Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Nấu Cao Nhầm Xác Người - C2

Cập nhật lúc: 2025-01-01 10:59:33
Lượt xem: 62

Khánh và Duội chạy nhanh về hướng con thỏ, một màu trắng đang bị thoa trộn bởi m.á.u và nước mưa, rút cái mũi tên trên người con thỏ ra cầm nó lên, Khánh suýt xoa:

 

Chà nặng lắm mày ơi?

 

Con này cũng thế này Duội, thế này ăn được hai đến ba ngày đấy.

 

 

Khéo còn hơn chứ lại? 

 

Thôi đi tiếp mày ơi? Nhanh lên. Hai người lại vội di chuyển, qua mỗi chỗ là hai người đặt một cái bẫy. Đang đi Duội gọi Khánh:

 

Ở đây có hang rắn và hang dúi này? Khánh hốt hoảng chạy lại lên tiếng:

 

Ơ thật à?

 

Chẳng thế thì sao?

 

 

Theo như quan sát, đây là hang rắn hổ mang và dúi đấy? Đặt bẫy đi. Sau khi phân tích khá lâu, hai người cũng đặt bẫy xong, nước mưa thấm người giờ ai nấy cũng run lên bần bật. Nốt mấy cái nữa hai người cũng trở về.

 

Ngày mai lên xem sau, giờ về đã người ngợm tao ướt hết rồi, tí cảm thì c.h.ế.t dở? À Khánh này? Tao thấy ngứa ngáy ở sau lưng mày xem giúp tao với?

 

 

Đâu nào? Bước tới vạch cái áo ra, phát hiện một sinh vật nhỏ bé, đó là vắt, miệng Khánh cất tiếng:

 

Là vắt mày ạ? 

 

Nhúp nó xuống cho tao với.

 

 

Ơ kìa đầy chân mày á? 

 

Tao cũng có mày ạ? Hai người chẳng sợ cứ thế cúi đầu dứt nó ra, m.á.u dòng dòng chảy xuống. Với những người khác, khi nghe hay nhìn thấy sinh vật này, đều tỏ ra ghê sợ. Với người chốn chỗ này, giường như rất quen rồi, cứ khi ẩm ướt là nhiều những con vắt chuyện bình thường.

 

Khánh và Duội đã về tới nơi ở, hai người chia tay nhau, hẹn ngày tái ngộ. Huế ở nhà thấy chồng về trông bộ dạng bẩn thỉu lấm lem hết người, vội lao ra hỏi han:

 

Anh có sao không? 

 

Anh không sao? Mà em vào đun nước nóng để tí làm thịt con thỏ này. Chủ yếu là đặt bẫy thôi, may mới vớ được con thỏ. 

 

 

 

Chà nhìn ngon thế?

 

Thôi anh tắm cái đã.

 

 

Dạ vâng ạ? Anh vất vả rồi.

 

Nói xong cô quay người tiến xuống bếp, chợt có chuông điện thoại vang lên ở trong giường ngủ hai người, cô vội chạy trở lại nhà, bấm bấm cái điện thoại cũ xong đưa lên tai, có giọng nói ở bên kia:

 

Alo? Chị hả? Có vấn đề gì không thế? Chị Nga buông giọng:

 

Bảo với Khánh là chị về tới nơi rồi nhé? Đang đoạn rẽ vào nhà đây.

 

 

Vậy ạ? Để em bảo lại với anh Khánh. Cúp máy Huế chạy ra buồng tắm mà gọi:

 

Anh Khánh ơi? Chị Nga gọi bảo là về tới nơi rồi này?

 

 

Vậy à? Bỗng bên ngoài có tiếng gọi:

 

Khánh và Huế ơi? Chị về rồi? Huế và Thằng Mỉ chạy ra ôm trầm lấy, anh Khánh cũng vội tắm nhanh, mặc quần áo sau cũng chạy ra chào hỏi, Huế cất tiếng:

 

Vào trong đó vui không chị? Cái Thư cuộc sống như nào.

 

Trời cho chị thở cái, vừa về đến cổng đã hỏi rồi. 

