đầu tôi "đinh" một tiếng, đứt đoạn.
Tôi bước nhanh vào giữa đám đông.
Màu đỏ chói mắt của tờ giấy trước mặt đ.â.m vào mắt tôi.
Tên trường trên giấy báo không phải "P Đại" như Giang Ninh đã tuyên bố, mà là một trường đại học tỉnh ngoài, "J Đại".
Giang Ninh giải thích rằng:
"Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em thấy J Đại có chuyên ngành hàng đầu trong nước, thậm chí còn tốt hơn P Đại."
Nhưng dù có nói gì đi nữa, với 380 điểm của nó, không thể nào đỗ được.
Tại sao mọi chuyện lại khác với kiếp trước?