Người Cậu Dã Tâm - C4
Cập nhật lúc: 2025-01-05 02:44:30
Lượt xem: 71
Lão chạy vào nhà lấy d.a.o cùng những thứ dính m.á.u ném hết xuống hố, điên cuồng cầm xẻng xúc đất lấp lại miệng hố, cái hố được lấp lại nhanh chóng, lão cũng kiệt sức mà lết vào trong nhà với bộ dạng bẩn thỉu lem luốc.
Sau khi xử lí xong cái xác, lão lập tức chạy vào để gội rửa đi những vết m.á.u dính trên người. Làn nước dội vào người mát lịm, từ đầu xuống chân là một màu đỏ thắm tanh tưởi.
Đang tắm lão cảm thấy có một bóng người nhìn mình, không ai khác là Phượng , giật mình ngã sõng soài trên sàn.
Lão trấn an:
– Mày tự doạ chính mình hả Thịnh? Nó c.h.ế.t rồi, nó đã c.h.ế.t rồi.
Mặc dù bên ngoài đỡ sợ nhưng trong thân tâm quả thực vô cùng hoảng loạn, thiết nghĩ cũng có thể do men rượu vẫn còn đọng lại trong người, mắt thấy tai nghe đã không còn chân thực nữa.
Nước trên mặt sàn mỗi lúc càng dâng, thoáng chốc lượng nước đọng lại đã vượt quá mắt cá chân, ông Thịnh cầm theo đèn, lần theo lối thoát nước thì phát hiện chỗ thông đã bị tắc lúc nào không hay.
Thò tay vào làn nước đục đỏ ngòm, chọc ngoáy một hồi lão kéo lên mớ tóc rối dài ngoằng. Nước không rút đi hơn nữa lại trào ngược lên từ dưới, dòng nước đỏ như tiết canh cứ ùng ục dâng lên kèm theo mùi hôi thối của xác c.h.ế.t động vật, khiến ông Thịnh lao ngay ra một đoạn nôn oẹ.
Dưới dòng nước đỏ ngòm, bất ngờ từ phía sau ông Thịnh thấy nổi lềnh bềnh lên một con mắt trắng dã. Bất thình lình cổ chân lão cũng bị một bàn tay nhô lên từ dưới mặt nước túm chặt. Lão giật mình ngó xuống thì tuyệt nhiên không hề có thứ gì, vả lại dòng nước cũng bắt đầu rút xuống.
Quay lên lấy hai tay chụm lại hứng lấy dòng nước mát rồi cúi xuống rửa mặt, đã tắm qua không biết bao lần nhưng cái mùi tanh từ hai bàn tay vẫn không sao biến mất được.
Ông Thịnh tắm xong, bê chậu cùng rẻ lau nhà gấp gáp lau sạch những vệt m.á.u trên sàn.
Ông Thịnh mở cái đài FM đặt ngoài gian nhà chính mà đi vào trong buồng, tự dưng nó im ắng, liền chạy ra ngó thì phát hiện nó đã bị rơi vỡ long cả ốc bực bội đá một phát bay ra tận phía ngoài cổng.
Trở về phòng cơ thể mệt lừ đi, lão ngả lưng chút, trong giấc ngủ ông Thịnh cứ kêu la thảm thiết không thôi, giường như đã ngủ say không biết một cái gì hết.
Ánh nắng bình minh đã lên, leo lắt những ánh sát le lói qua khung cửa, lão Thịnh tỉnh giấc người ê ẩm toàn thân, bước xuống giường hút cái điếu cày cho nhẹ nhõm chút, phía ngoài cổng bóng bà Hà đã hiện hữu.
Tâm thế ông lo lắng nói một mình:
– Chết rồi? Biết ăn nói thế nào đây?
Tiếng bà gọi với:
– Ông đấy hả? Nay con Phượng không phơi vải ra à?
Bối rối hồi lâu ông cũng buông giọng:
– Nó bỏ nhà đi rồi?
