Nguyện Một Đời Yêu Không Hối Tiếc - Chương 1: Xuất thân
Cập nhật lúc: 2025-01-14 07:05:14
Lượt xem: 3
Âm thanh hỗn tạp, ánh sáng lập lòe, hai tai của Nhuệ Vũ đã ù đi và chỉ nghe được những âm thanh nhiễu loạn, khóe miệng nàng là vệt m.á.u dài vẫn không ngừng túa ra. Nàng cố lết người vươn tay về phía thanh kiếm đã gãy, đôi tay run rẩy, bờ môi mím chặt cố gắng kìn nén cơn đau dữ dội. Nàng cố gắng ngước lên và nhìn về phía chàng đang vô cùng đau đớn gào thét tên nàng trong tuyệt vọng. Cẩm y vệ đã giữ chặt lấy chàng, m.á.u tươi đã nhuốm đỏ tròng mắt khiến nàng không còn nhìn rõ gương mặt thân thuộc ấy nữa. Tất cả những gì rõ nét nhất đang dần hiện ra trong tâm trí nàng lúc này là kí ức tươi đẹp xưa cũ. Tiếng thở dồn dập dần bị át đi bằng âm thanh trong trẻo của núi rừng chim chóc…
Con suối nhỏ trong veo cạnh chân núi ngày đêm vẫn ngân nga khúc ca núi rừng hòa theo tiếng rì rào của lá trúc đung đưa trong gió. Xa xa ngoài bãi đá cuội thấp thoáng dáng của một người đàn ông trung niên ngồi bên chiếc cần câu đang đứng bóng trên mặt nước. Chiếc mũ rơm rộng vành che rợp cả khuôn mặt phong sương của lão. Ánh mắt chăm chú nhìn vào làn nước trong ngọt ngào vẫn đang mải miết chảy theo dòng. Ánh chiếu đã chín mọng ôm ấp lấy không gian của cả một vùng sơn cước hoang sơ, cả người và cảnh vật lặng lẽ in lên bóng chiều già nhưng một bức tranh thủy mặc đầy êm ái đệm thêm khúc nhạc nhẹ nhàng của buổi hoàng hôn. Một chiếc xuồng nhỏ lướt nhẹ cùng tiếng khua trèo trong nước tạo nên những lớp sóng nhấp nhô mơn man lên bờ đá.
Tiếng của ông lão trên xuồng vang lên phá vỡ không gian tĩnh lặng đang bao trùm lên chiền núi:
- Trúc Nhân Sư vẫn chưa thu cần sao? Hôm nay tôi cũng được cả một mẻ lưới đầy, vẫn chưa muốn về nhưng sợ tối bà nó mong.
Lúc bấy giờ người đàn ông trung niên kia mới ngước lên cười với ông lão làng chài rồi cất tiếng lớn trầm:
- Hương mộc lan từ bìa rừng theo gió ra tận đây khiến ta quên cả thời gian, cứ ngẩn ngơ mãi cho đến khi nghe thấy tiếng của ông.
Ông lão làng chài cười lớn:
- Ông cứ nói vậy chứ tôi biết ông đi câu đâu phải vì muốn bắt được cá, cái nỗi ngẩn ngơ của ông thì người trần tục như tôi thì sao mà hiểu được.
Trúc Nhân Sư chỉ nhoẻn cười rồi thu cần lại: Về thôi! Có cá rồi.
Nói rồi quay bước ung dung về phía rừng trúc, bóng người dần khuất hẳn trong bóng chiều già. Người đàn ông trung niên đó không phải là người vùng này nhưng đã ở trong rừng trúc đó cũng gần hai mươi năm. Khi đến đây, ông mang theo hai đứa trẻ rồi dựng một ngôi nhà nhỏ sâu trong rừng trúc và cứ thế ẩn dật chốn thâm sơn cùng cốc này hết ngày qua tháng lại. Ban đầu người trong vùng chẳng biết ông ta là ai, tên gì, bao nhiêu tuổi, lai lịch thế nào, chỉ biết ông ta hay hái thuốc bắt bệnh và chữa cho người dân quanh vùng, ông ta còn dạy họ cách nuôi gia súc, canh tác sao cho hiệu quả nhất. Ông ta chỉ đến khi ai đó cần và rời đi sau khi xong việc mà không nhận lại bất cứ thứ gì, phong thái lúc nào cũng ung dung và điềm đạm đến lạ kì. Người dân trong vùng vô cùng kính trọng nên gọi ông là Trúc Nhân Sư. Ông ta sống trong rừng trúc cùng hai đồ đệ, mới ngày nào chỉ là những đứa trẻ thơ dại thấm thoát đã trở thành nam thanh nữ tú, giỏng giang, cứng cáp. Người nam tên Nhuệ Hưng, năm nay cũng đã hai mốt tuổi, người nữ thì đang còn là một thiếu nữ mười sáu.
