Người Cậu Dã Tâm - C1
Cập nhật lúc: 2025-01-05 02:41:42
Lượt xem: 94
– Con Phượng đâu! Mày nấu cháo loãng như nước lã để tao ăn sáng hay cúng cô hồn?
Con Phượng đáp vội:
– Dạ! Mợ đợi con một chút con nấu lại ngay ạ.
Mới sáng ra chưa có ma nào đến mở hàng mua vải, cửa hàng Lụa Thanh đã om sòm cái tiếng chửi đanh đá chua ngoa của bà Hà.
Con Phượng bưng tô cháo nóng hổi khói bốc nghi ngút chạy vào nhà bếp nấu lại. Ông Thịnh cũng từ trong phòng dụi dụi hai mắt lơ mơ bước ra với vẻ mặt cau có.
– Bà làm cái gì mà sáng sớm đã làm ầm lên thế? Nó sai thì be bé thôi, chỉ dạy đàng hoàng, hơi tí chửi chẳng ra cái gì.
Bà Hà cầm cái chổi quét nhà phẩy đi phẩy lại, cặp lông mày đen xì nheo lại như hai con đỉa gặp nước nóng co rúm.
Hồng
Hà Văn Hồng
– Nửa buổi rồi, mới vác cái mặt dậy, tối qua ông đi nhậu say khướt tôi còn chưa nói gì đâu nhá? Còn ở đấy mà lèm bèm à?
Ông Thịnh ngồi bệt xuống ghế hút điếu thuốc cho sảng khoái cơ thể, cái Phượng từ bếp nhanh nhẹn bưng mấy bát cháo hành lên.
Ông Thịnh đang ngáp lên ngáp xuống nhìn thấy con Phượng khom lưng đặt từng bát cháo xuống, để lộ ra đường cong quyến rũ ẩn hiện dưới bộ quần ngủ thì tỉnh cả cơn buồn ngủ. Cặp mắt ban nãy còn lờ đờ bây giờ đã tỉnh thao láo dán chặt lên thân hình con Phượng.
Tiếng con Phượng gọi với:
– Mợ ơi? Nghỉ tay ăn sáng ạ.
Bà Hà nghe vậy giọng lại:
– Ờ, mợ vào luôn đây.
Nhìn vào những bát chào mà nuốt ực cả nước dãi, con Phượng mời:
– Con mời cậu, mợ ăn sáng ạ.
– Ừm , ăn đi , lúc nữa mày ra sân sau phơi mấy cái tấm vải tao ngâm tối qua tranh thủ nắng to rồi phơi lên, tí tao đi chợ về mà thấy mày phơi ẩu là liệu hồn với mợ.
Phượng nghe xong chỉ biết giật đầu dạ vâng lia lịa. Con Phượng với ông bà Thịnh chả có quan hệ m.á.u mủ ruột thịt gì cả, bảy năm về trước lúc mẹ của ông Thịnh còn sống, bà Hiếu đi mua vải về khuya ở chợ tỉnh, lúc ý mới đầu tháng một khi cái rét mùa đông của miền Bắc đang bao phủ lấy cả đất trời.
Bà Hiếu kéo xe hàng đầy vải thô dọc theo con đường mòn về nhà, giữa cái tiết trời lạnh cóng buốt tê tay, đến cả thở cũng chỉ còn phả ra những hơi gió lạnh lẽo.
Lúc đó con Phượng chỉ mới mười tuổi, người nó còi cọc nhếch nhác nằm co ro trong đống rơm sừng sững ở gốc đa làng.
Cả người nó mặc đúng bộ đồ cộc rách rưới mỏng dính, tay chân run cầm cập tím tái do cái lạnh, chỉ còn hơi thở lạnh buốt dưới mũi. Bà Hiếu kéo xe ngang qua thấy vậy nên mới vội vàng bế nó lên chiếc xe kéo rồi dùng vải bọc nó lại rồi đem về nhà.
Tới nhà bà tắm rửa nước ấm cho con bé, mang nó vào phòng ngủ với bà.
Sáng hôm sau bà Hiếu ra chợ sớm, mới dò hỏi xem con Phượng là con cái nhà ai? Sao mà đêm hôm lại nằm ngoài đường một mình . Bà Hiếu gánh hai sọt rau muống tươi rói mới ngắt ở vườn đem ra bày cạnh mấy hàng bán chuối.