– Cái gì? Thật hay ông đùa tôi đấy? Mới đi mấy ngày mọi thứ đã xáo trộn lên hết thế này?
– Tôi cũng nào biết được? Đùng đùng bỏ đi? Tôi có hỏi thì nó bảo:
– Chán cảnh cuộc sống như thế này?
Bà Hà đặt vội gói lá chuối xuống đất suy tư:
– Con này lạ nhỉ? Mình đối xử với nó có đến nỗi nào đâu?
Ông Thịnh chen vô:
– Ôi bà ơi? Trẻ con nó là thế? Giờ nó cũng đã lớn muốn đi đâu thì đi không sợ? Mặc cho lòng thảnh thơi.
– Không quan tâm nữa? Kệ ! Bà về bên ấy có chút đồ ăn gì không?
– Ông mở cái gói lá chuối tìm bên trong.
Lao lại bới lấy bới để, một lúc sau lộ diện một chút thịt trâu thơm phức, nhem nhẻm bốc thả tọt vào mồm hai ba miếng.
Bà Hà ngồi thơ thẩn không thôi, nghe tin mà chẳng biết làm sao?
Bước vào bên trong nhà một mùi hôi như tổ cú, bà Hà kêu trời móc đất:
– Cái mùi gì mà khó chịu vậy?
Ông Thịnh bèn thưa:
– Bà đi, tôi chưa có thời gian dọn nhà, nhưng nên hơi mùi, tí tôi dọn sẽ đỡ mùi hơn.
Bà Hà cằn nhằn:
– Mỗi ăn ở mà không xong? Ghê c.h.ế.t đi được.
Bóng dáng bà Hà đi khuất ông Thịnh thở phào nhẹ nhõm xong nghĩ thầm:
– Mẹ tí phát hiện.
Nghĩ về những lúc chửi bới Phượng mà bà thấy nhói đau, hối hận những hành vi mình làm. Ước sao thời gian có thể quay trở lại để có thể đối xử tốt hơn. Nhưng tiếc đã quá muộn, bà Hà ngồi khóc khúc khích trong buồng làm ông Thịnh để ý mà cất tiếng:
– Bà sao lại khóc?
– Tôi không biết nữa? Tự dưng nghĩ về con Phượng mà mắt giỏ lệ.
– Quên đi, nó muốn tìm chân trời mới mặc dấp, hai vợ chồng mình bớt gánh nặng.
– Ông già mà ăn nói không trôi, trước lúc mẹ qua đời có dặn dò.
– Mặc dù không là con ruột thịt vẫn hãy yêu thương nó. Coi như là con hai người, những chặng đường cuộc đời nó sẽ phụ thuộc vào hai người, rồi tí khi già ốm yếu ai lo cho.
Nghĩ đến những dòng tâm thư mà bà Hà càng khóc thêm, ông Thịnh vẫn dưng dưng mặc xác và rời khỏi nhà để chuẩn bị cho bữa chén chú chén anh.
Khóc nào khóc mãi những giọt nước mắt cũng đã ngừng rơi thay vào đó là một khuôn mặt buồn tủi não nề. Chán quá không màng ăn cơm bà đi ra khỏi nhà.
Giờ bà đang đứng trước nhà bà Mít có tiếng gọi cất vào:
– Bà Mít ơi? Có nhà không?
Một bóng người bước ra kèm theo giọng nói:
– Bà Hà đấy à? Vào trong mau nhé.
Vào bên trong đang có hai người nữa là bà Ninh và bà Huệ, thấy vẻ mặt bà Hà buồn có lên tiếng:
– Sao mặt buồn xị ra thế? Có chuyện gì à? Kể nghe xem nào?
Bà Hà ngồi xuống ổn định xong giọng cũng từ từ:
– Trả là con bé Phượng nó bỏ nhà ra đi rồi? Chẳng biết nó bị sao nữa? Thấy ông chồng tôi bảo thế. Mới về quê mấy ngày mà sao lại xảy ra cớ sự vậy. Giờ căn nhà trống rỗng quá.