Dù có xuất thân khác nhau nhưng đều được Trúc Nhân Sư nuôi dạy từ bé, lớn lên cùng nhau nên Nhuệ Hưng và Nhuệ Vũ luôn coi nhau nhưng anh em ruột thịt, ngày ngày cùng nhau luyện tập, cùng nhau vui đùa, tình cảm huynh muội càng thêm khăng khít, bền chặt. Nhuệ Hưng luôn ra dáng là một huynh trưởng mẫu mực, điềm đạm, hết mực yêu chiều tiểu muộn và hiếu nghĩa với sư phụ. Chàng luộn nhẹ nhàng và cư xử nhã nhặn, dù nhiều lúc Nhuệ Vũ trêu đùa quá trớn như chưa bao giờ thấy chàng nổi nóng hay lớn tiếng với sư muộn. Chàng không bao giờ quát tháo hay tỏ ra thô lỗ để nạt nộ sư muội mỗi khi nàng nghịch ngợm không nghe lời hay dỗi hờn, mỗi lần như vậy chàng lại ân cần xoa đầu rồi mỉm cười trìu mến mà khuyên răn tiểu muội hay ân cần, an ủi mỗi khi nàng mếu máo lúc bị thương. Không chỉ có trái tim ấm áp, nhân hậu mà Nhuệ Hưng còn sở hữu một dung mạo phi phàm, một cơ thể cường tráng, cao lớn và một thần thái thanh tao, thuần khiết. Nụ cười của chàng ấm áp và ngọt ngào hơn bất cứ điều diệu kì nào trên thế gian này. Đâu chỉ dừng lại ở đó, đôi mắt long lanh, trong mướt, thanh thuần như hạt sương sớm, sâu lắng ma mị có thể khiến bất cứ trái tim sắt đá nào cũng phải rung động. Nhưng vẻ đẹp xuất thần nào đã chỉ kết thúc ở gương mặt mà nó chảy trong từng mạch máu, từng hơi thở, từng cử chỉ, từng lời nói thốt ra từ lồng ngực...tất cả tạo nên một chàng trai hoàn hảo và tài năng xuất chúng. Có thể nói vẻ đẹp của chàng có thể khiến những thứ đẹp đẽ nhất trên đời này cũng phải cúi mình ngưỡng mộ. Lại thêm phong thái từ tốn nhã nhặn như một tiên nhân mà không ít lần chàng bị dân làng nhầm tưởng là con trai của thần núi được lưu truyền trong truyền thuyết mỗi khi bị bắt gặp những lần đầu tiên. ^ ^
Nhuệ Hưng tao nhã bao nhiêu thì Nhuệ Vũ lại ngang ngạnh bấy nhiêu, bản tính thẳng thắn, cương nghị lại thêm được sư phụ và sư huynh chiều chuộng nên càng khiến cô nàng thêm phần ương bướng. Nhuệ Vũ mang một nét đẹp chân phương, mộc mạc. Tuy không sở hữu dung mạo kiêu sa diễm lệ nhưng nàng lại có một thần thái lạc quan, vui vẻ, một tinh thần tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Vầng trán cao và đôi môi luôn rạng rỡ, đôi mắt to lém lỉnh cùng đôi lông mày hơi cong nên khiến khuôn mặt trở nên sắc sảo hơn. Là một cô gái hoạt ngôn và thông minh nên cô nàng rất thích thú khi nghĩ ra nhiều trò đùa tinh nghịch để ghẹo Nhuệ Hưng và sư phụ. Sở hữu cá tính mạnh và ngang ngạnh nhưng Nhuệ Vũ lại có một trái tim đa cảm, ân cần và ấm áp. Hiền dịu không phải phong cách của Nhuệ Vũ mỗi khi thể hiện cảm xúc với người khác, chính vì vậy mà nếu ai không hiểu nàng thì sẽ nghĩ rằng nàng chỉ là một kẻ kiêu ngạo, lãnh đạm và có phần láu cá. Ấy vậy nhưng nàng luôn quan tâm và nắm rõ thói quen, sở thích hay bất cứ thay đổi nào từ những người xung quanh. Nếu như Nhuệ Hưng có thể dựa vào tình huống mà tìm cách giải quyết thì Nhuệ Vũ lại thích quan sát từ từ, nàng có tài quan sát bậc thầy nên luôn luôn nắm rõ tình hình trong lòng bàn tay và theo sát nó nên sẽ không bị bất ngờ khi có diễn biến xấu. Bản tính tinh nghịch và hoạt náo nên trừ lúc ngủ ra thì lúc nào Nhuệ Vũ cũng líu lo hết chuyện này đến chuyện kia, mọi hỉ nộ ái ố đều không cần giấu giếm mà cứ thoải mái sống hết mình, có thể nói một ngày của Nhuệ Vũ luôn ngập tràn cảm xúc vì mỗi giác quan mỗi khả năng đều được nàng sử dụng tối đa. Ba người họ vẫn luôn quay quần và sống an lạc cạnh nhau ngày qua ngày, tính cách đan xen khiến cuộc sống muôn vàn màu sắc, mang âm điệu của một bản nhạc trầm bổng. Cuộc sống an nhiên, vô ưu, tránh xa thế sự hỗn mang ngoài kia.
Nhìn hai đồ đệ lớn lên từng ngày và giờ đây đều đã trở nên cứng cáp, lanh lợi mà Trúc Nhân Sư lại thêm an lòng. Nhân duyên giữa ông và Nhuệ Hưng, Nhuệ Vũ cũng vậy, ông vẫn luôn cho đó là mối duyên mà ông trời đã ưu ái ban tặng. Nhìn hai đứa trẻ đang đùa giỡn với nhau, ông lại khẽ mỉm cười nhớ về mối nhân duyên năm ấy.
- Vào một buổi chiều cuối thu hơn mười lăm năm về trước, Trúc Nhân Sư vừa đi qua một thị trấn náo nhiệt, phồn thịnh cách kinh thành không xa lắm. Ông vừa rời khỏi thị trấn không xa, ngay mỏm đá phía sau thị trấn thì thấy một đám người gần đó. Tiến lại gần hơn thì thấy rõ một toán người mặc đồ đen cùng gươm đao sáng loáng đang lăm le tới gần một người phụ nữ trung niên và một cậu bé khoảng sáu bảy tuổi. Người phụ nữ kia ôm chặt cậu bé và ra sức van xin đám người kia tha cho cậu bé đó. Nhưng chưa nói hết câu thì tên đứng đầu lao lên vung đao c.h.é.m tới tấp. Chưa biết sự tình ra sao nhưng Trúc Nhân Sư lao tới đạp mạnh khiến gã kia ngã văng ra, nhưng người phụ nữ kia đã không qua khỏi, bà ta đã ôm lấy đưa bé và vẫn cố gắng che chở cho tới hơi thở cuối cùng. Trúc Nhân Sư đỡ lấy bà ta thì bà ta đã thoi thóp và cố thì thầm gì đó, chưa dứt lời thì đã tắc thở mà chết. Trúc Nhân Sư ôm lấy cậu bé, lúc này vẫn đang nức nở sau cái c.h.ế.t của người phụ nữ kia. Hóa ra người phụ nữ kia là v.ú nuôi của Vĩnh Bảo (tên của cậu bé) và gã đàn ông vừa g.i.ế.c hại bà ta chính là quản gia trong gia trang của song thân Vĩnh Bảo. Hắn ta đã bày mưu g.i.ế.c hại cả gia đình của chủ nhân để cướp đoạt tài sản. Trong lúc loạn lạc mẫu thân của Vĩnh Bảo đã xả thân để v.ú nuôi đưa cậu chạy trốn, thế nhưng tên quản gia ác độc muốn đuổi cùng g.i.ế.c tận để diệt khẩu nên đã truy sát đến tận đây. Khi đã biết rõ sự tình, Trúc Nhân Sư mỉm cười hiền từ an ủi Vĩnh Bảo rồi nhẹ nhàng xé vạt áo bịt mắt cậu bé đáng thương lại. Tên kia biết chỗ này hoang vu nên cũng không muốn giấu giếm mà lộ rõ ý muốn g.i.ế.c nốt hai người để tránh hậu họa sau này. Không để Vĩnh Bảo chờ lâu, trước mắt cậu bé chỉ vừa lóe lên vài vệt sáng hỗn tạp của binh khí, kèm theo đó là tiếng la hét thảm thiết của đám người kia. Trúc Nhân Sư nhẹ nhàng đút kiếm vào vỏ rồi ông nắm lấy đôi tay bé bỏng vẫn còn run rẩy mà dắt đi. Ánh chiều dần tắt, màn đêm tràn xuống đè nặng lên nhưng t.h.i t.h.ể nằm la liệt trên mặt đất bị bỏ lại phía sau hai thầy trò. Từ đó trở đi Nhuệ Hưng đã đi theo Trúc Nhân Sư về rừng trúc, có lẽ là khi nhìn vào ánh mắt ân cần của người đàn ông lạ mặt, một niềm tin và hi vọng mãnh liệt nào đó đã dần hình thành trong tâm trí của cậu bé vừa trải qua một biến cố khủng khiếp trong đời đã gắn kết mối lương duyên sư đồ từ hai người xa lạ.
