QUÁN MÌ YÊU THƯƠNG - 5
Cập nhật lúc: 2024-12-06 07:22:37
Lượt xem: 51
4
Khi tôi về đến nhà, những diễn biến mới nhất của vụ việc đã được cập nhật trên mạng.
Cục Quản lý Thị trường đưa ra thông báo mới, trong đó chỉ nói rằng quán mì của tôi thực sự có hành vi áp dụng hai mức giá khác nhau, nhưng chi tiết cụ thể vẫn cần tiếp tục điều tra.
Vừa đăng lên, những người vốn đang ủng hộ tôi cũng bắt đầu bối rối:
[Rốt cuộc là chuyện gì vậy? Ai đang nói dối?]
[Chắc chắn là ông chủ quán rồi! Tôi đoán tám chín mươi phần trăm là anh ta tự dựng chuyện với cái bảng giả để lừa người thôi! Nếu không thì làm sao cơ quan chức năng lại ra thông báo như vậy?]
Hãy để lại bình luận cho team Gia Môn Bất Hạnh hoặc nhấn yêu thích nếu bạn hài lòng với truyện nha, mãi yêu ❤
[Nhưng mà nghĩ kỹ thì anh ta đâu cần mạo hiểm chỉ vì 30 đồng?]
[Không rõ ràng thì tốt nhất là cứ hóng chuyện một cách lý trí thôi!]
Blogger áo đen từng chịu một đợt chỉ trích sau video thanh minh của tôi lại tiếp tục đăng bài.
[Công lý sẽ được chứng minh, tôi tin rằng chính quyền địa phương sẽ đưa ra lời giải thích hợp lý! Đừng lôi chuyện tình thương mến thương gì ở đây, sai thì phải nhận và sửa!]
Tôi bấm vào trang cá nhân của hắn, Thần Tiên Khám Phá Quán.
Nhờ sự việc này mà lượng người theo dõi hắn tăng thêm mấy chục ngàn. Không rõ trong số đó là fan thật hay là anti-fan nhưng với lượng theo dõi hiện tại thì hắn đã vượt xa các blogger đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Hắn hưởng lợi trên sự chỉ trích mà tôi phải chịu.
Còn tôi, tôi nhận được gì?
Một cái tiếng oan và một trái tim nguội lạnh tê tái.
Bố tôi thấy tôi không vui, đương nhiên đoán được lý do.
Ông vỗ vai tôi, nói:
“Thôi, đàn ông con trai ai lại sầu não vì mấy chuyện như này? Mở được thì mở, không được nữa thì thôi. Mình sống không thẹn với lòng là được!”
Tôi không biết phải đáp lại thế nào, chỉ đành gật đầu.
Nhưng rất nhanh tôi đã nhận ra, ngày qua ngày, dù cuộc điều tra của Cục Quản lý có đang trong quá trình thực hiện hay không thì ảnh hưởng và hệ quả từ vụ việc này đối với tôi lại càng ngày càng lớn.
Kể từ khi tôi quay video thanh minh, mọi người đều đã biết mặt tôi.
Sáng sớm đi chợ mua rau, tôi có thể nghe thấy những người xung quanh xì xào bàn tán về mình.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/quan-mi-yeu-thuong-inkh/5.html.]
Thậm chí có người còn giơ điện thoại ra chụp từ xa, chỉ cần tôi xuất hiện trong khung hình là họ hào hứng thuyết minh:
“Nhìn này, đây chính là ông chủ quán mì đó! Anh ta chắc nghỉ rồi, không mở quán nữa. Nếu video này đạt 50 nghìn like thì tôi sẽ hỏi ông ta xem chuyện đó rốt cuộc có thật không!”
Những kẻ hám danh hám lợi như thế khiến tôi cảm thấy bất lực.
Ảnh hưởng từ vụ việc này còn lớn hơn tôi nghĩ. Tôi cảm giác như cả thị trấn đều biết tôi là ai. Chưa nói đến những người lạ, ngay cả các khách quen cũng bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ quái.
Hằng ngày, tôi phải đối mặt với vô số tin nhắn ác ý từ những người tò mò hóng chuyện hoặc các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.
Tôi cuối cùng đã hiểu được cảm giác của câu nói: Muốn yên bình, nhưng lại trở thành cái đích cho mọi lời chỉ trích.
Thời gian đó, tôi sống như người mất hồn.
Tôi gần như không thể ngủ được, mỗi đêm chỉ chợp mắt vài tiếng. Thậm chí, mẹ gọi xuống ăn cơm mà tôi cũng chẳng nghe thấy.
Cứ thế này, tôi nghĩ mình sẽ trầm cảm mất.
Cuối cùng, bố tôi không thể chịu đựng thêm nữa.
Ông ngồi xuống mép giường, lay tôi tỉnh dậy.
“Thôi, mình khỏi mở quán nữa.”
Tôi sững sờ: “Sao cơ ạ?”
Ông hắng giọng, nói lại lần nữa: “Bố bảo, mình khỏi mở quán nữa.”
“Trước đây khi chưa có mạng xã hội, chúng ta chỉ phục vụ bệnh nhân. Ai cũng vui vẻ, không có gì gọi là bất công hay lùm xùm cả. Giờ khác rồi, phân biệt đối xử kiểu gì cũng khiến người ta khó chịu.”
“Nếu vậy, cứ để mọi thứ công bằng. Việc tốt này…, chúng ta không làm nữa.”
“Bố làm việc thiện cả đời, tích đức thế cũng đủ rồi. Chúng ta sống tốt, làm ruộng làm vườn thôi là được.”
“Bố đã bàn bạc với mẹ con. Bố mẹ chỉ có mình con, con muốn làm gì thì làm. Muốn mở quán hay đi làm thuê gì cũng được, tùy con.”
Tôi nghẹn ngào: “Nhưng… cứ để họ bôi nhọ bố, bôi nhọ chúng ta thế này sao?”
Khuôn mặt đầy nếp nhăn của bố tôi kéo lên vẽ ra một nụ cười chua chát:
“Nếu không thì sao? Có cách nào không? Người ta đã nói rằng quán có hành vi tính hai giá khác nhau, quá trình thế nào không cần biết, kết quả vẫn là như vậy. Chúng ta chỉ có thể coi như mình xui xẻo thôi.”
“Xã hội là vậy đấy.”
Tôi nhìn bóng dáng bố từng hiên ngang giờ đây bỗng chốc như sụp xuống, trong lòng trào lên một cảm giác chua xót, đau đớn khôn nguôi.