Bà Huệ lên tiếng:
– Nghĩ cũng tội, một mình lang thang biết đi đâu về đâu.
– Giờ nhớ lại trước tôi quá đáng với con bé quá, đang cảm thấy chạnh lòng vô cùng.
Bà Ninh hoà lẫn:
– Trước mọi người đồn thổi nhiều về gia đình bà lắm đấy. Đánh đập đoạ đày con bé đến khổ. Thôi quên đi, thế có chơi không nào?
– Có chứ.
– Đặt lẻ hay chẵn.
– Lẻ, lẻ, chẵn.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nguoi-cau-da-tam/c4.html.]
Cái bát được mở bên trong là chẵn bà Hà được một vố lớn, nhưng sau đó lên voi xuống chó tiền lại về tay người khác, đã buồn lại càng buồn thêm lững thững bà chào hỏi mọi người rồi xin phép ra về.
Về tới nhà, có nghe thấy những âm thanh từ trong phòng bà Hiếu. Tò mò cho âm thanh ấy, bà lén lút đi tìm hiểu.
Mở cửa bước vào không thấy gì lại đi ra, một tiếng nói vang vọng ngay khi quay đầu:
– Mợ ơi? Con bị cậu g.i.ế.c đau lắm? Lạnh lắm.
Quay ngoắt lại theo cảm tính, nhưng hoàn toàn chẳng thấy ai, xoa xoa đầu cho đỡ trong lòng nghĩ suy:
– Có tiếng ai nói đấy nhỉ? Nhưng mình hỏi không trả lời? Có khi nào mình lẩm cẩm rồi không?
Chỗ này lâu dọn dẹp nên bụi bặm quá, chắc phải xua qua, chẳng hiểu vì sao bà lại có tâm tư thế? Mọi lần còn trả ngó chi, hôm nay có thể nói là bão to rồi.
Đến chiếc tủ cũ kĩ bà khe khẽ mở ra những chiếc áo bằng lụa cũ đã phai màu, những bộ đồ này bà chưa đốt đi, nay thế nào lại có hứng đem ra đốt.
Đến chiếc áo đỏ chót bà lại nghĩ ngợi:
Trước kia có thấy bà Hiếu làm cái áo này cho con bé Phượng, nghe bảo đâu là để cho nó lớn lấy chồng mặc, nhưng giờ nó đi rồi, ai mặc cũng đem đốt đi. Những quần áo này cũng phí nhưng nào ai dám sử dụng đồ người chết.
Ngoài cổng lúc ấy ông Thịnh lại về, tư thế không được ngay thẳng, vòng vèo như rắn lượn, miệng nhì nhèo:
– Uống thêm đi nào?
– Bà Hà chạy ra đỡ càu nhàu:
– Lại say xỉn, nốc lắm vào.
– Bà tránh ra, không khiến.
Bà Hà bực tức :
– Gớm nữa lắm chuyện, đã say còn bảo thủ.
Dìu vào trong giường đặt xuống, bà tháo dép cởi bỏ áo chỉnh chu lại vị trí nằm, lặng lẽ ra lấy nước vào để lau người.
Lúc xuống bếp bà phát hiện không thấy một con d.a.o đâu, thầm suy tư:
– Có khi nào, là để quên đâu không? Lục lọi mãi cũng thấy mệt quá đành tìm về phòng để ngủ.
Leo lên nằm cạnh ông Thịnh, chưa được lâu lão gào thét hú lên, bà Hà bên cạnh vục dậy xem tình hình.
Ông Thịnh như hết rượu, mồ hôi đầm đìa chảy bà Hà hỏi:
– Chuyện gì thế. Sao thế hả ông?
Giật b.ắ.n mình ngã nhào ra, bà càng thấy ông lạ mà dồn dập hỏi:
– Sao thế? Gặp ác mộng à?