- Sau khi đưa Vĩnh Bảo về rừng trúc, ông đã nhận cậu làm đồ đệ và đổi tên cậu thành Nhuệ Hưng và sau đó hai thầy trò đã cùng nhau gặp được Nhuệ Vũ, khi đó nàng vẫn còn là mốt đứa trẻ sơ sinh.
- Ngày hôm đó, Trúc Nhân Sư và Nhuệ Hưng đi lấy thuốc cách rừng trúc cũng khá xa về phía nam, trời lại đổ cơn mưa lớn trong khu rừng già lại càng khiến con đường núi trở nên trơn trượt. Trúc Nhân Sư chợt nhận ra vết m.á.u vẫn còn mới loang ra trên bùn đất dẫn vào trong núi, hai thầy trò lần theo vết m.á.u tới một hang đá ẩm thấp. Một con báo đen to lớn đang l.i.ế.m láp vết thương khá sâu ở bụng, m.á.u không ngừng túa ra khiến nó rên lên từng cơn đau đớn. Vừa thấy có người lạ tiến đến nó liền gầm gừ vẻ giận dữ, ánh mắt nó gằn lên những tia cảnh giác hướng về phía hai kẻ lạ mặt.
Nhuệ Hưng thốt lên: Có một đứa bé kìa sư phụ.
Trúc Nhân Sư trầm ngâm: Con báo này có lẽ không phải muốn làm hại đứa trẻ mà giống như đang cố gắng bảo vệ đứa trẻ kia khỏi thứ gì đó muốn làm hại nó.
Dù m.á.u không ngừng rỉ ra từ vết thương nhưng con báo vẫn gồng mình đứng dậy rồi hạ thấp vai để sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Trúc Nhân Sư nhẹ nhàng tiến về phía trước, dần cúi xuống rồi đưa tay về trước với ánh mắt thiện chí, ông cố gắng tiếp cận con báo và khiến nó cảm thấy an toàn. Cặp nanh sáng loáng của con thú dữ ngày một gần bàn tay của Trúc Nhân Sư, nó hít hít nhưng vẫn dương mắt cánh giác với kẻ lạ mặt, ông đặt tay thấp hơn rồi nhẹ nhàng nói:
- Hãy để ta giúp, ta sẽ không hại đứa bé đó. Ta sẽ giúp ngươi chăm sóc nó.
Con báo nhìn hồi lâu vào mắt Trúc Nhân Sư, ánh mắt nó từ từ giãn ra, móng vuốt cũng được thu lại, có vẻ như nó đã cảm nhận được thiện ý của ông và tin tưởng vào người đàn ông trước mặt. Nó nằm bệt xuống, thoi thóp thở, ánh mắt đau đớn nhìn theo đôi tay Trúc Nhân Sư dần tiến đến ân cần ẵm đứa bé kháu khỉnh vào lòng. Hai thầy trò chôn cất báo đen rồi rời khỏi hang cùng với đứa trẻ, họ men theo sườn núi để trờ về ngôi nhà trong rừng trúc. Khi đi qua con thác lớn thì gặp hai người tiều phu đang lấy nước, vừa lúi húi vừa bàn tán. Họ nói đại bản doanh của Quách trại chủ đã bị quân đội triều đình đánh úp và đã thất thủ đêm qua, Quách trại chủ vì quá uất hận nên đã liều sống c.h.ế.t với quân triều đình. Kết quả là quân triều đình thương vong nặng nhưng doanh trại họ Quách hoàn toàn bị thiệu rụi, giờ đây chỉ còn lại đống đổ nát và xác c.h.ế.t la liệt nằm lạnh lẽo trong núi sâu. Nghe tới đây thì Trúc Nhân Sư cũng hiểu được sự tình, ông cũng có biết về vị trại chủ xấu số kia, ông ta là một nam tử hán với sức khỏe hơn người, tính tình cương trực, thẳng thắn, khí khái ngút trời. Ông ta căm ghét sự dối trá và bất công, vốn là con nhà võ nên lúc nào cũng hừng hực nhuệ khí, không biết sợ hãi nên chưa bao giờ hạ mình luồn cúi trước bất cứ thế lực nào trong vùng. Năm đó khi biết phụ thân bị quan chi huyện bức hại đến mức uất ức phải tự vẫn trong tủi nhục. Ông ta đã c.h.é.m c.h.ế.t tên quan huyện đó rồi bỏ trốn lên núi dần dần chiêu mộ trai tráng lập nên một doanh trại, nhờ dũng khí phi phàm, lý tưởng sáng suốt mà doanh trại ngày càng lớn mạnh. Ông ta đã dẹp hết đám thổ phỉ khắp nơi, g.i.ế.c hết đám cường hào ác bá trong vùng, xóa sổ đám vô lại chuyên ức h.i.ế.p dân lành. Ông ta vốn chẳng có bất mãn gì với triều đình nhưng ông ta lại không muốn phải chờ đợi mệnh lệnh từ một nơi vốn chẳng hiểu được nỗi khổ của bách tính. Huống chi trong triều đình thì cũng không thiếu những kẻ nịnh thần, xàm tấu khiến cho nỗi thống khổ của người dân càng trở nên vô vọng. Ông chỉ muốn được thay trời hành đạo, ông vốn muốn cống hiến cho đất nước, muốn trở thành một mũi kiếm của chính đạo để tiêu diệt những kẻ xấu xa, xảo quyết khắp nơi để dân chúng được hưởng cuộc sống thái bình, ấm no. Tuy không chống lại triều đình nhưng về lý mà nói thì ông ta không tuân theo sự kiểm soát của triều đình, cộng them những việc ông làm đã sớm biến ông thành cái gai trong mắt của những kẻ gian thần. Qua những lời xàm tấu của chúng thì dần dần doanh trại họ Quách đã đần trở thành mối đe dọa với triều đình. Triều đình cũng khá đau đầu về chuyện này khi có hai luông ý kiến được đưa ra:
- Một là thỏa hiệp với họ và hai là tiêu diệt họ.