 

 

Vâng.. vâng ấy c.h.ế.t em không biết? Chị Nga bước vào bên trong nhà tìm cái ấm nước mà rót ra cốc, ì ọp hai ba hơi, khoảng lúc lâu mới ổn định lại chị mới nói:

 

Chẳng có vui đâu các em ạ? Cuộc sống trong đó còn khổ cực hơn chúng ta đấy, cái Thư may vớ phải cái nhà gia giáo chút, nên dăm phần tạm ổn, chứ không ổn hẳn. Nghe bảo đang mang bầu đứa thứ hai kìa? Ốm nghén mệt nó kêu hoài? Bọn này đẻ mau quá. Năm trước thằng cu, nay lại con bé rồi. Anh Khánh lên tiếng:

 

Bọn này m.á.u đẻ thật đấy, chẳng như bọn em đẻ mỗi thằng Mỉ, xong đến giờ sáu bảy năm vẫn chưa đẻ thêm. Nếu đẻ thì lấy cái gì nuôi, việc thì không có mà làm, ngày ngày phải lặn lội rừng sâu núi thẳm, tìm kiếm thức ăn đã đủ vẹo vọ rồi. Ngay nuôi mình thằng Mỉ chưa xong, lấy đâu ra đồ ăn thức uống để nuôi nữa chứ, chung quy là kệ thôi, sau này cuộc sống khá giả, đẻ thì đẻ cũng không muộn.

 

Đang nói chuyện lại một tiếng chuông reo to, làm đôi ba giật mình, chiếc điện thoại kêu là của chị Nga, cái thời điểm ấy những người nghèo làm gì có điện thoại, nhưng năm kìa, ủy ban nhân dân ban tặng cho mỗi người nhà vài cái điện thoại hãng Nokia cũ, chẳng may nhỡ có bệnh hay gì đó còn gọi người ta giúp đỡ cho.

 

Quay lại lúc này, chị Nga lôi ra từ từ trên màn hình nhỏ hiện rõ hai chữ “ Em trai”. Đưa lên tai nghe máy, có một giọng nói phía đầu kia:

 

Chị Nga ơi? Em Doạt đây? Lúc nữa hai vợ chồng em cùng thằng cu Toàn sang ăn cơm?

 

Vậy à? Được sang luôn nhé. Anh Khánh nghe vậy giật điện thoại từ tay chị Nga cho lên tai nói:

 

 

Sang luôn nhé? Anh bắt được con thỏ, tiện thể sang chung vui.

 

Thế còn gì bằng, để em thu xếp sang ngay. Tắt máy Khánh cũng xuống bếp xử lí con thỏ, trời bên ngoài càng lúc càng mưa nặng hạt. Chị Nga cảm thấy mệt nên đã bò lên giường ngủ một tí. Hai vợ chồng Khánh hì hục mân mê con thỏ.

 

Tiếng chiếc xe máy vang vọng, thằng cu Mỉ lớn hơn cu Toàn chạy ra liền. Doạt và Thuỳ cùng Toàn bước xuống, nhanh nhảu mồm Thuỳ cất lên:

 

 

Ôi Cu Mỉ dễ thương quá lại đây cô Thuỳ bế nào? Thấy thế một mạch nó chạy ra mưa, Thuỳ ôm vào lòng âu yếm hồi lâu. Hôn hít vào làn da trắng muốt của nó không thôi. 

 

Đây giờ xuống chơi với em Toàn nhé. Hai đứa dắt nhau vào nhà đi không mưa. Cùng lúc bên trong nhà Khánh bước ra, đôi môi tươi cười xong là một lời nói:

 

 

Sang rồi em? Khỏe chứ?

 

Giời em vẫn khoẻ như voi mà? Nhanh cởi cái nilong xong vào nhà không ướt? Bước vào đến nhà. Đưa mắt nhìn sang thấy chị Nga đang nằm tổng ngổng sốt sắng hỏi:

 

Chị Nga sao thế anh? 

 

Chị vừa đi thăm con Thư trong miền Nam về, mệt nên chắc nằm tí không sao đâu. Em kệ cho chị ý ngủ. Mà này anh đang dở tay con thỏ sắp xong rồi xuống phụ nốt cho anh?

