Quán Mì Yêu Thương - Phần 1
Cập nhật lúc: 2024-10-22 12:03:12
Lượt xem: 1,554
Tôi mở một quán mì từ thiện ở địa phương, khách bình thường 10 tệ, người cần giúp đỡ 5 tệ, nhưng không hiểu sao một hôm, một nhóm blogger chẳng biết từ đâu tới bắt đầu chỉ trích tôi:
"Quán của anh rõ ràng là quán chặt chém, cố tình nhắm vào khách du lịch đúng không? Bán cho người khác 5 tệ, bán cho chúng tôi 30?"
[Bản dịch thuộc quyền sở hữu của bé Chanh - FB: Một Chiếc Chanh Vô Tree, chỉ được đăng tải trên fb và MonkeyD, những chỗ khác đều là ăn trộm nhé ạ~ đừng quên oánh giá pết Chanh 5 sao nhó, mãi iu mn]
Chuyện ầm ĩ lên, không ít người ăn dưa bở hùa theo chỉ trích tôi trên mạng.
Cơ quan chức năng yêu cầu tôi đóng cửa chỉnh đốn, tôi ngoan ngoãn nghe lời đóng cửa nghỉ.
Nhưng tôi đóng cửa chưa được bao lâu, mọi người lại vào video phản hồi của tôi trước đó, yêu cầu tôi mở cửa trở lại.
Lần này, đến lượt tôi từ chối.
1
Bố tôi hồi trẻ học làm bánh, sau này trở thành đầu bếp.
Nhờ làm thuê ở nhà hàng lớn, trong tay có chút tiền, ông liền mở một quán mì gần bệnh viện mỏ than của huyện, làm ông chủ.
Nhưng cái "ông chủ" này không giống ông chủ bình thường, quán nhà tôi mở cửa không những không kiếm lời, mà còn liên tục phải bù lỗ.
Cứ thế, đã ba mươi năm.
Gần quán nhà tôi là một bệnh viện, nó được mở vào đầu những năm 90.
Ban đầu chỉ là một phòng khám nhỏ của vài người, sau này nhờ chính sách hỗ trợ nên phát triển như diều gặp gió, trở thành bệnh viện hạng 2.
Dù điều kiện và cơ sở vật chất không được đầy đủ lắm, nhưng cũng giải quyết được nhu cầu cấp bách của người dân xung quanh và công nhân mỏ, những bệnh không chữa được mới chuyển lên bệnh viện lớn.
Bố tôi mấy chục năm như một ngày, ra tay giúp đỡ những người cần giúp đỡ.
Theo giá cả tăng lên, từ ban đầu một bát mì một đồng, phát triển đến bây giờ mười đồng một bát.
Nhưng dù giá bình thường là bao nhiêu, đối với bệnh nhân và những người nghèo khó cần giúp đỡ, giá của chúng tôi luôn được giảm đến mức thấp nhất, dù phải bù lỗ cũng không nề hà.
Năm đồng ăn ngon, sáu đồng ăn no.
Mức giá này đừng nói ở thành phố lớn, ngay cả ở địa phương chúng tôi cũng hiếm thấy.
Hồi nhỏ tôi không hiểu, cảm thấy bố tôi đầu óc ngu ngốc, thậm chí còn cãi nhau với ông mấy lần vì chuyện này.
Nhưng bố tôi chỉ phì phèo điếu thuốc, cười cười.
"Ba năm đồng này đối với nhà mình không có ý nghĩa gì lớn lao, không khiến con nghèo cũng chẳng khiến bố giàu, nhưng đối với họ, nó có thể giúp bệnh nhân sống thêm một ngày."
"Con không biết đâu, mở quán ở gần đây, chứng kiến nhiều sinh ly tử biệt, tự nhiên cảm thấy tiền tài là vật ngoài thân."
"Bao nhiêu năm nay, bố đã gặp bao nhiêu người lặn lội từ trong làng ra đây, nhận được hung tin mà không có tiền chữa bệnh, chỉ đành lủi thủi quay về; gặp bao nhiêu bệnh nhân giai đoạn cuối chịu đựng đau đớn, chỉ để đến đây ăn bữa cơm cuối cùng. Những gương mặt ấy, con mãi mãi sẽ không nhớ được họ trông như thế nào, nhưng sẽ nhớ được giọng nói của họ, dáng vẻ của họ và cả sự tự ti của họ."