Bây giờ thì kết quả đã quá rõ ràng nhưng điều khiến người ta xót xa chính là sự tàn nhẫn của triều đình với một chính quân luôn mang lại sự công bằng cho kẻ yếu. Trong suốt thời gian hoạt động, Quách trại chủ luôn được người dân ngưỡng mộ và yêu quý giờ đây lại phải ra đi trong danh nghĩa phản tặc chống lại triều đình. Họ còn nhắc thêm về một con báo đen vốn là thú cưng của Quách trại chủ. Có người nói rằng đã thấy nó chạy thoát khi xảy ra hỗn chiến, có vẻ nó đã bị thương nặng trong lúc sát cánh chiến đấu cạnh chủ nhân. Ngoài ra, họ còn nói thêm về con gái của Quách trại chủ mới sinh được vài tháng cũng không rõ sống c.h.ế.t ra sao. Cả doanh trại đều bị g.i.ế.c sạch không chừa một ai thì e rằng đứa bé cũng lành ít dữ nhiều, chỉ là họ cảm thấy khiếp sợ trước sự tàn bạo của quân triều đình, ngay cả một đứa trẻ sơ sinh cũng không tha. Hai người tiêu phu kết thúc câu chuyện bằng tiếng thở dài, vừa như thương tiếc cho Quách trại chủ, vừa như tiếc thương cho số phận thấp bé của họ vì vừa mất đi một anh hung luôn che chở cho họ.
Ánh nắng yếu ớt mệt mỏi lui về phía chân trời bỏ lại những bóng người lặng lẽ tiễn đưa đội quân xấu số về yên nghỉ nơi đất sâu rừng thẳm. Trúc Nhân Sư hướng mắt về phía xa xăm, nơi những dãy núi hùng vĩ dần ẩn mình vào bóng đêm rồi người nhìn xuống gương mặt ngây thơ, trong trẻo của đứa bé kháu khỉnh đang nằm gọn trong vòng tay của mình mà im lặng hồi lâu.
Tiếng gọi í ới của Nhuệ Vũ khiến ông giật mình trở về thực tại:
- Sư phụ ơi lại đây xem sư huynh lại bị con treo ngược lên rồi này. Trừ khi huynh ấy chịu cõng con lên núi sáng mai thì may ra con sẽ nghĩ lại mà thả cho xuống.
Trúc Nhân Sư khẽ mỉm cười hiền từ, cả một đời lăn xả chưa từng màng tới những thứ hư vinh hảo vọng ấy vậy mà vẫn luôn được ông trời đãi ngộ để gặp được cố nhân, được người đời trọng dụng há chẳng phải cái phúc mà bao kẻ mong mỏi sao?
Đến cuối cùng cũng chỉ muốn rời xa thế sự thị phi, sống ung dung tự tại. Đó cũng là lý do mà ông không bao giờ kể cho hai đồ đệ về thế gian ngoài kia, cũng như chưa từng muốn chúng bị cuốn vào vòng xoáy loạn lạc. Nhiều lúc ông tự hỏi là đang bảo vệ chúng hay đã cướp đi tuổi trẻ của chúng?
- Nhuệ Hưng và Nhuệ Vũ vốn là cái tên mà Trúc Nhân Sư đặt cho hai đồ đệ, ông làm vậy không phải muốn chúng quên đi nguồn gốc của mình mà cốt là muốn chúng sẽ bắt đầu một khởi đầu mới cũng giống như chính ông khi nhận cái danh Trúc Nhân Sư mà người đời ban cho. Chỉ muốn cùng nhau quên hết những phiền muộn đã qua, bắt đầu một hành trình mới tràn đây nhuệ khí và đầy hi vọng. Nhuệ Hưng và Nhuệ Vũ của ngày hôm nay chính là bản thể hoàn chỉnh hội tụ đầy đủ những gì tâm huyết nhất của Trúc Nhân Sư. Tất cả những gì ông cho là tâm đắc đều được truyền dạy lại cho hai đệ tử một cách tự nhiên nhất, đó cũng là tài sản duy nhất ông muốn dành cho hai đồ đệ. Ông muốn cả hai đồ đệ sẽ tự lĩnh ngộ những tinh túy của mình theo cách riêng của chúng, rồi từ đó tự đột phá và tìm ra những khả năng tiềm tang của bản thân. Cho dù đã truyền dạy hết tất cả nhưng tới giờ ông vẫn giữ chân họ ở nơi này thì liệu có đúng không?
Một ngày nọ Trúc Nhân Sư gọi cả hai đệ tử lại và đưa cho mỗi người một món đồ. Trong túi vải của Nhuệ Hưng là một cây sáo ngọc đẹp tuyệt mĩ, vừa thấy cây sáo chàng đã thốt lên:
- Thật tuyệt mĩ! Từ trước đến nay con chưa bao giờ được thấy thứ gì đẹp và tinh xảo đến như vậy.
Nước ngọc trong trẻo, tinh khiết mà huyền ảo, da ngọc thanh mát, bóng mịn, từng đường vân trắng xanh đan xen uyển chuyển, thoạt nhìn khiến người ta liên tưởng đến mặt hồ thu tĩnh lặng mà sâu thẳm. Chỉ Ngọc thôi đã chiếm trọn phần quý giá của biết bao điều tinh hoa vậy mà thân sáo còn được điểm thêm những vân vàng vô cùng tinh xảo. Phía dưới còn được sâu một chuỗi ngọc lục bảo, thứ ngọc vô cùng quý giá và hiếm có, miếng ngọc hình tròn có một lỗ nhỏ ở trung tâm, một nửa của miếng ngọc được chạm khắc hình sóng cuộn nhưng nửa còn lại thì được mài mịn nhưng cao dần về phía mặt sóng khiến miếng ngọc càng trở nên sinh động, hút hồn. Chỉ có thể là một nghệ nhân vĩ đại mới có thể tạo ra một kiệt tác hoàn hảo hội tụ vẻ đẹp tinh túy của đất trời như vậy.
Món quà của Nhuệ Vũ cũng không kém phần độc đáo, đó là một thanh đoản đao dài hơn hai tấc, vỏ và chuôi đao được làm từ ngà voi có những vân vàng xen kẽ hình răng cưa. Đao có hai lưỡi song song nhau và hơi vát ở phần mũi, thân đao thuôn dài và nhỏ dần tới mũi dao, hình dáng giống như một mũi tên sắc bén vút bay trong gió mỗi khi được rút ra khỏi vỏ. Khúc nối giữa chuôi và lưỡi đao được bọc một khớp bằng vàng sáng trói càng thêm phần tinh tế, đẹp mắt. Đầu của cán đao còn được đính một viên hồng ngọc sẫm màu toát lên khí chất cao quý của thanh đoản đao.
