Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

QUÁN MÌ YÊU THƯƠNG - 3

Cập nhật lúc: 2024-12-06 07:21:53
Lượt xem: 54

Tôi thở dài.  

 

Anh ta nói không sai, nếu chuyện này um xùm lên to quá, tôi thì không sao nhưng GDP của thành phố vừa mới khởi sắc… Tôi không thể để một chuyện nhỏ như này ảnh hưởng cả thành phố được. 

 

Đến nước này rồi, tôi chỉ đành nuốt bồ hòn làm ngọt.  

 

“Vậy anh muốn giải quyết thế nào?”  

 

Ba người họ nhìn nhau, gã mặc đồ đen mở mã QR thanh toán ra.  

 

“Trả lại tiền đi, chuyện này coi như xong.”  

 

Đây là cách giải quyết đơn giản nhất.  

 

Còn tôi có sẵn lòng trả lại tiền không ư?  

 

Nói thật, tôi đã quá quen với việc bỏ tiền túi ra để bù vào những khoản thế này rồi.  

 

Tôi thở phào nhẹ nhõm, quay về quầy thu ngân lấy điện thoại.  

 

Khi tôi quay lại, trên bàn ngoài chiếc điện thoại đang hiển thị mã QR thanh toán còn có thêm một chiếc điện thoại khác đang đặt úp màn hình xuống.  

 

Tôi vừa chuyển trả 30 đồng xong thì người đàn ông mặc đồ đen lại hạch sách tiếp:  

Hãy để lại bình luận cho team Gia Môn Bất Hạnh hoặc nhấn yêu thích nếu bạn hài lòng với truyện nha, mãi yêu ❤

 

“Chỉ thế thôi à? Bán giá lươn lẹo, c.ắ.t c.ổ khách du lịch rồi chỉ trả lại tiền ăn mà xong sao?”  

 

Tôi nhíu mày:  

 

“Không phải vậy. Thứ nhất, giá cả ở đây đã niêm yết sẵn trên bảng giá. Việc thu ít hơn không liên quan gì đến chuyện là người địa phương hay khách du lịch, mà là để giúp đỡ các bệnh nhân khó khăn. Họ không có tài chính, chúng tôi chỉ giúp họ bớt phải tiêu vài đồng. Quán của tôi đã mở được mấy chục năm rồi, ai cũng biết rõ điều đó.”  

 

“Trả lại tiền là cách giải quyết mà chính anh đề xuất. Tôi đã làm theo. Chuyện này đến đây là xong được chưa?”  

 

Người đàn ông miễn cưỡng gật đầu, kiểm tra số dư tài khoản của mình rồi lạnh lùng hừ một tiếng, dẫn bạn bè rời đi.  

 

Sau khi họ đi, những khách hàng khác trong quán lần lượt an ủi tôi, bảo tôi đừng để tâm.  

 

Tôi nghĩ ngợi một hồi, quay lại nhà kho lấy tấm bảng ‘Quán cơm từ thiện’ ra treo lại. Trên bảng ghi rõ: Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được hưởng giá ưu đãi. 

 

Tôi thầm nghĩ, lần này chắc không ai có thể phàn nàn gì nữa.  

 

Nhưng thực tế chứng minh, tôi đã sai.  

 

Chỉ vài ngày sau, tôi thấy video về quán mình trên mạng.  

 

Video được đăng bởi một tài khoản có tên Thần Tiên Khám Phá Quán. Trong video, dù họ đã làm mờ nhưng ai quen tôi chỉ cần nhìn thoáng qua là nhận ra ngay.  

 

Điều quan trọng hơn là đoạn ghi âm trong video đã bị chỉnh sửa. 

 

Người đăng còn tường thuật lại toàn bộ câu chuyện trong phần chú thích, nhưng xào nấu câu chữ để điều hướng người xem nghĩ việc tôi trả lại tiền là hành động để ‘bù đắp sai lầm’.  

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/quan-mi-yeu-thuong-inkh/3.html.]

 

Họ cắt ghép một cách ác ý, biến những lời tôi nói thành:  

 

“Đúng vậy, quán tôi đã mở được mấy chục năm rồi, không có tiền thật sự rất khó khăn. Trả tiền lại là cách giải quyết của tôi. Chuyện này coi như xong, được chưa?”  

 

Chỉ vài câu ngắn ngủi mà tôi đã biến thành một gã chủ quán tham lam, khi bị phát hiện gian dối thì xì tiền ra lấp liếm.  

 

Tôi xem số lượt thích và độ phổ biến của bài đăng, thật không ngờ video này đã leo lên top 3 xu hướng tìm kiếm.  

 

Tôi run rẩy mở phần bình luận. Đúng như dự đoán, 10 bình luận thì phải có đến 8 cái chửi rủa tôi.  

 

[Số tiền không nhiều nhưng vấn đề không phải là tiền! Thành phố nhỏ này vừa mới nổi một chút mà chủ quán đã bắt đầu kiêu ngạo rồi à?]

 

[Lại còn phân biệt vùng miền nữa? Đúng là không thể chấp nhận được!]

 

[Đã điều tra ra rồi đây, quán này tên là Tiệm mì Hồng Tinh, chủ quán ban đầu là một ông già. Người xuất hiện trong video chắc là con trai ông ta. Khốn nạn, còn trẻ đã học được cách lọc lừa!]

  

[Ha ha, chẳng lạ khi mà thành phố này không phát triển nổi. Tôi thấy là tại những kẻ như này đấy!]  

 

[Tội nghiệp blogger, bị bắt nạt quá!]

 

[Nếu không phải blogger lên tiếng thì người bình thường chắc chắn sẽ phải nuốt cục tức này! @Văn hóa & Du lịch Giác Châu @Cảnh sát Giác Châu, các vị đến xem thử đây có phải cách giải quyết đúng không?]  

 

[Càng nghĩ càng thấy đáng sợ. Nếu chủ quán trong sạch thì sao lại đồng ý trả lại tiền?]  

 

…  

 

Những bình luận kiểu này tràn ngập khắp nơi.  

 

Càng đọc, tôi càng thấy chạnh lòng.  

 

Tôi tự hỏi tại sao dạo gần đây khách đến quán ít hẳn đi, thỉnh thoảng mới có vài khách quen lâu năm, còn những người khác cứ nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ.  

 

Không ngờ quán ăn mà tôi giữ gìn suốt 4, 5 năm qua, quán mì mà bố tôi đã cố gắng duy trì suốt mấy chục năm trời, lại bị hủy hoại chỉ trong một đêm.  

 

Dù có một vài bình luận đứng về phía tôi nhưng cũng nhanh chóng chìm nghỉm trong biển bình luận tiêu cực.  

 

Tôi hiểu những blogger này cần làm nội dung để thu hút lượt theo dõi và kiếm sống, nhưng làm gì cũng phải có đạo đức chứ.  

 

Nuốt nước mắt vào trong, tôi quay video thanh minh ngay tại quán mình.  

 

Dù biết khó mà thay đổi dư luận ngay lập tức, tôi vẫn phải cố gắng.  

 

Không may là khi tôi phát hiện video kia thì nó đã thịnh hành gần cả tuần.  

 

Cũng có nghĩa là tôi đã bỏ lỡ thời cơ tốt nhất để thanh minh.  

 

Bây giờ bất kể tôi nói gì thì người ta cũng sẽ chỉ cho rằng tôi đang ngụy biện và khoảng thời gian chậm chạp không lên tiếng cũng chính là thời gian tôi tìm cách làm giả chứng cứ.  

 

Biết thế, nhưng tôi không thể ngồi yên chịu oan uổng.

Loading...