 

 

Không phải chuyện khó? Để em làm cho. Huế thấy Thuỳ loay hoay mãi chưa vào nhà, cất tiếng ra:

 

Thùy nhanh lên? Sao đấy? Giọng Thuỳ cất với:

 

 

Vâng em vào luôn. Khúc mắc tí thôi. Mãi Thuỳ mới di chuyển vào trong nhà. Huế từ bên trong xách cái xiêu nước ra, gặp mặt Thuỳ thì vẻ mặt vui lắm, cô cất tiếng:

 

Này Thuỳ đấy à? Dạo này xinh đáo để nhỉ? Công nhận.

 

 

Xinh đẹp gì đâu chị? Cứ nói vậy chồng em ghen, lại bảo đi với thằng nào là khổ em đấy.

 

Có thế nào ngồi đây? Dưới bếp có những tiếng nói xì xào:

 

Cho thêm muối vào anh Khánh ơi? Em thấy vẫn nhạt. Thịt thỏ hơi hoi tí, ăn tạm có còn hơn không?

 

Mấy cái này ai không quen ăn nôn luôn, với anh em mình cái gì cũng chơi tất. Hahaha hahaha. Hai anh em nói chuyện vui vẻ mãi cho tới lúc ăn.

 

 

Bữa cơm đã tới, do điện chưa kéo được, nên phải dùng đến cái bình ắc quy do anh khánh tự chế, kết hợp cái đèn led ở xe máy, mà trong một lần anh nhặt được. Nhìn vào bữa cơm hôm nay, ngoài thịt thỏ, có những canh rau nấu canh, mấy củ khoai, trông cũng xơ sài, nhưng thế là ngon rồi.

 

Bấy giờ ai cũng ngỡ ngàng, thấy chị Nga mắt lờ đờ vẻ mặt hốc hác, thấy thế Doạt hỏi:

 

Sao thế? Ổn không chị? Một giọng nói nặng nề cất vang:

 

Chị không sao đâu? Chỉ thấy mệt chút thôi.

 

Thế xuống đây để ăn uống nào? Bước xuống giường chị Nga đi như không có sức sống, ngồi vào mâm được vài miếng kêu mệt nên lại lên ngủ tiếp.

 

Chẳng mấy khi anh em mình được nói chuyện với nhau? Ở bên kia em đi làm rẫy nương nhiều không có thời gian nay mới có dịp. Có gì anh thông cảm. Anh Khánh lải nhải:

 

Không sao đâu em. Uống đi. Nào Huế, Thuỳ ăn nhiều vào đi. Nhà Doạt và Thùy cũng gần đây thôi, cách hai ba quả núi mới tới, địa phận vẫn thuộc thôn Đông Cốc này. Anh Khánh doạ thằng Toàn, vẻ mặt hăm hăm nhìn về hướng nó mà cất lời:

 

Này thằng cu Toàn ăn đi hư quá? Nghe thấy vậy nó rén mà vội vàng ăn ngay. Bữa cơm đã xong, trời đã tối khuya mịt, buổi chén chú chén anh của Khánh và Doạt đã kết thúc, không thể tránh chuyên mục say, gia đình anh cũng vội vã xin phép về:

 

Em ăn no uống say rồi, về đây? Khi khác em qua.

 

Có ăn được gì? Để vợ nó cầm lái cho? Cho an toàn.

 

 

Tất nhiên rồi. Thôi em về đây. Nhìn vào chiếc xe Thuỳ đang nổ máy mà quá bỡ ngỡ, chiếc xe thời đó nhà nào có là đáng giá lắm. Chiếc xe dream này, được ông Cừ người quen cho mà không mất đồng nào, gia đình ông cũng khá giả nhất cái thôn này. Chiếc xe hiện tại khuất dần, anh Khánh lững thững vào nhà, giọng càu nhàu:

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/nau-cao-nham-xac-nguoi/c2.html.]

Huế ra đắp cửa đi xong vào ngủ? Cô vẻ mặt bực tức cất lời:

 

Uống nốc lắm vào? 

 

 

Thích lắm chuyện không? Im đi điếc tai quá đấy. Nói rồi anh cũng leo lên giường.

 

Đã quá nửa khuya mọi người cũng đã dần yên giấc.

 

 

....