Nhuệ Hưng băn khoăn: Sao sư phụ lại đưa cho chúng con những bảo vật quý giá như vậy? Phải chăng người muốn răn dạy điều gì?
Nhuệ Vũ ngước mắt nhìn Trúc Nhân Sư với vẻ tò mò ngóng chờ câu trả lời của sư phụ.
Người thầy già chỉ mỉm cười ung dung đáp: Các con đừng quá bận tâm về những điều ta làm như vậy, không phải lúc nào nghĩ mọi thứ phức tạp lên cũng là thông minh đâu nhé. Ta chỉ đơn giản muốn tặng những thứ mà hai đứa xứng đáng được nhận mà thôi. Chẳng phải hai con đã rất vất vả luyện tập ngày đêm và không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân mỗi ngày sao? Ta không muốn sự kì vọng của ta trở thành gánh nặng của hai đứa, ta chỉ muốn hai con cố gắng vì chính mình chứ không phải vì muốn ta tự hào. Thật ra ta vẫn luôn tự hào về hai đứa, không phải vì các con làm tốt những gì ta đã dạy mà vì các con luôn cố gắng, biết vượt qua khó khăn, không ngại gian nan để có thể tự chinh phục bản thân. Qua nhiều năm quan sát, ta cũng có thể phần nào hiểu được tố chất của hai đứa, lão già như ta thì cả đời chẳng có vinh hoa phú quý gì để thưởng cho hai đứa, hãy coi đó như tấm lòng của ta dành cho hai đứa. Không cần phải bận tâm gì cả.
Nhuệ Hưng vội phân trần: Chúng đồ đệ không dám có ý mong mỏi vinh hoa, chỉ mong ngày ngày bên cạnh báo đáp công ơn dạy dỗ của người.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nguyen-mot-doi-yeu-khong-hoi-tiec/chuong-1-xuat-than.html.]
Trúc Nhân Sư bật cười thành tiếng: Không nên, không nên. Các con đã ở đây với ta từ nhỏ, vốn chẳng biết gì về thế giới ngoài kia. Ta chỉ giúp các con làm tốt quá trình chuẩn bị mà thôi, việc còn lại phụ thuộc cả vào bản thân hai đứa. Cả một đời mà không một lần thăm thú thì thật đáng tiếc!
Nhuệ Vũ tần ngần: Sư phụ chưa bao giờ kể cho chúng con về những gì mà người đã trải qua, nhưng người sở hữu hai món bảo vật tuyệt mỹ như này chắc hẳn không tầm thường chút nào. Sư phụ kể cho chúng con nghe đi mà! Con tò mò c.h.ế.t đi mất.
Trúc Nhân Sư cười xòa: Cái thứ quý giá của hai vật này không phải bởi những thứ tạo nên chúng mà là mục đích chúng được tạo thành. Sở dĩ ta có được hai món bảo vật này là do một vị chủ nhân mà ta từng phụng sự ban cho.
Nhuệ Hưng và Nhuệ Vũ tròn mắt: Chủ nhân ạ?
Trúc Nhân Sư trầm ngâm: Đó là một câu chuyện dài, nhưng đã là câu chuyện của quá khứ. Ta sẽ không bao giờ quên những ngày tháng đó vì chính nó đã tạo nên lão già ngày hôm nay. Nhưng ta của ngày hôm nay đã rời xa nơi đó nên coi như đã hết duyên, không nên hồi tưởng thì sẽ tốt hơn.
Nhuệ Vũ chống cằm thở dài: Không nhắc đến thì thôi chứ đã lỡ biết rồi lại khiến con tò mò quá đi mất. Thật sự rất muốn được một lần nghe về thời còn tung hoành ngang dọc của sư phụ, chắc hẳn sẽ là một thời gian oanh liệt lắm đây.
Trúc Nhân Sư nhìn xa xăm: Duyên của ta và hai món đồ này đã đến và cũng đã đi, giờ đây ta muốn chúng có thể phát huy khả năng để phò trợ cho những người xứng đáng nhất.
Nhuệ Hưng khẽ nhíu mày: Sư phụ...
Trúc Nhân Sư ngắt lời: Thôi đừng bàn đến những thứ còn xa vời nữa, sao các con không thắc mắc về những thứ đã ở ngay trước mắt kìa? Ta sẽ nói về cây sáo của Nhuệ Hưng trước và chắc hẳn sẽ không kém phần thú vị khi hai con biết rằng nó không phải chỉ là một cây sáo có thể phát ra âm thanh mà nó còn là một vật chứa đựng linh hồn. Sức mạnh của nó có thể sánh ngang với một thần khí.
Nói đến đây cả hai đồ đệ đều tròn mắt: Thần khí?
Trúc Nhân Sư mỉm cười: Đúng vậy. Trên cây sáo được khảm một chữ tâm ẩn trong ngọc mà phải quan sát thật kĩ mới có thể thấy được, đó cũng là dụng ý riêng của người nghệ nhân phi phàm đã tạo ra nó. Chữ ''tâm'' chính là chỉ "tâm hồn" của mỗi con người và "tâm" của mỗi người là khác nhau. Sự khác biệt ở cây sáo này đó chính là biết chọn lọc tâm hồn.
Nhuệ Hưng trầm ngâm: Một cây sáo mà thể làm được điều đó, chẳng khác nào nó đã có linh tính riêng của mình.
Trúc Nhân Sư khẽ gật đầu: Đúng vậy! Nó không phải là thứ mà ai cũng có thể sử dụng được. Chỉ những người có tố chất cao quý, một tâm hồn thanh tao, thuần khiết mới có thể khiến nó phát ra âm điệu. Đòi hỏi chủ nhân phải là một bậc chính nhân quân tử, có lòng bao dung và thiên hướng nghệ thuật.
Nhuệ Vũ tỏ vẻ ngỡ ngàng: Đó chỉ là một cây sáo, sao có thể biết được tâm hồn của người khác ra sao? Đoán biết lòng người vốn chẳng dễ dàng với một con người bằng xương bằng thịt nhưng huống chi đây lại chỉ là một cây sáo.
