Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

QUÁN MÌ YÊU THƯƠNG - 1

Cập nhật lúc: 2024-12-06 07:20:08
Lượt xem: 141

Tôi mở một quán mì từ thiện ở địa phương, giá thông thường là 10 tệ, những người đang khó khăn thì chỉ cần trả 5 tệ. Bỗng ngày nọ, một nhóm blogger không biết từ đâu tới bắt đầu chỉ trích tôi:

 

"Quán này rõ ràng là quán chặt chém, cố ý nhắm vào khách du lịch đúng không? Tại sao bán cho người khác 5 tệ, mà bán cho chúng tôi lại là 30 tệ?"

 

Sự việc trở nên rầm rộ, rất nhiều cư dân mạng không hiểu chuyện gì nhưng vẫn lao vào công kích tôi.

 

Các cơ quan chức năng yêu cầu tôi ngừng kinh doanh để chỉnh đốn. Tôi ngoan ngoãn nghe theo, đóng cửa quán.

 

Ấy thế mà chẳng bao lâu sau khi tôi đóng cửa, rất nhiều người lại vào video phản hồi trước đây của tôi để yêu cầu mở lại quán.

 

Lần này, đến lượt tôi từ chối.

 

1

 

Khi còn trẻ, bố tôi học làm mì, sau đó trở thành một đầu bếp lâu năm.

 

Nhờ làm việc chăm chỉ tại một nhà hàng lớn, ông dành dụm được chút tiền rồi mở một quán mì gần bệnh viện ở huyện chúng tôi, trở thành 'ông chủ'.

 

Nhưng cái 'ông chủ' này không giống như tưởng tượng, quán mì nhà tôi không những không kiếm được tiền mà còn liên tục phải bù lỗ.

 

Cứ như thế, suốt 30 năm trời.

 

Gần quán nhà tôi có một bệnh viện được xây dựng từ đầu những năm 1990.

 

Ban đầu chỉ là một phòng khám nhỏ với vài bác sĩ, sau này được chính sách hỗ trợ nên phát triển vụt lên thành bệnh viện hạng hai.

 

Dù điều kiện và cơ sở vật chất không được hoàn thiện lắm nhưng cũng giải quyết được nhu cầu khám chữa bệnh khẩn cấp của cư dân và công nhân mỏ trong khu vực. Chỉ những ca bệnh không thể chữa trị tại đây mới phải chuyển lên bệnh viện lớn hơn.

 

Bố tôi, suốt mấy chục năm qua, luôn hỗ trợ những người cần giúp đỡ hết mình.

 

Cùng với sự leo thang của vật giá, bát mì từ lúc chỉ có 1 tệ giờ đã tăng lên thành 10 tệ bất kể giá thành chung là bao nhiêu. 

 

Với các bệnh nhân và những người chưa có điều kiện, giá của chúng tôi luôn là thấp nhất, dù có phải bù lỗ cũng không ngần ngại.

 

Năm đồng ăn đủ, sáu đồng ăn no.

 

Mức giá này, đừng nói ở thành phố lớn, ngay cả ở địa phương chúng tôi cũng không tìm được nơi nào khác.

 

Hồi nhỏ tôi không hiểu, cứ nghĩ bố mình thật ngốc, thậm chí còn cãi nhau với ông mấy lần vì chuyện này.

 

Nhưng bố tôi chỉ ngậm điếu thuốc cười nhạt:

 

"Dăm ba tệ với nhà mình không có ý nghĩa gì to tát, chẳng làm mình nghèo đi hay giàu lên nhưng với họ, vài đồng bạc này có thể giúp bệnh nhân kiên trì thêm một ngày nữa."

 

"Con không biết đấy thôi, bố mở quán ở khu vực này bao năm nay, thấy quá nhiều sinh tử rồi, ngẫm lại tiền tài cũng chỉ là thứ ngoài thân."

 

"Bố đã chứng kiến không biết bao nhiêu người lặn lội từ thôn làng xa xôi hẻo lánh đến đây, nhận được tin dữ mà không có tiền chữa bệnh nên đành lặng lẽ quay về; cũng thấy bao nhiêu bệnh nhân giai đoạn cuối chịu đựng đau đớn mà ăn bữa cơm cuối cùng tại đây. Những khuôn mặt ấy… con sẽ chẳng nhớ nổi họ trông thế nào nhưng giọng điệu, dáng vẻ và sự tự ti khắc sâu vào xương cốt của họ, con sẽ nhớ mãi."

 

"Con à, mở quán không phải chỉ vì lợi nhuận. Đôi khi sự giàu có về tinh thần là đủ rồi."

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/quan-mi-yeu-thuong-inkh/1.html.]