Tiếng gà gáy buổi sáng sớm cất lên mọi người cũng đã dậy lên nương sớm, Anh Khánh cũng tỉnh dậy đầu ê ẩm, bước ra gian ngoài thấy hai chị em đang nói chuyện với nhau rì rầm, anh có vài lời:

 

Hai chị em nói chuyện gì sớm thế? Chị Nga quay lại giọng gấp gáp:

 

Thì chuyện phụ nữ chứ gì? Em cứ chõ mồm vào làm gì nhỉ?

 

Ơ chị có sao hóng hớt tí thôi ạ? Huế xen lẫn:

 

 

Anh xuống bếp tìm xem có cái gì thì ăn, còn một tí thịt thỏ đêm qua không ăn hết, xem xem nào? Và chút khoai đấy. Anh Khánh nói:

 

Biết rồi, hai chị em cứ bán báo đi nhé?Một lúc sau, hai chị em thấy Khánh mặc bộ đồ đi làm rách vài chỗ, thấy lạ chị Nga hỏi thăm:

 

 

Lại đi đâu đấy em?

 

À em sang gọi thằng Duội đi vào rừng thăm bẫy, hôm qua có đánh mấy cái. Được thì bán kiếm tiền mua gạo, hoặc để ăn, chứ ăn khoai thế này không ổn.

 

 

Vậy à? Thế đi đi kẻo muộn. Nhớ về sớm nhá? Tiếng gọi í ới ngoài gian cổng không thôi:

 

Duội ơi? Ra mở cửa tao với? Mãi mới có một bóng người bước ra còn ngáp ngủ, tay thì rụi mắt giọng lí nhí:

 

Gì đấy? Chưa sáng mà đã làm phiền nhà tao thế?Anh Khánh cất lời:

 

Tao sang gọi mày đi thăm vài cái bẫy trong rừng? Háo hức quá đi thôi.

 

Để tao vào vệ sinh cá nhân với ăn uống chút đã, nếu thấy lâu cứ đi trước đi, hoặc ở đây chờ tao khoảng mười lăm phút.

 

 

Chà lâu quá vậy? Thế tao đi trước nhé? Anh Khánh rời đi miệng huýt sáo không thôi, đoạn đi qua nhà ông Khê thấy nhiều người tụ tập, tưởng có chuyện gì, anh cũng ghé vào xem. Anh víu vai một nam thanh niên chạc tuổi hỏi:

 

Này có vụ gì thế? Người đó đáp lại:

 

Có chuyện gì đâu? Người ta nhốn nháo chanh nhau, mua thuốc mà?

 

Thế à lại tưởng có vụ gì? Mẹ mất cả thời gian vào đây, chẳng được cái tích sự gì, thật dư thừa. Vẻ mặt bực bội, cho đến khi có những bước chân vào rừng, hôm nay trời đã hé nắng bình minh đã lên được nửa cây xào rồi.

 

Trèo men theo con đường cũng đã tới, thăm vài cái bẫy không được, đến hai cái hố hai người suy đoán là dúi và rắn hổ mang là thật, nó bị bẫy dây buộc gì chặt vào chân không thoát được. Do lăn lộn càng khiến dây cuốn chặt vào người, Khánh đắc chí với nói:

 

Thế này thì tha hồ mà ăn rồI.

 

Con rắn hổ mang thì đang vùng vẫy điên cuồng, mặc dù bị dính bẫy, nhưng nó liên tục phì về phía anh, khiến cho khâu tiếp cận cũng khó. Mãi mới khống chế được suýt bị nó cắn.

 

Liên tiếp những cú đập vào thân rồi đến đầu, con rắn hổ mang bị c.h.ế.t ngay lập tức. Nhiều nhát đập, be bét m.á.u trào tuôn. Cảm thấy ổn anh lôi con d.a.o ra băm khúc từng mảnh, buộc mõm con rắn hổ mang cho vào túi, cho dù đứt ra như vậy vẫn sợ, nhỡ nó hồi lại thì sao nên anh phải bịt mồm lại. 

 

Quay qua con dúi nó hoảng loạn dãy điên cuồng, vùng vằng không thôi, một cái đập làm nó nằm im bất động, khi xác định đã c.h.ế.t anh cho vào cái túi và tiếp tục hành trình.