Trúc Nhân Sư: Để lý giải cho điều đó thì phải nhắc đến câu chuyện về nguồn gốc của cây sáo. Người ta tương truyền rằng ở ngọn núi phía tây nam xa xôi hơn hai trăm năm về trước có một nghệ nhân vô cùng tài giỏi tên là Nhữ Quan, ông ta được người người kính nể không chỉ vì tài năng có thể làm ra những cây sáo tinh xảo tuyệt mỹ mà còn được biết đến là bậc cao nhân đáng kính. Ông ta không chỉ là người học rộng hiểu nhiều mà con là người được kính nể bởi cách đối nhân xử thế tài tình. Ông ấy chỉ làm sáo cho người nào mà ông ta cảm thấy xứng đáng nên số lượng sáo làm ra tuy không nhiều nhưng cây sáo nào cũng có những âm thanh tuyệt hảo và trở thành những tuyệt tác có thứ hạng xuất sắc. Rồi một ngày ông ta quyết định sẽ làm ra một cây sáo hoàn hảo nhất bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, ông ta muốn lưu giữ lại một tuyệt phẩm để đời được đúc kết từ tính túy mà ông ta lĩnh ngộ được. Vậy là ông ta dồn hết tâm huyết để tạo ra một kiệt tác thượng thừa chưa từng có và mong rằng có thể nhờ cây sáo mà gặp được một bậc đại hào kiệt xuất chúng. Khi bảo vật được hoàn thành đã rất nhiều thương nhân giàu có và các bậc vương giả quý tộc biết được danh tiếng của cây sáo mà tìm đến ngỏ lời muốn mua lại cây sáo nhưng ông ta đều từ chối. Rồi một ngày, lời đồn truyền đến tai một lãnh chúa tàn ác khét tiếng, hắn đã tìm đủ mọi cách để có được cây sáo nhưng Nhữ Quan bằng mọi giá đều từ chối. Thương lượng không được thì tên lãnh chúa liền ngang nhiên cho người trói Nhữ Quan lại và cướp lấy cây sáo tại nhà ông ấy. Nhưng khi hắn ta toan bỏ đi cùng bảo vật thì Nhữ Quan cười lớn rồi giễu cợt tên lãnh chúa ngu ngốc và nói rằng hắn đã bị ông ta lừa, vốn dĩ ông ta chẳng tạo ra báu vật nào cả mà chỉ để lừa những kẻ ham hư danh nhưng ngu đần như hắn. Tên lãnh chúa không tin cho đến khi Nhữ Quan nói rằng đó chỉ là một cây sáo điếc. Tên lạnh chúa tức tối liền lấy hơi để thổi sáo nhưng kì lạ thay dù có cố đến mức nào thì hắn cũng không thể thổi cho cây sáo phát ra tiếng, tức tối vì bỏ bao công sức mong chờ thì chỉ nhận lại là tiếng phì phò từ chính miệng hắn. Tên lãnh chúa vừa xấu hổ vừa tức giận, hắn ta nói Nhữ Quan sỉ nhục và lừa dối hắn nên phải chịu tội chết, hắn đã thiêu sống ông ấy cùng cây sáo trong chính nơi mà ông ấy đã làm ra những kiệt tác để đời. Từ đó, không ai còn thấy cây sáo nữa, giai thoại về Nhữ Quan và cây sáo thần kỳ cũng dần rơi vào quên lãng. Sau này, nó chỉ còn là câu chuyện mà những nho sĩ kể cho con cháu về một nghệ thân cao quý. Chủ nhân của ta cũng biết về giai thoại đó nhưng cũng chưa biết thực hư ra sao cho tới một ngày nọ. Trong một lần đi săn, chủ nhân đang đuổi theo một con hươu với cặp sừng lớn tuyệt đẹp thì ngựa của ngài vấp phải khúc cây lớn bị lùm cây che khuất khiến người ngã văng ra phía trước, trong lúc lộn người trên không trung thì người hoảng hốt khi thấy phía trước là vực đá phủ rêu phong. Người đã dùng hết sức bình sinh để bám vào phiến đá sắc nhọn, cận vệ chạy đến để kéo lên thì người đã phát hiện một ống ngọc xanh lấp ló sau đám rêu phong. Chủ nhân nói rằng, dù đã bị bao phủ bởi rêu và đất nhưng cây sáo vẫn tỏa ra một ánh sáng vô cùng thuần khiết, khi chạm vào thì có một luồng linh khí mãnh liệt truyền tới khiến người nhận ra đó chính là món bảo vật được lưu truyền bấy lâu. Khi trở về, người nói như cảm nhận được cây sáo thôi thúc nên đã đưa cây sáo cho ta và muốn ta thổi nó. Ta nhận lấy và thổi khúc nhạc mà ta yêu thích nhất dâng lên chủ nhân. Nhưng khi kết thúc bản nhạc, ta chợt thấy ánh mắt ngạc nhiên của mọi người xung quanh trong đó có cả chủ nhân. Ta chưa kịp hiểu chuyện gì thì chủ nhân cười lớn rồi ban tặng cây sáo lại cho ta, cho đến mãi về sau thì người mới kể lại câu chuyện này cho ta và người cũng nói rằng đã thử thổi cây sáo nhưng quả thực không thể khiến nó phát ra tiếng. Người còn nói, cây sáo bằng cách nào đó đã khiến người nghe được những lời thì thầm của nó và nó muốn người đưa nó cho ta. Người còn cho rằng có thể linh hồn của vị nghệ nhân kia đã hòa làm một với cây sáo này và chỉ chờ đợi một mối ''duyên'' qua hàng trăm năm.
Nhuệ Hưng và Nhuệ Vũ vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi nghe xong câu chuyện của sư phụ thì Trúc Nhân Sư tiếp lời:
- Ta thì cho rằng không phải chủ nhân và những người ở đó không xứng đáng với cây sáo mà chắc hẳn vì một lí do nào đó chỉ có cây sáo mới hiểu được điều nó thật sự mong muốn nên đã chọn ta. Ta luôn nghĩ rằng mọi chuyện đều có chữ ''duyên" của nó nên trên đời này luôn có rất nhiều điều khó lí giải. Và biết đâu, cây sáo này tin rằng ta sẽ trao nó cho một người xứng đáng, nó đã tin tưởng vào sự lựa chọn này của ta.
Nhuệ Hưng trầm ngâm một lúc, trong lòng chàng lúc này như cảm nhận được một sợi dây liên kết nào với cây sáo, chàng khẽ mỉm cười rồi từ từ lắng nghe âm thanh từ sâu trong tâm hồn mình. Qua đó, chàng như đang bước vào một ảo cảnh và ở sâu trong tiềm thức, chàng đã thực sự có thể nghe thấy lời thì thầm của cây sáo.
Nhuệ Hưng nhẹ nhàng đặt sáo lên bờ môi mềm mại rồi nhắm nghiền mắt lại. Không gian xung quanh bỗng trở nên yên tĩnh một cách tuyệt đối. Một luồng gió nhẹ bắt đầu nổi lên khiến lá trúc đung đưa rì rào đệm theo âm thanh cao vút vừa cất lên từ cây sáo, theo sau đó là những âm điệu du dương, trầm bổng như đang nhẹ nhàng ôm ấp lấy ba người.
