Nữ Đồ Tể Đại Hoa - Ngoại truyện: Chúc Đại Hoa (1)
Cập nhật lúc: 2025-01-24 15:45:58
Lượt xem: 2,355
Ngọai tổ mẫu của ta là đồ tể, mẫu thân ta cũng nối nghiệp làm đồ tể.
Nhà ta có tuyệt kỹ g.i.ế.c lợn “một nhát chí mạng”, đảm bảo lợn chỉ kêu đúng một tiếng rồi c.h.ế.t sạch.
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Vì vậy, địa vị đồ tể của gia đình ta trong làng luôn vững như bàn thạch.
Mẫu thân ta mất sớm, trước khi ra đi, bà đặt con d.a.o mổ lợn sắc bén sáng loáng vào tay ta.
Ta cầm con dao, nhìn mẫu thân, chỉ cảm thấy nó quá nặng, quá là nặng.
Tại sao mẫu thân không thể cầm thêm một lúc nữa?
Mẫu thân nhìn ta rất lâu, rồi nói rất nhiều, từng lời như từng nhát d.a.o khắc sâu vào tâm khảm.
Mỗi lần bà nói, ta lại gật đầu một cái.
Cuối cùng, bà nắm chặt lấy tay ta, dặn dò:
“Người trượng nghĩa thường là đồ tể, kẻ phụ bạc phần lớn lại là những kẻ đọc sách. Con gái à, con phải nhớ kỹ, tuyệt đối đừng lấy một người đọc sách.”
“Mẫu thân sắp đi rồi, không thể nhìn thấy con xuất giá, nhưng con nhất định phải lựa chọn phu quân thật cẩn thận…”
Ta gật đầu thật mạnh.
Rồi lặng lẽ quay lưng, lau đi nước mắt.
Thế nhưng, mùa xuân năm sau, trong làng xuất hiện một thư sinh môi đỏ răng trắng.
Hắn thèm thịt lợn của ta, còn ta lại thèm “thịt” của hắn.
Cây liễu nghiêng nghiêng, hồ xuân lấp lánh. Hắn ngắt một nhành hoa cài lên tóc ta, đôi mắt đào hoa ấy còn ngọt ngào hơn cả gió xuân.
Ngày mười bảy tháng Năm, ta và hắn thành thân, sinh được một cô con gái. Ta tiếp tục g.i.ế.c lợn bán thịt, còn hắn tiếp tục đọc sách mưu cầu công danh.
Sát ngày hắn lên kinh dự thi, hắn bỗng lúng túng nói:
“Nếu sau này ta công thành danh toại, còn nương tử vẫn là một đồ tể, liệu có khiến người khác khinh thường không?”
Ta sững người hồi lâu, trong đầu chỉ nhớ lại dáng vẻ năm ngoái, khi hắn ngắt cành hoa cài lên tóc ta, đôi mắt đào hoa ánh lên nụ cười trìu mến.
Khi ấy, hắn từng nói: “Chúc nương tử, nàng rất tốt, ta rất thích nàng.”
Khi đó, ta mặc áo mới, bôi chút dầu hoa quế lên tóc, má ửng đỏ, tim đập thình thịch.
Nhưng hôm nay, dù ta vẫn mặc quần áo sạch sẽ, tóc cũng đã gội sạch sẽ và được búi gọn gàng, hắn lại nhìn ta bằng ánh mắt đầy ghét bỏ.
Tại sao, mọi thứ lại không giống như trước nữa?
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nu-do-te-dai-hoa/ngoai-truyen-chuc-dai-hoa-1.html.]
Gã thư sinh ấy chưa đợi ta nghĩ thông suốt đã bỏ đi.
Hắn chẳng để lại một đồng nào.
Đúng vậy, hắn còn cuỗm sạch số bạc trong nhà, thậm chí lấy luôn cả con d.a.o mổ lợn của ta.
Con gái ta đói đến mức khóc òa, ta cắn răng, đem toàn bộ số gạo nấu thành cháo, từng chút một cẩn thận đút cho nó ăn.
Ta cũng đói, đói đến mức lăn qua lăn lại trên giường mà không sao ngủ được.
Ta nghĩ đến mẫu thân, nghĩ đến tên thư sinh ấy, đói đến rơi nước mắt.
Nước mắt mặn lắm, nhưng ta chỉ khóc một lần này thôi.
Từ đó về sau, ta dẫn theo con gái, vừa g.i.ế.c lợn, vừa bán thịt. Con d.a.o mới thì cùn, thái thịt rất khó.
Nhưng ngày tháng cứ thế trôi qua, con d.a.o của ta dần dần trở nên sắc bén hơn.
Có khách hàng nhìn thấy Tiểu Thảo đang nghịch bùn ở bên cạnh, hỏi: “Cô bé này tên là gì thế?”
Ta cười đáp: “Tiểu Thảo, tên quê mùa, dễ nuôi.”
Tiểu Thảo, Chúc Tiểu Thảo.
Đứa trẻ mang họ Chúc của ta.
Sau này, khi Thôi Tụng Vân xuất hiện, nói rõ Tiểu Thảo không phải con ruột của ta, lòng ta quả thực có chút buồn bã.
Nhưng nhờ đó, Diệu Nghi đã trở về bên ta.
Thôi Tụng Vân đóng kịch rất nhập tâm, thẳng thừng bỏ lại Diệu Nghi trước cửa nhà ta, vẻ mặt đầy kiêu ngạo.
Diệu Nghi bé nhỏ, làn da trắng nõn, trông như một viên bánh trôi làm từ bột nếp.
Chỉ cần nhìn thoáng qua, ta đã chắc chắn đây là con gái ta.
Ta nhớ ngày sinh nở tại chùa Quan Âm, cơn đau xé rách cơ thể khiến ta khó thở, ta cắn răng giữ lại hơi sức cuối cùng, ý thức mờ mịt, nhiều lần ngỡ rằng mình đã bước lên cầu Nại Hà.
Tiếng khóc của đứa trẻ là thứ kéo ta trở lại.
Tiếng khóc ấy như vang vọng khắp chùa Quan Âm, chấn động trời đất.
Ta gắng mở hé đôi mắt, chỉ thấy trong chiếc tã lót, một cục bột nhỏ nhăn nheo, trọc lốc, đang khẽ nức nở.
Ta bấm mạnh vào lòng bàn tay, trong đầu chỉ có một suy nghĩ mãnh liệt: Ta không muốn con ta phải sống mà không có mẹ.
Vì thế, tại chùa Quan Âm ngày ấy, ta đã sống tiếp.