– Mấy thím cho tôi hỏi với? Mấy thím có ai biết cái con bé hôm qua nằm ở đống rơm sừng sững ở chỗ cây đa làng là con cái nhà nào thế? Có ai biết không?
Cụ Mão ngồi nhai trầu bán ếch ở bên kia đối diện, nghe thấy vậy thì ngó qua ngó lại quanh chợ:
– Ối! Sao nay chả thấy nó đi nhặt đồ thừa nữa nhỉ?”
– Ơ? cụ biết nó con cái nhà ai hả cụ?
– Trước có đôi vợ chồng ở miền nam ra đây buôn bán vải, tao nhớ không sai thì hình như nó còn có con em gái nữa.
Nhà nó ở tít ngõ hàng lạc, hôm ấy trời lạnh đốt than sưởi rồi không may cháy nhà, con bé ấy được mẹ nó bế ra nhưng còn bố nó bị tật ở chân không kịp chạy, lúc mẹ nó vào để dìu chồng và đứa con ra thì không kịp nữa, cả nhà bốn người thì ba người c.h.ế.t cháy.
Quá xót xa, bây giờ nó đi lang thang nhặt những đồ thiu thối mà ăn, nghĩ mà tội quá, có người thương thì cho một chút thức ăn.
– Hôm qua cháu lên chợ huyện nhập vải mới đến tận khuya mới về, thấy nó nằm co ro sắp c.h.ế.t cóng ngoài đống rơm, mới quấn nó vào đống vải rồi đem về, không trời lạnh thế có mà chết.
Thím Tư bán cá bên đường thì hay cho nó bắp ngô, củ khoai luộc thấy vậy bèn hỏi:
– Mà cái Hà với thằng Thịnh nhà bác sao mãi chưa có tin vui thế, hay là thôi thì bác thương con bé, bác nhận nuôi nó làm cháu đi bác Hiếu?
– Ừm đúng đấy, lỡ mà sau có già ốm yếu còn có người chăm sóc cho chứ, chả nhẽ sau nếu cô chú không sinh được thì mấy cái thân già ở cùng nhau tự chăm nhau à?
Bà Hiếu biết hoàn cảnh của con bé Phượng cũng không khỏi mà mềm lòng thương xót nó, ai chả biết bà thích trẻ con ấy vậy mà cô chú lại mãi chả sinh được em bé, nên bà cũng buồn lắm. Bà nghe mọi người nói trong lòng cũng thầm vui vẻ mà cười tủm tỉm ra mặt.
– Để hôm nào, phải bảo vợ chồng thằng Thịnh cố xem có nặn được một mống nào không? Coi như là tôi nhận nó nó về nuôi, nếu sau chúng nó có đẻ được con thì lại càng đông càng vui.
Mới đầu giờ trưa, bán còn chưa hết rau, mà bà đã tranh thủ dọn hàng để ra hàng thịt lợn, chọn mua những phần thịt vừa ngon vừa bổ để đem về bồi dưỡng cho người ốm. Hàng thịt lợn này nhốn nháo người qua lại cùng tiếng d.a.o chặt xương sắc lịm, từng nhát giáng xuống thớt gỗ như tiếng tiều phu đốn củi trong rừng nghe mà ngứa cả răng.
Trước đám người đang nhốn nháo cạnh hàng thịt của gì Sâm, bà Hiếu vùng vẫy chen vào đám người đang hối thúc tranh nhau phần chân giò, chả mấy khi thấy bà mua thịt sớm thế này? Gì Sâm mới niềm nở hỏi.
– Ối nay sao mà bác mua thịt sớm thế?
Bà Hiếu tủm tỉm mặt sáng bừng xong đáp:
– Tôi đi mua chân giò tẩm bổ cho đứa cháu cưng, cô chặt cái chân giò ngon nhất đấy nhé, đắt đắt tí cũng được.
Gì Sâm há hốc ngạc nhiên mà hỏi lại:
– Thế là cô Hà có bầu rồi hả bác? Mấy tháng rồi? Mà qua cháu vẫn còn thấy đi chơi chẵn lẻ nhà chị Mít đến khuya cơ mà?
– Không phải? Tôi mới nhận nuôi được đứa cháu gái cưng lắm, đợi vợ chồng nhà nó khéo tôi c.h.ế.t rồi quá.
– Đây đây, chân giò của bác đây.
Bà Hiếu cầm lấy cái chân giò được gói trong bọc lá chuối, nhét vào sọt rồi gánh về, giữa trưa mới về đến nhà.