 

Thăm thêm vài cái nữa thì cũng kha khá có mấy con gà rừng, chim cu gáy, và chích choè đất, một đống lợi phẩm cầm chắc tay. Di chuyển xuống để về, không may bị trượt trân ngã đập gối vào đá, lăn quay một vòng dài, khá đau đớn anh không thể đứng dậy được, đám mồi cũng vài con chạy tuột mất. Nhìn thấy Duội đang lội ngược dòng, Khánh cất tiếng:

 

Duội ơi? Cứu tao với? Hình như nó nghe thấy, vội vàng chạy theo lời tiếng nói, khi thấy thằng bạn ra nông nỗi vậy thì dìu vội hỏi han:

 

Mày sao thế?Ghê c.h.ế.t đi được, m.á.u chảy nhiều quá. Duội xé toang cái áo trên người mình, băng bó vào đầu gối cõng thằng bạn về. Một số chỗ khác bị các cây sắc nhọn đ.â.m cho trày xước hết người cũng rơm rớm rỉ máu.

 

Đường dốc dếch nhiều đá chông chênh, người Duội thì yếu còn Khánh thì béo nuột, vì vậy càng khó khăn cho Duội, cố gắng lắm mới đưa thằng bạn ra khỏi rừng.

 

Trên tay Khánh vẫn nắm chặt hai con gà rừng còn xót lại, nhưng đều không nguyên vẹn. Thậm chí anh còn kéo lê dọc đường, thấy thế Duội giật vứt đi không tiếc. Khánh giờ mất m.á.u quá nhiều mà đã ngất lâm sàng. Gặp thằng cu Đoàn, Duội hỏi vội:

 

Này em ơi? Không biết nhà ông Khê có chữa người bị thương không nhỉ, lâu rồi anh cũng không nhớ. Chang trai trẻ đó ấp a ấp úng, làm anh sốt ruột, mãi mới trả lời:

 

Dạ. .có… thì phải anh!

 

Ừ cảm ơn em nhé? Khánh được đưa sang ông Khê xem xét tình hình, khi thấy vậy ông ta nói:

 

Chúng mày bị sao vậy? Tao nấu cao làm cao để uống chứ không băng bó cứu chữa. Chẳng lẽ lại lấy cao ra đắp vào vết thương à, nghe nó vô lí. Thằng nào giới thiệu vào đây đấy. Anh Duội đáp:

 

Dạ thằng Đoàn ạ?Ông Khê nghiến răng nghiến lợi nói:

 

Cái thằng đấy trẻ ranh lớ ngớ thì biết cái gì, người ta nói rồi “ RA ĐƯỜNG HỎI GIÀ, VỀ NHÀ HỎI TRẺ” Để cái thằng đấy, khi nào gặp tao tiểng cho một trận. Ông Khê thì rất khó tính nghe vậy Duội hơi rén và cố hỏi:

 

Ông và mọi người ở đây có ai biết chỗ nào không ạ? Thế nào hôm nay lại quên béng đi chứ lại? Đầu óc chưa già đã quên. Ông Khê lên tiếng:

 

Đưa sang Ông Doãn kia kìa.

 

Nói đến đây Duội mới nhớ lại, chẳng hiểu tại sao lúc nãy lại không nhớ bất chợt nhỉ? Cũng lạ? Hay do luống cuống quá nên sinh quên. Không nghĩ nhiều “CẢM ƠN” rồi nhanh chóng chạy một mạch đến nhà Ông Doãn. 

 

Ông Doãn ơi? Cứu thằng Khánh với ạ? Một người đàn ông già tuổi bước chậm ra cất tiếng:

 

Sao thế hả? Có chuyện gì sao anh Duội gọi tôi thế?

 

Dạ mong ông cứu giúp thằng Khánh, nó bị ngã chảy m.á.u gối ghê lắm.

 

 

Nhanh lên đưa nó vào trong mau. Ông Doãn cởi cái áo khi nãy mà Duội buộc vào, m.á.u tràn trề vẫn không ngưng chảy, thấm đượm cả cái áo, ông tiến hành rửa vết thương và chấm t.h.u.ố.c lá cầm máu, sau cùng là buộc vào. 