"Con à, mở quán không chỉ để kiếm lời, đôi khi tinh thần phong phú là đủ rồi."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/quan-mi-yeu-thuong/phan-1.html.]
Ông không được học hành nhiều, vậy mà nói ra được những lời văn vẻ như vậy khiến tôi rất ngạc nhiên.
Nhưng ngạc nhiên thì ngạc nhiên, tôi vẫn cảm thấy ông là đồ ngốc.
Vì mở cái quán này, mẹ tôi đã cãi nhau với ông rất nhiều lần, thậm chí có năm tám tháng bà xách đồ về nhà mẹ đẻ ở.
Dưới sự đề nghị hết lần này đến lần khác của mẹ tôi, hai năm gần đây bố tôi mới chịu nhượng bộ, ấn định giá bán.
Khách bình thường mười đồng một bát mì, khách hàng cần giúp đỡ chúng tôi sẽ đưa ra giá ưu đãi, giảm 50%.
Người ta rồi cũng sẽ già đi, bố tôi sau ba mươi năm kéo mì, cuối cùng cũng không kéo nổi nữa.
Không phải nói nấu ăn vất vả, mà là ông lớn tuổi rồi, chân tay yếu, không thể đứng lâu được.
Ông từng có lúc muốn đóng cửa quán vì chuyện này, nhưng lại không nỡ, không nỡ những người cần giúp đỡ, không nỡ cái quán có tiếng tốt của mình.
Cân nhắc kỹ càng, tôi đã tiếp quản quán.
2
Xấu hổ một chút là, hồi nhỏ tôi không thích học hành, sở thích lớn nhất là xem bố tôi nấu ăn.
Cứ thế, ông trở thành người thầy dạy tôi làm bánh.
Vì vậy bây giờ tiếp quản quán cũng khá thuận tay, kéo mì nấu nướng cái gì cũng không thành vấn đề.
Sau khi tiếp quản quán, tôi không chỉ sửa sang lại quán cho sạch sẽ hơn, mà còn thêm rất nhiều món khác.
Ví dụ như canh bò, canh bồ câu, canh baba, những món canh bổ dưỡng như vậy, chỉ có mười lăm tệ một phần.
Tôi giống bố tôi, trời sinh đã vậy, đã làm thì phải làm cho tốt.
3
Mấy hôm nay, không hiểu sao, đột nhiên có một lượng lớn khách du lịch đổ về thị trấn của chúng tôi.
Thông thường đi du lịch người ta sẽ chọn những nơi non xanh nước biếc, nhưng chỗ chúng tôi ngoài núi ra thì chỉ có mỏ, chẳng có gì đặc biệt.
Dù vậy, mọi người vẫn kéo đến đây.
Bệnh viện của chúng tôi dựa vào Cục Mỏ, coi như là bệnh viện của cán bộ công nhân viên.
Gần đó có một công viên mỏ, công viên này vừa được cải tạo lại một thời gian, bây giờ không chỉ có thêm nhiều nét đặc sắc, mà còn khai thác thêm các hạng mục du lịch như hang động ngầm.
Mọi người chỉ cần bỏ ra một ít tiền là có thể xuống xem cảnh quan trong mỏ.
Phần lớn những người đến là người miền Nam và người miền Bắc chưa từng thấy mỏ, người địa phương chúng tôi rất ít.
Thực ra việc khai thác công viên này, những người buôn bán nhỏ như chúng tôi cũng ủng hộ, không vì gì khác, khách du lịch dù sao cũng phải ăn uống nghỉ ngơi, thu nhập của chúng tôi vô hình chung tăng lên gấp bội.
Và tôi cũng dần dần bắt đầu chuyển đổi, không còn giới hạn "chỉ phục vụ bệnh nhân", mà học thêm nhiều kỹ thuật, cung cấp các món ăn đa dạng cho mọi người, tuy không được bài bản lắm, nhưng cũng có thể nấu được.