Bà Hiếu mới về tới, đặt vội gánh hàng giữa sân mà chạy lên phòng xem đứa cháu cưng đã đỡ sốt chưa. Con dâu bà mới đi đánh chơi chẵn lẻ ăn tiền bên hàng xóm về, thấy bà bèn vội về nhà nấu cơm nước, thấy cái gánh rau còn nguyên mà thưa:
– Mẹ ơi? Mẹ?
– Be bé cái mồm thôi, mẹ mới về.
Bà cõng con bé Phượng nhỏ xíu như con búp bê, trên lưng lẽo đẽo từ bên trên đi xuống, cô Hà thì há hốc mà bệt cả mặt ra.
– Ai đây? Họ hàng nhà mình lên chơi lúc nào hả mẹ?
– Vớ vẩn, cháu nội cưng của tôi đấy?
Mới nghe đến hai từ cháu nội, cô Hà sửng sốt mà không khỏi bức xúc, mấy năm nay cô không bầu không bí, vậy lấy đâu ra con cháu gì ở đây? Chả có nhẽ chú Thịnh lén lút vụng trộm sau lưng mình, đến khi có con rơi con rớt rồi đem về nhà?
– Mẹ nói cái gì vậy hả mẹ? Cháu nội đâu ra? Lão Thịnh đâu?
– Khoan nghe mẹ nói đã.
Chưa kịp giải thích, mà cô Hà đã quát chửi om sòm, đòi hai mẹ con lão Thịnh làm ra ngô ra khoai, hàng xóm cũng xúm quanh núp lấp ló đầy cổng mà hóng hớt.
–Bà quát cái gì, tôi đây?
– Á à! Ông đi mèo mả gà đồng với con nào? Mà bây giờ còn dám đem cả con về đây hả? Hôm nay mẹ con ông mà không nói rõ tôi liều c.h.ế.t với mấy người.
Bà Hiếu lên tiếng:
– Chị ăn nói cái gì đấy? Hàng xóm láng giềng người ta nghe được lại cười vào mặt cho.
Lão Thịnh ngơ ngác, chả hiểu cái chuyện gì đang sảy ra trong cái nhà này mà không khỏi bực mình, cô Hà thì gông cổ gân mặt lên mà cay nghiệt chửi rủa.
Hàng xóm vây đầy trước cổng nhà bà Hiếu, người cầm bát cơm ăn dở, người bế con đều bâu quanh sân nhà bà. Bà Hiếu không chịu nổi nữa mà cầm cái ấm trà nóng ném ra giữa sân vỡ tan tành, tất cả đều im bặt chuyển hướng ánh mắt sang bà Hiếu cùng đứa bé trên lưng bà.Mồm cứ oang oang như lợn bị chọc tiết.
– Cô có còn coi bà già này là cái gì không? Thật chẳng ra cái thể thống gì cả?
Giữa cái tiết trời lạnh rét run người, cô Hà ngồi sõng soài dưới nền đất mà gào góc kêu trời kêu đất, đầu tóc rũ rượi mà giãy đành đạch.
– Làng nước ơi, bố mẹ ơi? Con đi làm dâu người ta bao năm mà bây giờ người ta cưỡi đầu cưỡi cổ con? Bố ở trên trời có linh thiêng thì về mà xem.
– Cô làm loạn đủ chưa? Ăn nói xằng bậy, con bé là tôi nhặt ở đống rơm làng về.
Cô Hà đang kêu trời kêu đất thì câm nín, cả lão Thịnh cũng ngẩn người ra.
– Mẹ ơi? Mẹ có chê con là gà không biết đẻ trứng thì mẹ nói con một câu.
– Suốt mấy năm nay chúng mày bên nhau mà chẳng nổi một mụng con, bị sao mà không thể cho tao cháu bồng.
Cô Hà lên tiếng:
– Do con, ngày trước có ăn nằm bờ bụi với một người để rồi mang thai ngoài dạ con, con đã uống thuốc để đẩy nó ra ngoài không may thuốc đấy để lại tác hại nên sau lần bị vô sinh luôn ạ.
Lão Thịnh nghiến răng xúm tóc bà Hà mắt trợn trắng buông lời:
– Sao bà không nói cho tôi? Thì ra bà bị vô sinh không có con nên mới không đẻ được con cho nhà này?
Bà Hiếu nhẹ nhàng lên tiếng:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nguoi-cau-da-tam/c1.html.]
