NHỜ ĐỌC BÌNH LUẬN TÔI LÀM LẠI CUỘC ĐỜI. - Chương 8

Cập nhật lúc: 2025-04-02 08:50:32
Lượt xem: 149

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee hoặc Tiktok để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://t.co/pSEIB0p5RM

Việc mở khoá chương chỉ thực hiện 1 lần trong ngày, mong Quý độc giả ủng hộ.

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Cứ thế, tôi đi lại giữa Nam Bắc để tích góp vốn liếng. Tôi mua lại một xưởng may ở Thâm Hải, rồi thành lập công ty quần áo của riêng mình.

 

Đến khi đăng ký thương hiệu, tôi hỏi mấy ‘đứa nhỏ’: "Tên công ty nên đặt là gì thì hay nhỉ?"

 

Không ngờ lần này, tất cả đều đồng thanh: "Gọi là 'Tuyết Hoa' đi!"

 

Tôi khẽ lắc đầu: "Không ổn, cái tên đó nghe qua loa quá. Dì tên là Dư Tuyết Hoa, vì ngày dì sinh ra thì thành phố An đổ tuyết trắng xóa… nên dì được sinh ra giữa ngày tuyết rơi."

 

Một dòng chữ như bừng sáng ý tưởng: "Vậy thì gọi là 'Tuyết Hoa Phiêu Phiêu' đi. Dì Tuyết Hoa, dì nhìn nè!"

 

Tôi đưa mắt nhìn theo dòng bình luận, thấy từng dòng chữ lấp lánh hạ xuống như thể đang rơi từ đỉnh đầu tôi xuống.

 

"Dì xem, khi tụi cháu rơi từ trên đầu dì xuống, có giống tuyết đang bay không?" Bọn trẻ tinh nghịch cười nói.

 

Tôi không đáp, nhưng trong mắt đã có thêm vài phần dịu dàng.

 

Tuyết Hoa Phiêu Phiêu rất nhanh đã đứng vững ở Thâm Hải. Những cô gái trong dòng bình luận đều bằng tầm nhìn đến từ tương lai, dạy tôi thiết kế ra những mẫu quần áo mới lạ cùng hợp thời khiến người ta tranh nhau mua.

 

Vì điều đó, dưới sự cổ vũ và giúp sức của các cháu. Tôi còn thi đậu vào Học viện Thiết kế Thời trang Thâm Hải.

 

Sau khi tốt nghiệp tôi cùng các cháu đến Thượng Hải học may sườn xám, tôi có một xưởng nhỏ của riêng mình. Bên trong là những hình nhân bằng gỗ mặc đầy các bộ sườn xám, do chính tay tôi làm ra và không bộ nào giống bộ nào.

 

Những bộ đồ đó, tôi làm tặng các cháu trong dòng bình luận. Mỗi bộ là một món quà, một điều yêu thích cũng là một ước mơ nhỏ của các cháu.

 

Có cháu nói: "Dì Tuyết Hoa, cháu cũng thích sườn xám lắm. Nhưng tiếc là đến hiện đại sườn xám đẹp thì lại đắt đỏ, có cái lên tới cả vạn cũng mua không nổi..."

 

Chính vì thế nên mỗi khi sự nghiệp gặp trắc trở, tôi lại thích một mình ở trong xưởng. Vừa làm sườn xám vừa trò chuyện với các cháu. Ngồi khâu từng đường chỉ, vừa nghe các cháu kể chuyện khiến tôi cảm thấy thế giới thật rộng lớn và ấm áp.

 

Mười năm thoáng cái trôi qua, từ một Dư Tuyết Hoa của thôn Tiểu Hà. Tôi đã trở thành Tổng giám đốc Dư của Thâm Hải. Chuỗi cửa hàng thời trang của tôi, bắt đầu từ Thâm Hải mà lan rộng khắp miền Nam.

 

Sự nghiệp khiến trong mắt tôi có thêm phần sắc sảo, khuôn mặt không còn nét khổ cực năm nào nữa. Tôi cũng chẳng rõ từ lúc nào, người ta bắt đầu dùng từ ‘quyết đoán’ để miêu tả tôi.

 

Tôi xách vali bước xuống khỏi tàu. Nhìn về phía biểu tượng quen thuộc của thành phố An, tôi nhẹ nhàng thở ra một hơi.

 

Lần này tôi trở lại, không phải để trả thù ai cả. Mà là vì… những công nhân mất việc đang lay lắt nơi đây.

 

11.

 

Năm đó tôi ngồi trên chuyến tàu xuôi về phương Nam, đi ngang qua thành phố An– nơi quen thuộc nhất trong cuộc đời mình– vậy mà tôi không hề do dự dù chỉ một giây.

(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nho-doc-binh-luan-toi-lam-lai-cuoc-doi/chuong-8.html.]