Bố tôi không học hành nhiều, ông có thể nói ra những lời sâu sắc như vậy khiến tôi khá ngạc nhiên.

 

Nhưng chỉ thế mà thôi, tôi vẫn nghĩ ông là một người khờ khạo.

 

Vì quán mì này mà bố mẹ tôi cãi nhau rất nhiều lần, thậm chí có năm bà ấy còn gói ghém đồ đạc về nhà ngoại sống tám tháng trời.

 

Bị mẹ lải nhải mãi, hai năm nay bố tôi mới chịu thỏa hiệp, đặt giá cố định: Khách bình thường 10 tệ một bát mì, những người khó khăn thì hưởng giá ưu đãi 50%.

 

Ai rồi cũng phải già, sau 30 năm làm mì, bố tôi cuối cùng cũng không thể trụ nổi nữa.

 

Không phải vì công việc này quá vất vả, mà là vì ông ấy già rồi, chân tay không còn linh hoạt, cũng không thể đứng lâu được.

 

Có lúc ông ấy từng nghĩ đến chuyện đóng cửa quán nhưng rồi lại không nỡ. Không nỡ bỏ mặc những người cần giúp đỡ, cũng không nỡ từ bỏ danh tiếng tốt của quán.

 

Cân nhắc mãi, tôi quyết định nối nghiệp bố.

 

2

 

Hơi ngại một chút nhưng phải thừa nhận rằng hồi nhỏ tôi không thích học, sở thích lớn nhất là ngắm bố nấu ăn.

 

Dần dà, bố trở thành người thầy dạy làm mì đầu tiên của tôi.

 

Vì thế, bây giờ tôi tiếp quản quán cũng chẳng gặp khó khăn gì. Việc kéo mì, nấu nướng với tôi chỉ là chuyện nhỏ.

 

Sau khi tiếp quản, tôi không chỉ cải tạo lại quán cho sạch sẽ hơn mà còn thêm nhiều món ăn khác vào thực đơn như súp bò, súp bồ câu, súp ba ba và một số món bổ dưỡng khác với giá chỉ 15 tệ một phần.

 

Tôi giống bố, một là không làm, đã làm thì phải làm cho tốt.

 

Dạo gần đây không biết vì sao, bỗng dưng có một lượng lớn khách du lịch đổ về thị trấn của chúng tôi.

 

Thông thường khi đi du lịch, người ta hay chọn những nơi non xanh nước biếc. Thị trấn chúng tôi ngoài núi ra thì độc có mỗi mỏ, chẳng có gì đặc sắc; dẫu vậy, người ta vẫn lũ lượt tự kéo nhau đến.

 

Bệnh viện của chúng tôi chủ yếu phục vụ công nhân của mỏ. Gần đó có một công viên mỏ, dạo trước mới được sửa sang lại, không chỉ làm thêm nhiều đặc điểm mới mà còn phát triển dự án thám hiểm hang động ngầm.

 

Chỉ cần trả một khoản phí nhỏ là đã có thể xuống tham quan cảnh trong mỏ.

 

Hãy để lại bình luận cho team Gia Môn Bất Hạnh hoặc nhấn yêu thích nếu bạn hài lòng với truyện nha, mãi yêu ❤

Du khách phần lớn là người miền Nam hoặc những người miền Bắc chưa từng thấy mỏ, chứ dân địa phương chúng tôi thì chẳng mấy ai quan tâm.

 

Thực ra, những người kinh doanh như chúng tôi rất ủng hộ việc phát triển công viên này. Không phải vì lý do gì to tát, chỉ là khách du lịch đến thì sẽ cần ăn uống nghỉ ngơi, thu nhập của chúng tôi vì thế cũng tăng lên đáng kể.

 

Tôi cũng dần thay đổi cách vận hành quán, không còn chỉ phục vụ bệnh nhân mà học thêm nhiều kỹ năng nấu nướng để phục vụ khách du lịch. Tay nghề không quá chuyên nghiệp nhưng cũng coi như ngon lành.

 

Hôm đó, có ba vị khách du lịch tìm đến quán theo chỉ dẫn trên bản đồ. Vừa vào cửa họ đã hỏi có mì tô lớn không.

 

Lúc đó tôi đang mơ màng gà gật, ngẩng đầu lên gật đầu theo phản xạ.

 

Bọn họ thở phào nhẹ nhõm, người đàn ông mặc áo đen nhìn vào thực đơn, nhướng mày hỏi:

 

"Quán này kiểu gì ấy… Có phải dùng đồ chế biến sẵn và thịt kém chất lượng không mà giá lại rẻ thế?"

 

Tôi vô thức nhíu mày. Ô? Đến gây chuyện à?

Loading...