– Thôi cũng đừng trách Hà đây, nó về đây cũng đảm đang mọi thứ, chỉ mỗi tội đi đánh chẵn lẻ tiền thôi. Bây giờ thương yêu nhau hãy nuôi dậy đứa bé này cho lớn khôn.
Ông Thịnh phản đối:
– Không được? Sao lại phải đi nuôi con người khác chứ? Tí được gì.
Bà Hiếu gắt giọng:
– Chúng mày không nuôi thì tao nuôi.
Chị Hà mới nhẹ giọng:
– Đã thế rồi? Thì sao ạ! Chi bằng hãy nuôi nó lớn khôn, sau này về già còn chăm sóc cho mình.
– Con Hà mày hiểu được là tốt.
Bà Hiếu đánh mắt nhìn ra phía bờ rào thấy đám người đang xôn xao hóng hớt thì lớn tiếng quát.
– Nhìn cái gì mà nhìn? Bộ chưa thấy bao giờ hả! Sau này nó là cháu gái của tao không đứa nào được nói nó là mồ côi. Với lại trước khi tao yên nghỉ, sau này chúng mày không được hành hạ con bé nhé, tao ở trên trời dõi theo chúng mày hết, không phải c.h.ế.t là hết.
Thoáng cái cũng đã bảy năm trôi qua, trước lúc bà mất có tặng cho Phượng một cái vòng cổ bằng hạt cườm, tuy đơn giản nhưng mang đậm sâu ý nghĩa.
Bà nội thì cũng đã qua đời do bệnh tật, bỏ lại con Phượng sống chung với vợ chồng ông Thịnh khổ muôn phần. Tưởng được đối xử tử tế nhưng lại không? Đày đọa khổ ải.
Ăn sáng xong bà Hà mới chuẩn bị tươm tất, trước khi đi còn không quên răn đe với lão Thịnh đang lười biếng nằm dài trên võng.
Tôi về quê có việc tí, ông liệu hồn mà trông quán cẩn thận, nhậu nhẹt nữa là no đòn.
Lão ngậm cái tăm xỉa răng, cũng răm rắp đồng ý cho bà đỡ cằn nhằn.
– Biết rồi? Khổ lắm nói mãi?
Con Phượng vừa hát vừa phơi vải ngoài sân thấy bà Hà đi chợ thì liền lễ phép chào:
– Con chào mợ! Mợ đi hồi nào về ạ?
Tao định đi chợ xong về quê luôn, vài ngày về thôi, mày trông chừng mấy tấm vải cho kỹ mất là ăn đòn với mợ. Xem ai có mua thì buôn bán tử tế, có gì hỏi cậu thêm.
– Dạ Phượng biết rồi.
Dứt câu bà Hà mới phủi phẳng lì chiếc áo lụa rồi sửa lại tóc tai, đỏng đảnh đi ra khỏi nhà.
Lão Thịnh đang ngồi hút thuốc lào, làn khói trắng bay xoã mịt mù, mắt nhớn nhác nhìn ra xem bà Hà đã đi chưa? Giọng cất gọi:
– Phượng! Lại cậu bảo?
Con Phượng đang quét sân thì mới cầm chổi chạy vào nhà, mặc dù tuổi đã không hề nhỏ nhưng thần kinh nó có vấn đề nên lúc nào cũng thẩn thơ hồn nhiên như đứa trẻ.
– Dạ con nghe ạ?
Mày coi nhà cho kỹ, cậu đi ăn nhậu nhà ông Tùng, có gì mày ra kêu tao nghe chưa?
Nó ngờ nghệch gật gật rồi lại lon ton ra sân, loẹt xoẹt quét lá rụng ở sân.
Trong nhà người thương Phượng nhất là bà nội, trước kia nó thường ở nhà phụ giúp bà nội bán vải, từ khi bà mất Phượng được hai vợ chồng ông Thịnh đối xử như giúp việc trong nhà.
Căn phòng của bà Hiếu sau khi qua đời thì được cài then chốt cửa, chỉ có con Phượng là hay ra vào để lau chùi, đến hương khói cũng chả ai cúng kiếng.
Làm xong việc nhà, trong nhà vắng tanh không còn ai, làm nó nhớ đến bà nội, mỗi khi rảnh lại đưa con Phượng đi chơi. Nó thấy người ta hay đem trái cây lên bàn thờ người đã mất, cũng ra vườn vặt mấy quả bắt chước theo đem lên bàn thờ của bà Hiếu.