Chỉ bởi vì các cháu trên dòng bình luận đã nói: "Từ rực rỡ đến suy tàn, thành phố An chỉ mất hai mươi năm."

 

Tôi từng lớn lên giữa thời kỳ phồn thịnh nhất của thành phố này. Khi những chuyến tàu hỏa xuất phát từ An thị, chở theo tài nguyên khắp nơi xuôi Nam để góp phần vào sự cất cánh của Hoa Quốc.

 

Thế nhưng khi làn sóng kinh tế thị trường ập tới, nơi từng kiêu hãnh này như bị đánh gãy lưng. Mấy chục năm sau đó… mãi mãi không thể đứng thẳng lại.

 

"Dì Tuyết Hoa ơi, ba cháu cũng là người thành phố An. Lúc cháu ra đời thì ba vừa mới mất việc, mẹ bảo nhà nghèo đến mức không đủ cơm ăn nên ba cháu phải bám lên tàu chở hàng để vào Nam kiếm sống."

 

"Cậu cháu cũng là người thành phố An. Nghe nói hồi đó sinh viên An thị học máy tính rất nhiều, nhưng tốt nghiệp rồi lại không tìm được việc. Cậu cháu tốt nghiệp đại học công nghiệp An thị vậy mà đến năm bốn mươi tuổi vẫn chỉ mở tiệm in, tháng kiếm được hai ba nghìn. Trong khi bạn học của cậu vào Nam làm thương mại điện tử, giờ đều thành tổng giám đốc hết rồi."

 

Tôi lặng lẽ nghe hết những gì các cháu kể về An thị sau này. Lúc đó tôi từng nghĩ sẽ không bao giờ quay lại nơi này nữa.

 

Nhưng có lẽ vì đời người đã trải qua quá nhiều cay đắng, nên khi nhớ về thôn Tiểu Hà— nơi chôn nhau cắt rốn, và cả thành phố An— nơi tôi đã làm phục vụ cả nửa đời người, tôi lại có một chút mềm lòng.

 

Cho đến khi tôi đọc được lời của một cô bé trên bình luận:

 

"Dì ơi, ba cháu sau khi bị sa thải vì không kiếm được tiền đã nằm lên đường ray t.ự v.ẫ.n. Cháu lớn lên trong trại trẻ mồ côi và không được đi học, nhưng nhờ mấy chị trên bình luận dạy dì học nên cháu cũng học ké được một ít… Giờ cháu đã tự thi xong bằng đại học hệ từ xa rồi đấy ạ!"

 

"Ở đây thật tốt… Cháu muốn ở bên dì cả đời, được không?"

 

Toàn bộ dòng bình luận bỗng chốc im lặng, chỉ còn câu nói đó treo lơ lửng trước mắt tôi. Chúng tôi đều hiểu, những dòng bình luận này… sẽ không thể ở bên tôi cả đời.

 

Điều cô bé ấy mong mỏi giống như những bông tuyết đầu xuân, chúng rất đẹp nhưng cũng rất dễ tan. Thế là tôi bước lên chuyến tàu quay trở lại thành phố An.

 

Tôi không biết ai là cha của cô bé ấy. Do giới hạn của hệ thống, không ai trong số họ có thể tiết lộ thân phận thật sự của mình.

 

Nhưng tôi biết, chỉ cần có thể làm thành phố này sống lại… thì có lẽ, cô bé ấy sẽ không còn phải mồ côi nữa. Tôi mang theo gần như toàn bộ số tiền mình kiếm được ở Thâm Hải, chuẩn bị làm một cú lớn ở An thị.

 

Giờ đây, các nhà máy trong thành phố đã bắt đầu lộ rõ dấu hiệu xuống dốc. Tôi lập tức liên hệ với chính quyền địa phương, xin được thu mua vài nhà máy may quốc doanh.

 

Sau khi thảo luận với các cháu, tôi quyết định xây dựng trụ sở chính của thương hiệu Tuyết Hoa Phiêu Phiêu tại thành phố An.

 

Dù chi phí vận chuyển có cao hơn, nhưng nơi đây lại có nền công nghiệp nặng phát triển và đặc biệt là ngành chế tạo máy móc. Coi như là một thương vụ đôi bên cùng có lợi.

 

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền, các xưởng may mang thương hiệu Tuyết Hoa Phiêu Phiêu nhanh chóng mọc lên san sát như nấm sau mưa.

 

Nhưng kế hoạch của tôi và các cháu không chỉ dừng lại ở đó. Chúng tôi thu thập vô số câu chuyện thực tế từ các cô gái từng sống ở thành phố An những năm 80–90, quyết định phát triển ngành thương mại điện tử tại đây.

 

Hiện tại, Đại học Công nghiệp An thị có rất nhiều sinh viên chuyên ngành máy tính sắp ra trường. Đây chính là môi trường lý tưởng để ươm mầm thương mại điện tử.

 

Loading...