– Tôi mơ thấy con Phượng… à nhầm mơ thấy tôi bị giết.
– Ghê thế à ông? Ổn định chưa đây để ngủ tiếp?
– Thôi bà ngủ đi, tôi ra đây hút điếu thuốc.
Bước ra ngoài không khí dễ chịu hẳn, trí óc lão đang suy nghĩ:
– Cứ như này? Cuộc sống sẽ xáo trộn? Xem có cách nào để không cho vong hồn nó hiện về quấy phá không nhỉ? Đúng rồi yểm bùa, mai tìm sang Thầy Trầm một chuyến xem.
Lộn lại phòng, lấy hơi dài mắt nhắm độ hai ba phút đã vào giấc ngủ say.
Trời mới sáng để không bị phát hiện ông Thịnh rời khỏi nhà nhanh, một lúc sau có mặt tại nhà Thầy Trầm, tiếng gọi cất vào:
– Thầy Trầm ơi? Có nhà không ạ? Con sang nhờ chút việc?.
Một ông cụ bước ra hỏi:
– Có chuyện gì không cậu?
Lão Thịnh gấp gáp:
– Hiện tại thì con con nó chết, nó cứ về quấy phá, phiền thầy trấn yểm được không ạ?
Ông thầy thở dài mãi cũng nói:
– Được, không vấn đề gì?
Lão Thịnh bắt tay Thầy giọng buông:
– Cảm ơn thầy? Mai sang giúp con luôn nhé ạ?
– Tôi biết rồi.
Một nụ cười hiểm lộ rõ trên môi, dáng hình hắn cũng mất hút ngay sau đó. Về tới nhà bà Hà thấy ông Thịnh đi đâu về lên tiếng:
– Làm gì mà chưa sáng ra đã thấy vác mặt từ đâu về?
– Sang kia có tí việc ý mà.
Bà Hà gằn giọng:
– Đi đâu, khai mau?
– Khổ quá đi tập thể dục.
– Thật không đấy, thường ngày thấy ông không ra khỏi nhà? Nay lạ?
Hồng
Hà Văn Hồng
Ông Thịnh cười nhẹ xong trả lời:
– Có gì khác lạ, chỉ là thấy dạo này cơ thể xuống sắc thôi mà. Muốn đi thể dục thể thao tí.
Bà Hà bĩu môi:
– Bão to rồi đấy? Tí phơi lụa phụ giúp tôi nhé. Mang sang cô Mai mấy mảnh nữa nhé.
Ông Thịnh lài nhài:
– Ờ biết rồi.
Màn đêm bao phủ trong căn phòng hai ông bà đang nằm, ông Thịnh thì cứ lải nhải hú hét om xòm, bà Hà thì bực tức chửi bới:
– Cái ông này? Thế nào thế? Ơ?
Bà Hà tát nhẹ vào mặt ông vẫn chưa thấy tỉnh, trong cơn mơ ông Thịnh thấy con bé Phượng về đòi mạng, thân thể không nguyên vẹn, từng bộ phận bay lơ lửng trong rất ảo ảnh, những thứ đó bay thẳng vào trong mồm ông, sợ quá lúc này mới thức giấc.
Sờ vào mồm xem có gì không? Chỉ là những chất bầy nhầy kinh tởm, ông nôn ọe xuống nền nhà. Bà Hà hốt hoảng hỏi thăm:
– Ôi sao ghê thế ông? Toàn đất cát m.á.u me thế? Ánh mắt ông đỏ ngầu nhìn bà xong ngất lịm đi, lo lắng đi vớ nước lau chùi, dọn dẹp chỗ chiến trường cho sạch, vội tìm sang ông thầy Mễ .
Tiếng gọi liên tục vang lên, sau mãi mới có một bóng người bước ra:
– Ai thế? Đêm khuya khoắt không cho người ta ngủ hả?
Bà Hà lên tiếng:
Còn.