Tấm di ảnh theo năm tháng đã phai màu, nhưng cái nụ cười hiền hậu ấy vẫn thật là quen thuộc, Phượng nằm trên chiếc giường cũ của bà Hiếu cố tìm lấy chút mùi hương thân thuộc còn sót lại, mà ánh mắt nó cụp xuống đượm buồn.
Cạnh bàn thờ của bà có một cái giá treo bộ áo dài đỏ vô cùng tinh xảo, áo được làm từ tơ lụa màu đỏ thẫm như máu, từng đường kim mũi chỉ đều được may vô cùng tỉ mỉ.
Đây là bộ áo dài mà đích thân bà Hiếu làm cho con Phượng trước khi mất, đây chính là món quà cưới được bà chuẩn bị cho nó, nhìn chiếc áo dài đỏ chứa đầy tâm huyết của bà Hiếu cũng đủ thấy bà thương con Phượng vô cùng.
Nhìn bộ áo dài treo ngay ngắn kỷ niệm ấm áp bên bà nội như ùa lại.
– Cháu gái cưng của bà, bà bảo?
– Dạ Phượng nghe.
Dưới ánh mắt lờ mờ nhử nhèm bà nội cố nhìn đứa trẻ ngây ngô trước mắt một cách trìu mếm.
– Bà may áo dài cho con nhé! Sau này con lấy chồng nhất định sẽ trở thành người con gái thật đẹp!
Nó đang gặm dở quả chống cằm cạnh cái máy may của bà nội rồi ngơ ngác hỏi lại.
– Nội ơi, lấy chồng là gì ạ?
Bà Hiếu búng vào trán nó một cái xong lại dịu dàng vuốt mái tóc dài đen mượt của Phượng âu yếm đáp.
– Con khờ quá! Lấy chồng là ở chung với người con thích đó.
Nó bĩu môi rồi ngừng nhai mà nghĩ cái gì đó mãi rồi buông lời:
– Hừm! Thế Phượng gả cho bà nhé, Phượng thích bà nội nhất.
– Bà già này già rồi, Phượng phải lấy chồng chứ! Giống như cậu Thịnh với mợ Hà đó, đấy là lấy chồng hiểu chưa con.
Những ngày tháng tươi đẹp ấy làm con Phượng cảm thấy bình yên đến lạ, nó ôm chiếc chăn của bà Hiếu từng dùng mà ngủ quên lúc nào không hay.
Bên ngoài có tiếng gọi vào:
– Có ai ở nhà không nhỉ?
Phượng nhanh chóng đi ra khóa cửa hân hoan đón chào:
– Ơ gì Thoa, gì sang đây có việc gì không ạ?
Cô Thoa cười tươi xong nói:
– Phượng hả? Con càng ngày càng xinh quá, người nhà đi hết rồi phải không?
– Dạ đi hết rồi ạ.
– Thế có biết chọn vải cho gì không? Tìm cho gì với?
Phượng mỉm cười nhẹ sau cũng nói:
– Dạ biết chứ ạ? Gì theo con vào đây.
Bà Thoa theo Phượng vào bên trong một cái kho, nơi có những mảnh vải đẹp đang phấp phới tung bay bởi tác động của những làn gió nhẹ.
Những mảnh vải mềm mại sờ mà sướng cả tay, bà Thoa sờ phải cái màu tím đậm nhìn rất bắt mắt, bà có bảo với Phượng:
– Con lấy gì cái này nhá?
– Dạ vâng?
– Bao nhiêu đồng nhỉ?
Con không nhớ ạ , gì chờ một chút ở đây, Phượng chạy ù sang kia hỏi cậu Thịnh chút ạ.
– Thế con đi đi.
Con bé thong thả từng bước đi đều, hiện tại đã có mặt tại nhà ông Tùng, nó gọi to:
– Cậu Thịnh ơi? Ra đây con bảo với ạ?
Một cậu bé chạc tuổi bước ra chào hỏi:
– Này bạn gì ơi? Bạn tìm ai đấy ạ?
– Mình tìm cậu mình, cậu Thịnh không biết có ở đây không á?
– Có ở trong kia, để tớ vào gọi cho.
Hồi lâu người cậu bước ra mặt hơi đỏ bừng giọng lãi nhãi:
– Sao có chuyện gì?
– Cậu ơi? Gì Thoa mua vải con không biết giá.
Ông ghé thầm vào tai nó xong thì thầm gì cũng không biết, ngay khi ông ngước dậy là lúc con bé Phượng đi về.
Còn.