Thế nhưng đến khi trường gửi giấy báo trúng tuyển, chẳng có gì được gửi đến cả.
Ba mẹ tôi sốt ruột, chạy đến Sở Giáo dục để hỏi cho ra lẽ, lúc đó mới phát hiện Giang Ninh chỉ thi được 380 điểm.
Ba tôi lập tức nổi giận:
"Lần đầu con gái tôi tra điểm, tôi tận mắt nhìn thấy! Là 680! Rõ ràng là 680!"
"Tại sao tự nhiên lại bị trừ mất 300 điểm? Các người có nội tình gì đó đúng không? Phải cho tôi một lời giải thích!"
Nhân viên của sở vẫn bình tĩnh, có vẻ như đã gặp trường hợp này không ít lần, khéo léo nhắc nhở:
"Lúc con gái anh/chị tra điểm, anh/chị có trực tiếp thấy con bé thao tác không? Nếu không, hãy về nhà hỏi lại con bé đi."
Tôi đứng bên cạnh, bị nói trúng tim đen đến mức đỏ bừng cả mặt.
Ba tôi vốn còn nửa tin nửa ngờ.
Thế nhưng, chỉ cần Giang Ninh khóc một trận, ông lại tin tưởng tuyệt đối.
Để đòi lại công bằng cho con gái út, ông nghỉ làm, nhịn ăn, chạy đến Sở Giáo dục làm ầm lên.
Lúc đó, trong lòng tôi vừa bất lực, vừa lo lắng.
Nhưng nhiều hơn cả là…
Ghen tị.
Tại sao, tôi chưa từng một lần nhận được sự tin tưởng vô điều kiện từ ba mẹ, còn em gái chỉ cần nói dối một câu, lại có được tất cả?
Nếu chỉ là để tôi cảm nhận sự bất công.
Vậy thì, tại sao họ lại sinh ra tôi?
Tôi cứ nghĩ rằng mình đã đủ bình tĩnh.
Nhưng ngay lúc này, trái tim tôi như bị một bàn tay vô hình bóp chặt, đến mức không thở nổi.
Tôi nuốt nước mắt, trốn vào phòng, đăng bài thứ năm.
Tôi đính kèm ảnh chụp màn hình bảng điểm đã được Giang Ninh chỉnh sửa kỹ lưỡng.
Dòng chú thích:
"Điểm đã có rồi, 680. Em gái vô địch!"
Bài viết lại một lần nữa bùng nổ.
Rất nhiều người bình luận:
"Cảm ơn thuật toán, giúp tôi biết được diễn biến tiếp theo!"
Càng nhiều người hơn trầm trồ:
"Em gái thông minh, chị gái dịu dàng, quá truyền cảm hứng luôn!"
Nhưng chẳng mấy chốc, bắt đầu có người nghi ngờ.
"Sao tôi cứ thấy điểm số có gì đó không liền mạch?"
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/sau-khi-em-gai-tu-tinh-diem-thi-dai-hoc/chuong-8.html.]
Chẳng bao lâu, bài đăng của tôi thu hút một cao thủ chỉnh ảnh.
Hắn tìm ra từng lỗi sai nhỏ trong ảnh chụp màn hình, liệt kê ra từng cái một, sau đó chất vấn tôi:
"Tác giả, chị có thể đừng câu view nữa không? Điểm của từng môn đều đã bị chỉnh sửa rồi!"
Bình luận nổ tung.
Một nửa số người tin vào con mắt tinh tường của cao thủ.
Nửa còn lại thì châm chọc:
"Các người chỉ là không chịu được việc con gái giỏi giang thôi!"
Anan
Sau đó, có người đề nghị:
"Bảo em gái chị livestream làm lại đề thi đại học đi, vậy thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ. Tôi là giáo viên lớp 12, học sinh đạt 680 điểm, chỉ cần nhìn là nhận ra ngay."
Bình luận này có hơn mười ngàn lượt thích.
Không chỉ cư dân mạng muốn xem Giang Ninh làm bài.
Tôi cũng muốn.
Kiếp trước, tôi không thể chờ đến ngày lời nói dối bị bóc trần.
Kiếp này, tôi nhất định phải chứng kiến.
11.
Tôi đang suy nghĩ xem nên làm thế nào để thuyết phục Giang Ninh livestream làm bài thi.
Nhưng nó đã ôm điện thoại xông thẳng vào.
"Chị! Chị lên mạng nói linh tinh cái gì vậy? Bạn cùng lớp của em nhận ra vở ghi chép rồi! Họ đang hỏi em chuyện gì đang xảy ra đấy!"
Nó nói rất to, ngay lập tức thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Từ nhỏ đến lớn, hễ tôi và em gái có tranh chấp, ba mẹ gần như không cần biết đúng sai, luôn đứng về phía con gái út trước.
Cứ như thể họ lo sợ tôi sẽ bắt nạt em gái vậy.
Lần này cũng không ngoại lệ.
Mẹ tôi trừng mắt nhìn tôi, giọng điệu khó chịu:
"Giang Thiến, con không nói được lời hay thì đừng nói… Mà con đã nói gì khiến em con khó chịu vậy hả?"
Hồi nhỏ, tôi thường đau lòng vì sự thiên vị của mẹ.
Nhưng bây giờ thì không.
Tôi hắng giọng, bình tĩnh nói:
"Ninh Ninh quá khiêm tốn, nên cư dân mạng mới nghi ngờ điểm số của em ấy là giả."
"Mẹ à, hay là để Ninh Ninh livestream làm bài đi? Cái này kiếm được nhiều tiền lắm, một ngày có thể kiếm cả chục nghìn ấy."
"Vừa kiếm được tiền, vừa bịt miệng những kẻ nghi ngờ. Chẳng phải rất tốt sao?"