Hương mộc lan thoang thoảng, ánh trúc xanh mướt lấp ló hòa trong làn gió dịu mát, dập dìu theo tiếng sáo trầm bổng trong làn sương muộn đang sà xuống chiền núi đệm vào từng phiến là rồi tan dần vào không trung. Vô tình mà như hữu ý, âm thanh của núi rừng cũng muốn quện vào từng âm điệu ngân nga, một bản hòa tấu tuyệt mỹ như đang nuông chiều lòng người được ra đời. Hương – Sắc – Âm hòa quện tạo nên một khung cảnh tuyệt thế như chốn bồng lai tiên cảnh.
Nhuệ Hưng kết thúc bản nhạc một cách nhẹ nhàng khiến Nhuệ Vũ vẫn chưa khỏi mơ màng. Chàng mỉm cười nhìn sư phụ, ánh mắt đọng lại như muốn cảm ơn người vì đã tặng cho mình một món quà tuyệt vời như vậy.
Trúc Nhân Sư ân cần nhưng có chút nghiêm trọng: Còn một khả năng vô cùng quan trọng khiến cây sáo trở nên khác biệt với các loại nhạc cụ khác. Ngoài công đụng như một loại nhạc cụ thì nó còn là một loại vũ khí không hề tầm thường. Sở dĩ như vậy là vì nó có khả năng thao túng tâm trí của người khác và khiến họ làm theo ý muốn của người thổi. Tùy vào những tình huống cụ thể thì người thì tiếng sao có thể khiến kẻ tuyệt vọng lấy lại nghị lực, khiến kẻ ác cảm thấy hối hận, mất đi ký ức đau khổ nhưng cũng có thể khôi phục trí nhớ. Cây sáo ban cho chủ nhân của nó quyền năng thao túng tâm trí của người khác, làm họ mất đi ý thức và chủ được tâm trí của người khác. Nhưng để làm được những điều đó thì con cũng phải học cách để kiểm soát nó cũng như đạt tới một khả năng thượng thừa của tâm trí, điều mà không phải một ai trong chúng ta có thể dễ dàng đạt được. Nếu con có thể luyện được cảnh giới đó thì ắt hẳn trong lòng con đã có thể loại bỏ hết tạp niệm cũng như nhìn thấu hỉ nộ ái ố của thế gian này.
Nhuệ Vũ cảm thán: Thần kì thì cũng thần kì thật! Nhưng mức độ khó sử dụng cũng đâu thua kém gì. Đúng là sư huynh thì còn có căn cứ để tu luyện chứ một nha đầu chỉ giỏi mấy trò chơi khăm như con thì chắc một nốt cũng thổi không ra.
Nhuệ Hưng cười ngọt lịm rồi xoa đầu muội muội: Chẳng phải con d.a.o đó rất hợp với muộn sao? Nó không quá diêm dúa nhưng lại rất tinh tế, vừa oai vệ vừa mạnh mẽ lại sắc bén thì còn ai xứng đáng hơn tiểu muội của ta nữa?
Nhuệ Vũ háo hức: Cây sáo của sư huynh có một giai thoại hoành tráng như vậy thì chắc thanh đoản đao này của con cũng không thua kém phải không sư phụ?
Trúc Nhân Sư chậm dãi nhưng sâu trong ánh mắt nặng chịu suy tư: Ngoài ta ra thì còn một người nữa cùng ta luôn sát cánh phụng sự bên chủ nhân, người đó và ta đã trở thành huynh đệ kề vai sát cánh, đã không ít lần vào sinh ra tử cùng nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ta và huynh ấy thân thiết đến mức có thể sẵn sàng hi sinh tính mạng vì nhau, từ lâu đã không còn ranh giới nào giữa tình cảm huynh đệ giữa chúng ta, cả hai đều có chung chí hướng và một lòng trung thành với chủ nhân. Chủ nhân luôn đối tốt và coi trọng cả hai, người luôn coi ta và huynh ấy là cánh tay đắc lực. Một lần chủ nhân muốn ta và huynh ấy tỉ thí tài năng để biết ai mạnh hơn, ta và huynh ấy chỉ nghĩ đó là phút ngẫu hứng của chủ nhân nên liền tuân lệnh làm theo, kết quả ta và huynh ấy hòa nhau không phân thắng bại, trước kết quả đó thì chủ nhân chỉ cười lớn và quay đi. Sau đó khoảng nửa năm, chủ nhân gọi ta và huynh ấy đến rồi ban tặng cho mỗi người một bảo vật. Chủ nhân ban cho huynh ấy một chiếc áo kim bào có thể mặc bên trong y phục bình thường, người nói rằng không thứ vũ khí nào trên đời có thể đ.â.m thủng được chiếc áo đó và muốn nó bảo vệ cho huynh ấy. Huynh ấy là người dũng mãnh vô song luôn thích tấn công và liều mình lao vào nơi nguy hiểm nhất nên người mong rằng chiếc áo đó sẽ bảo vệ huynh ấy khỏi nguy hiểm. Còn ta thì được người ban cho thanh đoản đao này và còn nói rằng nó là thanh kiếm sắc bén nhất, có thể đ.â.m qua mọi vật trên đời và cũng có thể cho là khắc tinh của chiếc áo giáp của sư huynh. Người ban cho ta con d.a.o này vì người tin vào cách suy luận khả năng phán của ta và muốn con d.a.o này sẽ giúp ta kết thúc mọi vấn đề khi đã tìm ra mấu chốt cuối cùng. Quả thật lúc đó và huynh ấy rất hoang mang và không hiểu dụng ý của chủ nhân là gì. Chiếc áo thì không có thứ gì có thể đ.â.m thủng và một đoản đao có thể đ.