 

Khánh chưa tỉnh vẫn mê mẩn, cho đến trưa trật Chị Nga và Huế không thấy anh nhà về thì lo lắng. Mãi vẫn không thấy đâu chị Nga mới đi hỏi thăm. Khi đến chỗ ông Khê vẫn đang nhộn nhịp, với lấy một người hỏi:

 

Chú Tưởng? Có thấy Thằng Khánh nhà tôi đâu không?

 

À nãy thấy thằng Duội cõng nó đấy, nhìn thằng Khánh chân băng bó chằng chịt. 

 

 

Thế giờ chú biết nó ở phương nào không?

 

Sang nhà ông Doãn rồi thì phải.

 

 

Vâng cảm ơn chú? Tôi đi đây. Những bước chân thoăn thoắt không mỏi mệt, ngay chốc lát đã có mặt tại nhà ông ấy, khi thấy em chồng nằm băng bó trên giường, tá hỏa chạy lại cất tiếng:

Hồng
Hà Văn Hồng

 

Này Duội? Khánh bị sao thế? Anh lắp bắp không nên câu, Duội xen ngang:

 

Hôm nay Khánh vào rừng xem bẫy, em có bảo nó là đi trước rồi mới theo sau, đến khi vào đến rừng phát hiện, nó đang nằm sõng soài chảy m.á.u nhiều lắm, lo lắng em cõng nó về đây đấy. Ánh mắt hớt hải lo lắng lộ rõ, quay sang nhìn đứa em chồng. Lòng nghĩ bời:

 

Trước kia lúc qua đời, chồng chị có một mong muốn là chăm sóc cho các em được tốt, coi em chồng như là em mình vậy, chính vì thế cũng là lí do chị không bước nữa. 

 

Ngón tay Khánh đã cử động, chị Nga và Duội vội vàng đi tìm ông Doãn, ngay khi biết tình hình thì đã xem xét.

 

Khánh đã tỉnh dậy, nhưng những vết thương còn đau, khiến anh cắn răng vào nhau suốt. Mặt nhăn nhúm không thôi. Chị Nga lên tiếng:

 

Trời ạ sao lại ra nông nỗi này em? Không có cái ăn, ăn rau muối cũng được, đâu nhất thiết phải mấy thứ này đâu. Từ giờ chị nghiêm cấm em vào rừng nhé? Có gì ăn nấy. Giọng nói nhỏ nhẹ vang lên:

 

Dạ em biết rồi. Ông Doãn xen vào:

 

May còn mớt đầu gối nhẹ, nếu mà sâu thì bay cả bánh chè đi thì tàn phế đấy.

 

 

Dạ cháu cảm ơn ông.

 

Mà Duội về đi, chị cảm ơn em nhé?Duội cười nhẹ xong bảo:

 

Về làm gì chị? Ở đây cũng được có sao? Em nghĩ câu đó nên nói với chị, con gái sức khỏe đã kém đừng ham hố mấy chuyện này, hãy để bọn con trai làm, nhìn chị phờ phạc lắm, thôi chị về đi. Khánh từ từ cất lời:

 

Duội nói đúng đấy? Hôm qua chị về mệt? Nên nghỉ đi? Em không sao đâu, có Thằng Duội đây rồi yên tâm cứ về nghỉ đi ạ?Chị Nga chẹp miệng:

 

Nói thế rồi biết làm sao giờ? Vậy thôi? Chào hai đứa có gì bảo chị nhé.

 

Chị Nga cũng về mất, hai thằng quý nhau cười rói, mặc dù Khánh đang đau, không thể nào nhịn nổi những lúc thằng bạn súc vật làm những trò hề.

 

Về tới nhà chị Nga thờ thẫn, Huế bồi hồi bước tới nhẹ lời:

 

Chị có biết anh Khánh đi đâu không ạ? 

 

Nó không may bị ngã trong lúc thăm bẫy trên rừng, giờ đang nằm ở bên ông Doãn kia.

 

 

Ôi, khổ không để em chạy qua xem.

 

Thôi ở nhà đi, bên đó có Thằng Duội rồi. 

Loading...