â.m xuyên qua mọi thứ thì chẳng phải rất mâu thuẫn hay sao? Trước sự hoang mang của chúng ta thì chủ nhân đã giải thích rằng người rất quý trọng tình cảm huynh đệ keo sơn của chúng ta nên muốn qua đó đưa ra một kết luận công tâm nhất cho hai món bảo vật độc nhất này. Chủ nhân đã mất rất nhiều thời gian để có thể tạo ra hai món bảo vật này và muốn qua chúng tạo ra một chút thử thách cũng như có câu trả lời cho điều mà người mong mỏi bây lâu. Người đã ra lệnh cho chúng ta tỉ thí lại một lần nữa và lần này phải sử dụng được hết khả năng của hai món vũ khí mà người đã ban tặng. Cả hai ta đã giao chiến thêm một lần nữa và làm theo đúng sự mong muốn của chủ nhân. Sự tấn công dồn dập của với thanh đoản kiếm trên tay khiến mỗi nhát kiếm đều trở nên vô cùng sắc bén. Dù huynh ấy đã mặc thêm một lớp áo giáp vẫn thường mặc mỗi khi ra trận rồi mới tới lớp kim bào kia thì cũng không thể ngăn nổi sức sát thương khủng khiếp của thanh đoản kiểm này. Sau một hồi giao chiến dữ dội, ta và huynh ấy đẩy đối phương ra xa, khi ấy lớp áo giáp bên ngoài đã chi chít vết rách dài, khiến nó gần như muốn rời ra thành nhiều mảnh. Tuy nhiên áo kim bào thì vẫn chưa hề bị tổn hại. Ta và huynh ấy lao vào nhau để ra đòn chốt hạ, nhưng khi ta lao tới thì huynh ấy lại khựng lại như muốn hứng trọn mũi kiếm của ta. Ta bất giác giật mình nhưng đã không kịp để dừng lại vì phạm vi đã quá gần, cho đến khi mũi kiếm chạm vào lớp kim bào rồi bị cản lại thì ta mới yên lòng thở phào một tiếng. Kiểm tra lại thì thanh đoản kiếm chỉ gây ra một vết hơi lõm xuống chứ không hề đ.â.m thủng được nó. Lúc bấy giờ, chủ nhân cười lớn một cách hài lòng và nói rằng nếu tình cảm huynh đệ giữa chúng ta đã trở nên bất khả xâm phạm thì chắc hẳn sẽ không có thứ vũ khi nào có thể đ.â.m xuyên qua. Người muốn thực hiện thử nghiệm này không phải muốn biết vũ khí nào mạnh hơn mà chỉ muốn biết tình cảm huynh đệ này cao quý tới đâu. Còn đối với hai vũ khi này mà nói thì chỉ khi nào đứng ở hai chiến tuyến khác nhau thì mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Nhuệ Vũ đính chính: Nói như vậy thì vẫn chưa có kết quả cuối cùng cho hai loại vũ khí này rồi. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng thanh đoản kiếm này vẫn còn một khắc tinh trên đời này.
Nhuệ Hưng nhéo má tiểu muộn: Nhưng người sở hữu tấm kim bào kia chẳng phải là sư thúc của chúng ta hay sao? Đều là người thân cả mà, sao có thể đối đầu nhau được cơ chứ?
Nhuệ Vũ: Nhưng bấy lâu nay sư phụ vẫn ẩn cư ở đây, đến mặt mũi sư thúc như nào chúng ta cũng chưa từng gặp qua mà.
Nhuệ Hưng hỏi sư phụ: Người và sư thúc chắc hẳn vẫn có mối liên hệ nào đó phải không ạ? Một người bạn tâm giao đáng quý đâu dễ gì có được trong đời.
Trúc Nhân Sư nhìn xa xăm: Ta và huynh ấy vẫn luôn là huynh đệ tốt cho đến một ngày cả hai ta đã không còn chung một chí hướng nữa, mỗi người một đường và không còn gặp lại nhau nữa. Ta tự cười chính mình vì tự cho rằng mình đã quá hiểu huynh ấy, ta đã không khỏi choáng ngợp khi thấy sự thay đổi của huynh ấy, ta cũng nhận ra mình không thể can dự vào quyết định của huynh ấy nữa. Đó cũng chính là lúc ta nhận ra mình cần rời đi. Ta không đủ can đảm để nhìn vào đôi mắt lãnh đạm, tràn ngập hận thù của huynh ấy, cũng như không đủ can đảm để đối đầu với huynh ấy. Ta đã hèn nhát mà trốn chạy khỏi thực tại, bỏ lại những người mà ta yêu thương thay vì kề vai sát cánh cùng họ vượt qua thế sự hỗn mang. Ta đã chọn cuộc sống ẩn giật, yên bình cho bản thân nhưng lại luôn cắn dứt, dằn vặt.
bánh bao
Nhuệ Hưng: Xin người đừng nói vậy! Con tin rằng đó là quyết định đúng đắn nhất lúc đó. Người rời đi là vì không muốn đối đầu với người ấy để rồi khiến cả hai đều đau khổ. Người muốn mọi chuyện kết thúc ở đó để có thể lưu giữ được những điều tốt đẹp nhất mà cả hai từng có.
Trúc Nhân Sư ánh mắt nặng trĩu: Có lẽ tới đây thì mối nhân duyên của ta và người ấy đã kết thúc thật rồi, chẳng còn cơ hội để gặp lại nữa. Ta và người ấy giờ đây đã ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau rồi, như chẳng còn biết tới sự tồn tại của nhau nữa. Chuyện tương lai thì thật khó đoán! Cuộc đời ta có lẽ sẽ kết thúc ở rừng trúc này thôi, còn cuộc đời của hai con sẽ bắt đầu từ đây. Ta đã trao những vật này cho các con thì tự thân mỗi người sẽ tạo ra những câu chuyện mới cho chúng.
Trúc Nhân Sư chợt nhìn lên trời cao rồi nhoẻn miệng khẽ cười: Ta đã nghĩ thật nực cười khi để như báu vật này rơi vào tay mình, dù chúng có tuyệt vời tới mức nào thì ta cũng chưa bao giờ làm tốt được. Cây sáo thần trong tay ta cũng chẳng thể nào cải tâm cho người huynh đệ duy nhất, chẳng thể xoa dịu nỗi đau trong lòng huynh ấy để rồi cuối cùng tận mắt chứng kiến huynh ấy bị hắc tâm của hận thù nuốt chửng. Thanh kiếm sắc bén nhất thiên hạ khi rơi vào tay ta cũng trở thành một thanh kiếm cùn chưa từng được rút ra khỏi vỏ sau trận giao chiến đó. Nhưng giờ đây khi nhin thấy hai đứa thì ta đã hiểu tại sao ta lại có duyên với chúng, có lẽ vì chúng muốn nhờ ta để gặp được hai con.
Nhuệ Vũ cũng đã cảm nhận được phần nào nỗi niềm mà sư phụ luôn che giấu khi nghe những lời tận sâu thẳm trong tâm hồn của người, nàng trầm giọng: Đối với con thì điều quý giá nhất là gặp được sư phụ và được người nuôi dưỡng, tương lai hay bảo vật cũng không thể sánh bằng những ngày tháng ở bên cạnh người.
Trúc Nhân Sư cười hiền từ nhìn hai đồ đệ bằng ánh mắt trìu mến: Tới khi nào các con ở độ tuổi của ta thì các con sẽ hiểu tại sao ta lại nói vậy. Dù không thể biết được cơ sự sau này sẽ ra sao nhưng linh cảm của ta cho ta biết cuộc đời của cả hai sẽ không tầm thường chút nào.